Hậu phác có tác dụng gì

Tác dụng của Hậu phác nam đã được chứng minh và công nhận cả trong Y học cổ truyền lẫn Y học hiện đại. Vậy đặc điểm nào khiến Hậu phác nam trở thành một vị thuốc không chỉ chữa các bệnh lý dạ dày và còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác?

Nhận biết cây thuốc hậu phác nam

Đặc điểm hình thái

Dân gian ta thường sử dụng tên gọi Hậu phác nam để chỉ vỏ của cây Chành Chành (Cinnamomum liangii Allen) hoặc cây De (Cinnamomumu sp.), họ Long não (Lauraceae).

Hậu phác nam thường cao từ 10 – 20m, vỏ thân nhẵn. Lá cây mọc so le, có cuống ngắn, cứng và giòn, đầu nhọn hoặc hơi tù, có 3 gân hình cung. Mặt trên lá xanh sẫm bóng. Hoa trắng mọc thành chùm xim ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả hạch, hình trứng, khi chín màu nâu tím, nhẵn bóng. Toàn cây có tinh dầu thơm, nhất là vỏ thân.

Hình ảnh cây Hậu phác nam
Hình ảnh cây Hậu phác nam

Phân bố, thu hái

Phân bố

Dược liệu Hậu phác thông thường mọc ở nơi ẩm thấp và đất tốt, đặc biệt ở vị trí sườn núi các tỉnh như: Hồ Bắc, Chiết Giang, Tứ Xuyên, Vân Nam…của Trung Quốc

Hiện tại dược liệu này chưa được tìm thấy ở Việt Nam, do đó dân gian ta sử dụng vỏ của các cây Chành Cành, cây De, cây Quế rừng,…để thay thế cho cây Hậu phác, do đó có tên Hậu phác nam. Dược liệu Hậu phác nam được phát hiện và phổ biến ở một số tỉnh giáp ranh biên giới Trung Quốc như: Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang…

Thu hái

Thu hoạch lấy phần vỏ thân của những cây trên 20 năm tuổi, thời điểm thu hoạch vào mùa khô, cuối mùa hạ đầu mùa thu sẽ phát huy tác dụng của hậu phác tốt nhất. Dược liệu sau khi thu hoạch sẽ phơi và sấy khô.

Thành phần hóa học

Thành phần chính trong Hậu phác nam là tinh dầu và chất nhầy. Trong đó chứa các hoạt chất tạo nên tác dụng của hậu phác nam như: Magnolola và một số hợp chất như Tetrahydromagnola, Isomagnolola,…

Tác dụng của Hậu phác nam trong y học cổ truyền

Tính, vị, quy kinh của Hậu phác nam

Dược liệu Hậu phác nam có vị đắng cay, hơi mát, tính ấm, không có độc và quy vào các kinh: Tỳ, Vị, Đại trường, Kinh túc Quyết âm Can, túc Dương minh Vị, thủ Thiếu âm Tâm.

Tác dụng của Hậu phác nam trong việc chữa bệnh viêm loét dạ dày

Theo Y học cổ truyền

Biện chứng luận trị trong Y học cổ truyền chỉ ra rằng Hậu phác nam có công dụng ích khí, tiêu đờm, chỉ thống, ôn trung. tả nhiệt. Từ đó chủ trị các chứng đau bụng, đầy bụng, ăn uống không tiêu, đau dạ dày, viêm đại tràng mãn tính.

Tác dụng của Hậu phác nam đã được chứng minh cả trong YHCT và YHHĐ
Tác dụng của Hậu phác nam đã được chứng minh cả trong YHCT và YHHĐ

Theo Y học hiện đại

Nhiều chứng minh khoa học đã chỉ ra tác dụng của hậu phác nam như:

  • Tác dụng với hệ tiêu hóa: Hoạt chất Magnolol trong Hậu phác nam có khả năng phòng ngừa viêm loét dạ dày trên thực nghiệm, ngoài ra còn có thể ức chế histamine – một axit amin gây có thắt tá tràng và ức chế dạ dày tiết dịch, từ đó giúp cho việc điều trị bệnh lý dạ dày.
  • Tác dụng kháng khuẩn: Các hoạt chất trong tinh dầu và chất nhầy của Hậu phác nam có tính kháng khuẩn rộng, từ đó ức chế các liên cầu khuẩn ở phổi, các tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ….
  • Tác dụng khác: Hạ huyết áp, chữa đầy bụng, nôn mửa…

Các bài thuốc chữa bệnh dạ dày từ hậu phác

Tác dụng của Hậu phác nam cũng đã được chứng minh cả trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Là một dược liệu tương đối phổ biến và có tác dụng dược lý đa dạng, Hậu phác nam là một dược liệu tốt thường dược sử dụng trong các bài thuốc chữa chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày…từ lâu đời.

Bài thuốc 1: Chữa đau dạ dày, đau vùng thượng vị, đau tức ngực, ợ hơi, ợ chua, ăn không tiêu, đầy chướng bụng

Cách làm:

  • Chuẩn bị: Hậu phác 10g, Gừng khô 4g, Táo nhân 10g, Bạch truật 10g, Thổ phục linh 10g, Hoàng liên 20g, Mạch nha 10g, Cam thảo 12g
  • Tán tất cả dược liệu đã chuẩn bị thành bột mịn. Ngày dùng 3 – 4 lần, mỗi lần dùng khoảng 1 muỗng cafe

Bài thuốc 2: Chữa viêm loét dạ dày tá tràng, đau thượng vị, đau âm ỉ hoặc đau dữ dội, ợ hơi, ợ chua và đau rát vùng bụng lúc đói

Cách làm:

  • Chuẩn bị: Hậu phác nam 16g, Khổ sâm căn 16g, Xuyên khung 12g, Hương nhu 10g, Trầm hương 10g, Mai mực 12g, Mẫu lệ 12g, Sa nhân 12g, Chỉ thực 12g, Vỏ quýt 15g, Ý dĩ 10g, Nghệ vàng 20g, củ Gió đất 16g, Cam thảo 16g
  • Sắc nước các dược liệu mỗi ngày 1 thang, lấy nước uống trong ngày.
Kết hợp Hậu phác nam cùng các dược liệu khác giúp đem lại hiệu quả điều trị tốt
Kết hợp Hậu phác nam cùng các dược liệu khác giúp đem lại hiệu quả điều trị tốt

Bài thuốc 3: Chữa đi ngoài lỏng, bụng đầy, rêu lưỡi trắng dày

Cách làm:

  • Chuẩn bị: Hậu phác nam 6g, Thương truật 10g, Trần bì 6g, Chích thảo 3g
  • Tán bột mịn các dược liệu.
  • Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 – 8g bột dược liệu uống cùng nước sắc gừng và táo.

Dù các tác dụng của hậu phác nam đã được chứng minh về hiệu quả và độ an toàn, tuy nhiên do là một dược liệu tự nhiên nên người dùng cần có duy trì sử dụng trong một khoảng thời gian để cảm nhận rõ chuyển biến bệnh. Nên tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ về việc sử dụng hậu phác nam để cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất.

Trên đây là những thông tin về dược liệu cũng như tác dụng của Hậu phác nam trong việc điều trị bệnh dạ dày. Hy vọng bài viết đã cung cấp tới người đọc những thông tin hữu ích và giúp Quý vị có thêm sự lựa chọn trong việc điều trị bệnh lý dạ dày.

CÔNG TY TNHH BÁCH THẢO DƯỢC

Địa chỉ nhà máy: Lô Q-6, Khu Công Nghiệp Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ – Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương , TP.Hải Phòng, Việt Nam.

Văn phòng đại diện: LK16-12 Khu đô thị mới An Hưng, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội.

Hotline: 0858 387 350 – 0977 998 733. Kết nối với chúng tôi tại đây: Fanpage, Website, Youtube.