Trong công tác giáo dục hiện nay giáo viên không chỉ làm công tác giáo dục mà còn nhằm mục đích tạo ra những học sinh vừa có kiến thức văn hóa, vừa có nhân cách làm người. Ngoài những học sinh chăm ngoan thì bên cạnh đó vẫn có một số học sinh cá biệt. Vậy học sinh cá biệt là gì? Nội dung bài viết sau sẽ giải thích rõ hơn về khái niệm này.
Học sinh cá biệt là gì?
Học sinh cá biệt là một thuật ngữ thường được sử dụng đối với những em học sinh nghịch ngợm, quậy phá, hay đánh nhau, mất trật tự trong giờ học, các học sinh này thường trốn tiết, bỏ học.
Hầu hết những học sinh này thường không tuân theo các nội quy của lớp, của trường và đa phần thường làm theo ý của bản thân. Do vậy nếu gia đình, nhà trường không kịp thời đưa ra phương hướng giải quyết, biện pháp khắc phục thì những học sinh này sẽ dễ dàng bị người xấu lôi kéo dẫn đến các tệ nạn xã hội.
Nguyên nhân dẫn tới việc có học sinh cá biệt:
– Từ phía gia đình: Những học sinh cá biệt có thể thiếu đi sự quan tâm của gia đình hoặc một số gia đình quá chiều chuộng; có những tác động trong cuộc sống gia đình ảnh hưởng lớn đến sự hư đốn của học sinh hay nói cách khác là học sinh yếu kém.
– Từ xã hội: trong đời sống xã hội hiện nay sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng, cám dỗ tiêu cực của xã hội dội vào nhà trường và tác động đến các học sinh.
– Nguyên nhân từ phía nhà trường: Nhà trường chưa có những biện pháp phù hợp trong việc quản lý và giáo dục học sinh; chưa quan tâm đúng mức tới những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt (ví dụ có những em quá đầy đủ về vật chất nhưng lại thiếu thốn về mặt tinh thần; ngược lại có những em lại khó khăn về vật chất, hoàn cảnh éo le,..)
Chưa tạo được môi trường thân thiện thực sự khi các em học sinh đến trường khiến cho học sinh cảm thấy chán nản khi đến trường, luôn muốn tự thay đổi hoặc làm mới môi trường sống của mình; giáo viên chưa trở thành chỗ dựa vững chắc khi các em học sinh gặp khó khăn; chưa phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi lệch lạc của học sinh.
– Nguyên nhân từ chính bản thân học sinh: tùy thuộc vào những giai đoạn khác nhau thì học sinh sẽ có sự biến đổi về tâm lý, luôn muốn khẳng định mình bằng sự hiểu biết chưa hoàn thiện của mình. Điều này sẽ dẫn tới việc các em học sinh bị hổng kiến thức căn bản, điểm kiểm tra thấp so với các bạn cùng lớp khiến các em mặc cảm dẫn tới hiện tượng sợ bị kiểm tra, tiếp theo là chán học dẫn tới này sinh việc bỏ học.
Từ đó thấy được rằng có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng có học sinh cá biết như nguyên nhân từ phía gia đình, xã hội, nhà trường. Do đó việc đưa ra phương hướng giải quyết vấn đề này là rất quan trọng.
Như vậy ở nội dung này đã giải đáp cho độc giả chi tiết về khái niệm học sinh cá biệt là gì? và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Đặc điểm của những học sinh cá biệt
Nhìn chung đa số các học sinh cá biệt sẽ đều có những đặc điểm như sau:
– Những học sinh cá biệt luôn có tính hiếu động, thích tìm tòi và gây sự chú ý cho người khác ở bất kỳ nơi nào.
– Biểu hiện của học sinh cá biệt có thể là nhanh nhẹn, hoạt bát cùng với sự nghịch ngợm kèm theo. Việc học tập có thể ở mức trung bình hoặc mức yếu do các em đó trong lớp ít chú ý hoặc không chú ý nghe giảng luôn quậy phá gây mất trật tự trong lớp.
– Biểu hiện về mặt thái độ của trẻ với xung quanh và bản thân là những học sinh này thường hiếu động, thuộc kiểu thần kinh mạnh, cân bằng và linh hoạt. Cụ thể là ham hoạt động, ham hiểu biết nhưng cảm xúc bất ổn những điều gì hấp dẫn thú vị thì các em sẽ làm ngay lập tức, tập trung. Nhưng đối với những việc không gây hứng thú thì các em sẽ chán nản, ít chú ý, không tập trung dẫn đến kết quả thấp đặc biệt là trong học tập.
Một số biện pháp để giáo dục học sinh cá biệt trong nhà trường
Trong những nội dung trên đã đưa ra khái niệm học sinh cá biệt là gì? và đặc điểm của học sinh cá biệt, nội dung này sẽ đưa ra những phương hướng giải quyết cụ thể.
Đối với những trường hợp học sinh cá biệt thì việc tìm ra được biện pháp giải quyết là rất quan trọng đối với gia đình và nhà trường. Ở phần này sẽ đưa ra một số phương án để khắc phục vấn đề như sau:
Đối với gia đình
– Gia đình chính là môi trường giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ, đặc biệt là ảnh hưởng của cha mẹ; gia đình chính là một bộ phận quan trọng trong việc giáo dục trẻ.
– Phụ huynh cần thường xuyên trao đổi thông tin với con cái về các vấn đề học tập, xã hội, nắm bắt được tâm lý của trẻ,…
Đối với nhà trường
– Kiến thức luôn cần xuyên suốt do đó đối với những học sinh trung bình hoặc yếu kém thì giáo viên cần hệ thống lại hệ thống kiến thức chương trình học; đưa ra nội dung bài tập phù hợp với lượng kiến thức để học sinh có thể luyện tập ôn lại kiến thức đã học cũng như bài mới;…
– Cần quan sát và theo dõi từng hoạt động của các em học sinh bằng nhiều hình thức như thi đua, đố vui,…kết hợp thường xuyên kiểm tả việc học tập để tạo thói quen học bài và làm bài đầy đủ.
– Thường xuyên động viên, khích lệ và tuyên dương kịp thời các em học sinh để nhận ra sự tiến bộ của các em, sửa chữa những hành vi sai lệch của học sinh, giúp các em tự tin là chính mình.
– Đối với những học sinh hay mất trật tự, làm việc riêng trong giờ học thì giáo viên cần quan tâm sâu sát tới hoạt động của học sinh; thường xuyên nhắc nhờ và động viên kịp thời; cần khích lệ động viên khi các em có tinh thần học hỏi,…
Bài viết trên của chúng tôi đã giải thích được khái niệm học sinh cá biệt là gì? những đặc điểm của học sinh cá biệt và đưa ra những phương hướng để giải quyết vấn đề này.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!