Hướng dẫn cách gõ mõ tụng kinh chuẩn nhất

Tiếng chuông mõ được xem là một phương tiện giúp trợ duyên công phu trọng tụng kinh niệm Phật. Đặc biệt khi có nhiều người cùng tụng kinh thì chuông mõ trở nên rất cần thiết và hữu ích để giúp cho đại chúng có thể nhất trí đồng thanh được với nhau. Vậy cách gõ mõ tụng kinh và khai chuông như thế nào là chính xác. Các bạn hãy cùng Lôi Phong khám phá thông tin chi tiết nhất qua bài viết dưới đây nhé.

1. Tại sao nên sử dụng chuông mõ khi tụng kinh

Chuông gia trì và mõ được xem là hai pháp khí quan trọng hàng đầu được các Phật tử lựa chọn trong khi tụng kinh, niệm phật tại nhà. Chuông được sử dụng vào các buổi lễ, tụng niệm. Tiếng chuông ngân lên được xem như những hiệu lệnh điều khiển cho buổi lễ được diễn ra đúng hướng và theo trình tự của các khoa nghi. Nhờ vào đây những người tới tham dự lễ tụng kinh sẽ được hoà hợp, có tâm thanh tịnh nhất và luôn hướng tâm vào việc tụng kinh.

Chuông thường được sử dụng trong các buổi lễ, buổi tụng niệm

Chuông thường được sử dụng trong các buổi lễ, buổi tụng niệm

Bên cạnh chuông gia trì thì mõ cũng là pháp khí rất có ý nghĩa đối với việc tụng kinh. Cách gõ mõ tụng kinh chuẩn nhất cần phải phát ra được tiếng trầm hùng nhưng toát lên được vẻ thánh thoát. Đối với việc tụng kinh, tiếng mõ sẽ có tác dụng trong việc giúp duy trì một nhịp điệu hài hoà, đều đặn nhất. Những người tụng kinh khi nghe được tiếng gõ mõ sẽ giúp tâm trí được tỉnh táo hơn, không bị buồn ngủ, dã dượi.

Đây cũng là một trong những lý do đã khiến cho quay và phần thân mõ được chạm trổ theo hình con cá, một loài động vật không hề nhắm mắt lúc ngủ. Cách gõ mõ khi tụng kinh sẽ giúp cho đại chúng được vui vẻ, hân hoan hơn. Nhờ đó họ sẽ nhất tâm và làm tròn được phận sự của mình.

Cách gõ mõ khi tụng kinh cần phải thoát ra được âm thanh trầm hùng và thanh thoát nhất

Cách gõ mõ khi tụng kinh cần phải thoát ra được âm thanh trầm hùng và thanh thoát nhất

2. Hướng dẫn cách đánh chuông mõ khi tụng kinh

Cách đánh chuông mõ khi tụng kinh sao cho đúng là điều mà rất nhiều phật tử đang quan tâm. Việc đánh chuông gõ mõ tụng kinh không phải ai cũng có thể làm được. Do đó nếu bạn tụng kinh tại gia và muốn đánh chuông mõ thì đừng bỏ qua hướng dẫn dưới đây.

2.1. Những điều cần chuẩn bị trước khi đánh chuông mõ tụng kinh

Trước khi đánh chuông gõ mõ tụng kinh và làm lễ các phật tử cần đốt hương đèn. Người chủ trì buổi lễ cần phải mặc áo tràng thật chỉnh tề và trang nghiêm rồi tiến vào vị trí trước bàn kinh để quỳ niêm hương. Sau đó người chủ lễ sẽ thỉnh 3 tiếng chuông. Để thỉnh chuông trước tiên cần phải thức chương bằng việc dập nhẹ dùi vào vành của chuông đó. Nếu như trường hợp không có người giúp gõ chuông mõ hoặc trong khi tụng kinh 1 mình thì vị chủ lễ cần phải kiêm được hết cả việc đánh chuông và gõ mõ.

Tiếp theo người chủ lễ sẽ xướng bài Quán tưởng, cuối bài xá Phật và thỉnh 1 tiếng chuông. Sau đó di chuyển tới đảnh lễ Tam Bảo, mỗi lạy sẽ đánh lên một tiếng chuông. Việc đánh chuông này cần được thực hiện đúng cách nhất để tạo ra được âm thanh ngân lên. Khi lạy trán chạm xuống đất thì bạn sẽ giập chuông và sử dụng dùi đánh vào vành chuông. Lễ Phật xong mọi người sẽ di chuyển tới Tam Bảo và chuẩn bị khai chuông mõ để bắt đầu tụng kinh niệm Phật.

Trước khi đánh chuông gõ mõ tụng kinh người chủ lễ cần phải đốt hương đèn

Trước khi đánh chuông gõ mõ tụng kinh người chủ lễ cần phải đốt hương đèn

2.2. Cách đánh chuông khi tụng kinh

Người thỉnh chuông sẽ được gọi với tên gọi là Duy Na. Cách đánh chuông khi tụng kinh chuẩn nhất là phải đánh ra được âm thanh vang to. Mà tiếng chuông vang to nếu người đánh biết cách đánh vào miệng và dui đánh hợp cùng vành chuông theo góc 45 độ. Tiếng chuông sẽ ngân càng lâu nếu như dùi chạm chuông càng ngắn. Vì thế khi thỉnh chuông bạn cần giữ dùi đánh dính vào chuông. Nghi lễ của thỉnh chuông trong tụng kinh là: Nhập chuông

Đây là nghi lễ để báo hiệu cho đại chúng được biết và sẵn sàng chuẩn bị mọi thứ trước khi thỉnh tiếng chuông vang to.

Thỉnh chuông

Hay còn được gọi là đánh chuông. Cách đánh chuông khi tụng kinh được thực hiện theo thứ tự sau:

● Đánh ba tiếng chuông liền với nhau: Đây là nghi lễ được thực hiện khi những nghi thức tụng niệm được bắt đầu hay chấm dứt các buổi lễ tụng kinh.

● Đánh một tiếng chuông: Đánh trong quá trình nghi lễ đang diễn ra hoặc trong khi tụng kinh. Việc thỉnh 1 tiếng chuông sẽ giúp cho đại chúng lưu ý, xá hay lạy. Cụ thể đó là:

● Sau mỗi hồi kinh nên đánh 1 tiếng chuông.

● Sau mỗi câu xướng lạy hồng danh của các vị Chư Phật, Bồ Tát đánh 1 tiếng chuông.

● Trong quá trình tụng nhiều lần đối với một bài chú, khi xướng lễ thì thỉnh 1 tiếng chuông vào thời điểm bắt đầu của biến cuối nhằm giúp thông báo tới đại chúng biết được sắp chấm dứt.

● Khi chủ lễ đang niệm thì dứt hơi hoặc dừng để lấy hơi tiếp thì nên thỉnh một tiếng chuông nhẹ.

Khi nghi thức tụng niệm bắt đầu bạn đánh ba tiếng chuông liền nhau

Khi nghi thức tụng niệm bắt đầu bạn đánh ba tiếng chuông liền nhau

Nhập chuông

Nhập chuông khi bắt đầu thỉnh tiếng chuông lớn để cho đại chúng được chú ý, sẵn sàng tiếp tục tụng niệm và không bị giật mình.

>>> XEM NGAY: Những mẫu chuông mõ tụng kinh đẹp nhất tại Lôi Phong

2.3. Cách gõ mõ khi tụng kinh

Những người gõ mõ khi tụng kinh sẽ được gọi là Duyệt Chúng. Khi bài kinh bắt đầu, người gõ mõ sẽ đánh vào đúng tiếng thứ 2, tiếng thứ 4 hay những tiếng kế tiếp.

Khi gõ mõ tụng kinh cần phải theo nhịp đều. Đối với mỗi lời kinh bạn nên đánh một tiếng mõ. Trước mỗi lời tụng khoảng chừng 1/10 giây mõ sẽ được đánh trước. Lưu ý không đánh một lượt cùng với lời tụng. Riêng đối với các bài Tán hay bài niệm chậm thì mỗi tiếng mõ sẽ được kéo dài 2 nhịp.

Ngược lợi nếu bạn tụng thần chú, tụng kinh sám hối thì việc gõ mõ sẽ được thực hiện theo cách nhanh dần đều. Cho tới khi kết thúc bài kinh, nếu muốn dừng lại thì bạn cần gõ mõ sao cho các tiếng gần cuối cũng sẽ được chậm lại. Đồng thời hai tiếng mõ ở áp chót sẽ dính liền với nhau và tiếng cuối cùng sẽ tách rời ra.

Cách gõ mõ khi tụng kinh phải theo nhịp đều

Cách gõ mõ khi tụng kinh phải theo nhịp đều

2.4. Cách đánh chuông gõ mõ trong cùng một lúc

Để biết cách đánh chuông gõ mõ trong cùng một lúc bạn cần tìm hiểu về thông tin dưới đây.

● Trước tiên bạn nên thỉnh 3 hồi chuông liên tục. Sau khi 3 hồi chuông đó được vang lên thì tiếp tục gõ 7 tiếng mõ. Trong quá trình gõ 7 tiếng mõ cần phải chú ý chia theo 3 nhịp đó là 4 tiếng đầu đánh rời nhau, 2 tiếng sau đánh dính liền nhau và 1 tiếng sau sẽ đánh rời nhau. Tiếp đó bạn sẽ thỉnh cả chuông và mõ theo nhịp đan xen nhau. Đánh chuông trước và mõ sau sao cho đủ được 3 lần thì sẽ ngừng chương.

● Kế tiếp là gõ tiếng mõ thứ 4, 5 và 6 sao cho dính liền với nhau còn tiếng mõ thứ 7 sẽ rời ra. Bạn sẽ kết thúc cách khai chuông mõ khi tụng kinh nhờ vào tiếng giâp chuông và thực hiện việc tụng niệm.

● Trong khi tụng niệm, cứ đọc một chữ sẽ gõ một tiếng mõ. Trong đó với tiếng kinh đầu được cất lên thì bạn cũng đừng nên vội vàng gõ mõ. Việc gõ mõ sẽ được thực hiện bắt đầu từ tiếng kinh thứ 2 trở về sau.

● Đến tiếng kinh thứ 3 bạn cũng không gõ nhỏ mà chỉ gõ đều đặn theo nhịp ở tiếng thứ 4 và tiếng thứ 5. Khi bài kinh sắp kết thúc, nếu muốn dừng thì bạn cần phải đọc chậm rãi. Khi nào tiếng mõ ở gần cuối cùng sẽ được thực hiện chậm dần đi. Cuối cùng sẽ đánh thêm tiếng chuông để có thể kết thúc được bài kệ hay các khoá tu.

Đánh chuông và mõ cùng lúc theo nhịp khi tụng kinh

Đánh chuông và mõ cùng lúc theo nhịp khi tụng kinh

3. Quy tắc trong cách thỉnh chuông và mõ tụng kinh

Khi thỉnh chuông và mõ để tụng kinh mọi người cần phải nắm được quy tắc cụ thể đó là:

3.1. Đối với người thỉnh chuông – Duy Na

Về phần Duy Na cần thực hiện đảm bảo nguyên tắc sau:

● Khi đứng cạnh chuông cần phải giữ cho thân luôn được ngay ngắn và tâm phải thể hiện được sự thành kính và trang nghiêm.

● Khi cầm dùi của chuông bạn nên thả lõng, không nắm quá chặt.

● Chập 2 nhịp vào miệng chuông thật nhẹ nhàng và đều.

● Nên đánh vào phía bên cạnh của miệng chuông để âm thanh phát ra không mạnh cũng không nhẹ. Cần tránh đánh chuông từ trên xuống vì như vậy âm thanh sẽ rất khó nghe.

● Trong một bài kinh thỉnh thoảng mới thỉnh tiếng chuông, không nên thỉnh liên tục.

● Bạn cần theo dõi về bài kinh mà bạn đang tụng để thỉnh chuông được đúng lúc nhất.

Người thỉnh chuông cần phải giữ cho tâm thể hiện được sự thành kính và trang nghiêm

Người thỉnh chuông cần phải giữ cho tâm thể hiện được sự thành kính và trang nghiêm

3.2. Đối với người đánh mõ – Phần duyệt chúng

Phần Duyệt Chúng khi đánh mõ cần nắm được quy tắc là:

● Đứng bên mõ cần phải giữ một cái tâm thành kính, trang nghiêm nhất.

● Nhịp mõ cần đảm bảo được trước chậm sau nhanh.

● Không nên đánh mõ theo kiểu thụt lùi vì nó có thể khiến cho đại chúng cảm thấy khó tụng và bị mệt mỏi.

● Cần giữ trường canh tiếng mõ thật đều đặn, tránh đánh quá nhâm hoặc quá chậm hay đánh lớn tiếng hoặc quá nhỏ.

Người đánh mõ cần đánh sao cho nhịp đảm bảo trước chậm sau nhanh

Người đánh mõ cần đánh sao cho nhịp đảm bảo trước chậm sau nhanh

3.3. Đối với phần đại chúng

Đại chúng khi thỉnh chuông, mõ cũng nên nắm được những lưu ý sau:

● Cần phải chú ý lắng nghe và tụng theo tiếng chuông mõ.

● Trong khi tụng cần phải giữ được hoà âm với nhau.

● Lắng nghe âm thanh của tiếng chuông với nhau để biết khi nào cần dừng lại.

● Khi nghe chuông bạn cần phải giữ tập trung nhất.

● Mọi hành động như đi, đứng hay ngồi đều phải thể hiện được sự trang nghiêm.

Đại chúng khi thỉnh chuông, mõ cần phải chú ý lắng nghe và tụng theo tiếng chuông mõ

Đại chúng khi thỉnh chuông, mõ cần phải chú ý lắng nghe và tụng theo tiếng chuông mõ >>> XEM THÊM: Tiết lộ 8 bài kinh sám hối nên trì tụng

Bài viết trên là những cách gõ mõ khi tụng kinh mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích nhất giúp bạn nắm được cách đánh chuông mõ khi tụng kinh và áp dụng được thành thục nhất. Nếu bạn muốn được chiêm ngưỡng về các mẫu chuông mõ tụng kinh đẹp nhất thì hãy truy cập ngay vào website của Lôi Phong nhé. Tại đây có rất nhiều mẫu chuông và mõ đẹp cho bạn tìm hiểu và lựa chọn.