Top 7+ nhóm thực phẩm hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm – DiskDr

Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ bạn cần cải thiện bữa ăn hàng ngày bằng việc bổ sung thực phẩm hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm. Hãy cùng tham khảo 7 nhóm thực phẩm tốt cho người bị thoát vị địa điểm trong bài viết dưới đây!

1. Nhóm thực phẩm hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm

Thực phẩm hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm đa số đều có thể sử dụng cho bữa ăn hàng ngày như cá, tôm, cua, các loại rau xanh,…

1.1. Thực phẩm giàu canxi

Canxi là dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể người, đặc biệt là với xương khớp, răng, móng tay, móng chân,… Khi Canxi kết hợp với photpho – thành phần quan trọng cấu tạo nên xương, giúp xương trở nên chắc khỏe.

Nhờ vậy, cơ thể sẽ được bảo vệ khỏi bệnh loãng xương, giảm được tình trạng đau nhức, gặp khó khăn trong vận động do các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Đồng thời, hỗ trợ làm nhanh lành các vết nứt gãy trên xương.

Nhóm thực phẩmu canxi
Nhóm thực phẩm giàu canxi giúp xương chắc khỏe hơn, chống lại thoát vị địa đệm.

Bổ sung canxi cho cơ thể là biện pháp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm và ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm. Một số thực phẩm giàu canxi có thể kể đến như:

  • Các loại đậu: đậu nành, đậu trắng, đậu bắp,…
  • Cá, hải sản: cá ngừ, cá thu, ghẹ, cua, tôm, hàu,…
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: sữa tươi, sữa chua, phô mai, caramen, váng sữa,…
  • Các loại rau xanh lá đậm: súp lơ, cải xanh, cải thìa,…

1.2. Thực phẩm giàu Glucosamine, Chondroitin

Glucosamine là đường amin có trong thành phần của sụn, còn Chondroitin là thành phần tự nhiên của sụn lót đệm các khớp xương.

Cả Glucosamine và Chondroitin đều tham gia vào quá trình tái tạo sụn khớp, hệ thống dây chằng và góp phần thúc đẩy sản sinh dịch khớp. Glucosamine và Chondroitin là công thức phổ biến được sử trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Ngoài các tác dụng trên, Glucosamine còn có tác dụng phục hồi sợi collagen bên trong đĩa đệm bị tổn thương, từ đó hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Những thực phẩm giàu Glucosamine và Chondroitin có thể kể đến:

  • Nước hầm từ xương sườn và sụn động vật: sụn bò, sụn dê,…
  • Thịt gà, thịt bò, thịt cừu
  • Các loại cá
  • Hạnh nhân, đậu phộng,…

1.3. Thực phẩm giàu Omega 3

Đây là nhóm thực phẩm hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm tốt cho người bệnh bởi Omega 3 là thành phần của sợi collagen có trong đĩa đệm.

Công dụng của nó chính là:

  • Ngăn ngừa quá trình lão hóa và đảm bảo tính dẻo dai cho xương khớp.
  • Bên cạnh đó, Omega 3 còn giúp giảm tình trạng đau nhức trong bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Chống viêm nhờ việc chuyển hóa trong cơ thể tạo thành chất sinh học quan trọng là prostaglandin.
Các món ăn chữa thoát vị đĩa đệm giàu omega 3
Nhóm thực phẩm giàu omega 3

Thực phẩm bổ sung Omega 3 bao gồm:

  • Mỡ các loại cá: Cá thu, cá hồi, cá ngừ,…
  • Các loại hạt, ngũ cốc: hạt hướng dương, hạt bí, quả óc chó, hạnh nhân,…
  • Rau màu xanh lá đậm: rau bina, cải xoong, bông cải xanh,…

1.4. Thực phẩm giàu Protein

Protein là thành phần hình thành nên cấu trúc cơ, giúp duy trì và phục hồi những tổn thương gây ra bởi bệnh thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung. Việc thiếu hụt Protein có thể khiến xương khớp ngừng phát triển, làm thiếu hụt canxi trong cơ thể, từ đó khiến bệnh thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn.

Các thực phẩm giàu Protein như:

  • Các loại thịt: Thịt bò, thịt heo, thịt gà,…
  • Các loại rau củ: đậu nành, đậu cô ve, đậu bắp, rau bông cải,…
  • Nước hầm xương
Thịt, cá, trứng, các loại đậu là nguồn thực phẩm giàu protein
Thịt, cá, trứng, các loại đậu là nguồn thực phẩm giàu protein

1.5. Thực phẩm dồi dào chất xơ

Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp duy trì trọng lượng tiêu chuẩn của con người, giúp giảm áp lực lên xương khớp.

Do đó, cơ thể cần được bổ sung chất xơ đầy đủ nhằm tăng khả năng hồi phục, thúc đẩy quá trình tái tạo chất nhờn, giúp sụn khớp vận động linh hoạt, từ đó bảo vệ được các đầu sụn khớp.

Những thực phẩm dồi dào chất xơ cần có trong chế độ ăn hàng ngày:

  • Trái cây giàu chất xơ: dâu tây, quả lê, bơ, táo, mâm xôi, chuối,…
  • Ngũ cốc, hạt chứa nhiều chất xơ: đậu lăng, hạt chia, yến mạch, hạnh nhân, bỏng ngô,…
  • Rau củ: cà rốt, khoai tây, khoai lang, atiso, bông cải xanh, củ cải đường,…
  • Động vật có vỏ: tôm, con hàu, cua,…

1.6. Các loại vitamin C, D, E, K, Magie

Các loại vitamin như C, D, E, K, Magie đều mang đến rất nhiều lợi ích cho cơ thể và hệ xương khớp

Vitamin C

  • Vitamin C đóng vai trò trong việc hình thành sợi collagen trong đĩa đệm, hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương do thoát vị đĩa đệm.
  • Thực phẩm giàu Vitamin C có thể kể đến: Trái cây (đu đủ, cam, dâu tây, xoài, dứa…); rau củ (bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn,…)
Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn nhiều trái cây giàu vitamin C
Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn nhiều trái cây giàu vitamin C

Vitamin D

  • Vitamin D có mối quan hệ mật thiết đến việc hấp thu, chuyển hóa canxi. Vì vậy, bổ sung Vitamin D đồng nghĩa với việc cơ thể có thể hấp thu đầy đủ canxi, giúp xương chắc khỏe, dẻo dai, hạn chế bệnh thoát vị đĩa đệm.
  • Thực phẩm giàu Vitamin D cần tăng cường bao gồm: Cá (cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ, gan cá tuyết,…), hàu, tôm, trứng, nấm, ngũ cốc và bột yến mạch.

Vitamin E

  • Vai trò của Vitamin E: Giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế tình trạng đau nhức, thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương do thoát vị đĩa đệm gây ra.
  • Thực phẩm giàu Vitamin E có thể kể đến: Cải bó xôi, củ cải xanh, xà lách,…
Nhóm thực phẩm chứa vitamin E
Nhóm thực phẩm chứa vitamin E

Vitamin K

  • Vai trò của Vitamin K: Giúp xương sử dụng đúng lượng canxi mà cơ thể cần, góp phần tạo ra sự cân bằng cho cơ thể, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh thoát vị đĩa đệm.
  • Thực phẩm giàu Vitamin K có thể kể đến như: rau cải bó xôi, rau mùi, măng tây, cần tây, dưa chuột, cà rốt, trứng, trái cây sấy khô,…

Magie

  • Magie là nguyên tố vi lượng quan trọng trong cơ thể con người, hỗ trợ xương khớp hoạt động linh động, khỏe mạnh.
  • Thực phẩm giàu magie: Socola nguyên chất, bơ, đậu hũ, các loại hạt, các loại cá béo,…

1.7. Thoát vị đĩa đệm nên uống sữa gì?

Sữa là thực phẩm chứa nhiều nguyên tố có lợi cho sức khỏe. Do đó, trong điều trị bệnh, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm, bạn nên sử dụng những loại sữa sau:

  • Sữa đậu nành: Đây không phải là loại sữa chứa nhiều canxi nhưng lại chứa hàm lượng cao Genistein (Một loại Estrogen thực vật giúp xương chắc khỏe).
  • Sữa bò: Để bổ sung canxi cho cơ thể, sữa bò chính là lựa chọn phổ biến nhất. Trong sữa bò có chứa hàm lượng canxi cao giúp xương khớp chắc khỏe.
  • Sữa công thức: Sữa công thức có thể dưới dạng bột hoặc lỏng. Trong sữa bột, hàm lượng sữa đã được tính toán chi tiết để bổ sung đầy đủ những dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển xương khớp.

2. Thoát vị đĩa đệm nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung vào các bữa ăn, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cũng cần tránh xa một số loại thức ăn như sau:

2.1. Đồ chiên xào, chế biến sẵn

Người bị thoát vị đĩa đệm thường xuyên sử dụng đồ chiên xào, chế biến sẵn có thể làm gia tăng nguy cơ bị viêm khớp, khiến các cơn đau do thoát vị đĩa đệm trở nên trầm trọng hơn, bệnh diễn biến trở nên trầm trọng hơn.

Cần tránh xa đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ để điều trị thoát vị đĩa đệm diễn ra thuận lợi hơn.
Cần tránh xa đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ để điều trị thoát vị đĩa đệm diễn ra thuận lợi hơn.

2.2. Thực phẩm giàu photpho, giàu đạm purin

Thực phẩm giàu đạm, photpho khi trải qua quá trình chuyển hóa trong cơ thể sẽ sản sinh ra acid, cần có canxi để trung hòa đảm bảo cân bằng trong cơ thể. Khi lượng thực phẩm giàu đạm bổ sung càng nhiều, lượng acid tạo ra càng nhiều, lượng canxi cần dùng để trung hòa càng lớn.

Nếu như lượng canxi trong máu không đủ, buộc cơ thể phải huy động canxi từ xương để hỗ trợ quá trình này, gây ra các vấn đề xương khớp.

Một số loại thực phẩm giàu đạm nên hạn chế như: thịt gia cầm, gia súc, cá trích, dưa muối, cà muối,…

2.3. Nội tạng động vật

Các loại nội tạng động vật như: tim, gan, phổi,… chứa lượng đạm purin cao, làm giảm lượng canxi trong xương khớp, có thể gây viêm nhiễm như đã nói ở trên. Việc sử dụng nội tạng động vật có thể khiến cho bệnh nặng lên, cản trở việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.

2.4. Chất kích thích, đồ uống chứa cồn

Các chất kích thích, đồ uống có cồn không những gây ảnh hưởng đến việc điều trị thoát vị đĩa đệm mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Theo đó, sử dụng rượu, bia, thuốc lá,… sẽ làm giảm lượng canxi có trong xương khớp, gây loãng xương và gia tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

2.5. Thực phẩm giàu Omega 6

Omega 6 là một loại acid béo rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, sử dụng omega quá nhiều có thể khiến cơ thể bị trữ nước, máu vón cục gây cản trở việc vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi sụn khớp.

3. Lưu ý trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng kể trên, bạn cũng nên tham khảo một số lưu ý sau để điều trị thoát vị đĩa đệm sao cho hiệu quả.

Tập thể dục thường xuyên được khuyến khích đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
Tập thể dục thường xuyên được khuyến khích đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Tập thể dục thường xuyên

  • Những bài tập nhẹ nhàng giúp vận động toàn thân, tăng tính linh hoạt của xương khớp mà không tạo sức ép lên cột sống.
  • Tập dưỡng sinh, yoga hay bơi lội là những môn thể thao giúp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý

  • Cân nặng hợp lý giúp giảm áp lực lên hệ thống xương khớp. Để duy trì cân nặng hợp lý bệnh nhân cần đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng cho cơ thể.
  • Chỉ số để đánh giá cân nặng thường dựa trên BMI, BMI từ 18,5 – 23 là hợp lý. Nếu BMI dưới 18,5 là thiếu cân, trên 23 là thừa cân.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Tư thế đứng, ngồi, bê vác bị sai trong thời gian kéo dài, bê vác nặng lặp đi lặp lại là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm.
  • Vì vậy, việc thay đổi thói quen sinh hoạt có ý nghĩa quan trọng trong điều trị.

Duy trì giờ giấc sinh hoạt khoa học: Duy trì giờ giấc sinh hoạt khoa học đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi hợp lý, nâng cao sức khỏe người bệnh từ đó giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Sử dụng đai lưng kéo giãn cột sống để điều trị tại nhà:

  • Sử dụng đai lưng kéo giãn cột sống để điều trị tại nhà giúp người bệnh tiết kiệm chi phí, công sức và thời gian.
  • Đai kéo giãn cột sống lưng hoạt động dựa trên nguyên lý kéo giãn, giúp gia tăng khoảng cách giữa các đốt sống, từ đó giảm chèn ép rễ thần kinh, giảm đau hiệu quả.
  • Tuy nhiên, việc có quá nhiều dòng sản phẩm đai kéo giãn cột sống với chất lượng khác nhau trên thị trường đã gây ra cho người bệnh rất nhiều khó khăn khi lựa chọn sử dụng.
  • Lúc này, bạn nên lựa chọn loại đai lưng kéo giãn cột sống DiskDr.. Đây là sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép là thiết bị y tế (loại A) có tác dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm, được rất nhiều bác sĩ tại bệnh viện lớn như bệnh viện 108, bệnh viện 103 khuyên dùng.

Hy vọng với những thông tin về thực phẩm hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm được đề cập trong bài viết đã giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc lên thực đơn ăn uống mỗi ngày. Hãy kiên trì thực hiện các phương pháp điều trị bệnh, kết hợp chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý để đẩy lùi căn bệnh này nhanh nhất có thể nhé!