Bệnh gà rù – Nguyên nhân và cách phòng trị khi gà bị rù

Trong lĩnh vực chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam, các nhà chăn nuôi không những đầu tư cho sự phát triển mà còn chú trọng quan tâm đến các loại bệnh thường xảy ra trên gà, vịt, ngan, ngỗng,… Bệnh gà rù ( tên gọi khoa học là Newcastle ) là bệnh phổ biến ở nước ta, có tỉ lệ lây lan cũng như tỉ lệ chết cao, gây thiệt hại nặng nề cho nhà chăn nuôi. Vì vậy, việc nâng cao hiểu biết, có một kiến thức vững vàng về bệnh gà rù là điều vô cùng quan trọng.

1. Khái quát về bệnh gà rù

Ở Việt Nam, bệnh gà rù thường xảy ra trên gà ở mọi lứa tuổi vào tất cả các mùa trong năm, tập trung nhiều vào mùa đông xuân.

Bệnh gà rù do Paramyxo virus – một ARN virus, gây ra. Chất chứa mầm bệnh: não, phổi, cơ quan nội tạng, dịch tiết đường hô hấp, phân. Bệnh gà rù lây lan qua đường hô hấp và đường tiêu hóa.

Gà bị bệnh rù

Hình ảnh gà bị bệnh rù

2. Các thể bệnh gà rù

  • Thể Doyle (dòng virus bệnh gà rù độc hướng đường ruột)
    • Bệnh biểu hiện cấp tính, chết ở mọi lứa tuổi, tỉ lệ chết 100%
    • Sưng mặt, đầu phù, chảy nước mắt, nước mũi
    • Co giật, liệt chân
    • Tiêu chảy, đi phân xanh và có vết máu
  • Thể Beach ở bệnh gà rù
    • Do Beach phát hiện năm 1942
    • Còn gọi là thể thần kinh do VR độc lực cao gây nên (neurotropic velogenic ND – NVND)
    • Là thể bệnh cấp tính gây chết nhiều ở gà mọi lứa tuổi
    • Bệnh tích đặc trưng ở đường hô hấp
    • Gà có các triệu chứng thần kinh
  • Thể Baudette :
    • do Baudette mô tả năm 1946
    • Là thể bệnh với biểu hiện bệnh lý nhẹ hơn thể NVND
    • Thường chết ở gà con
    • Do chủng virus nhóm mesogen; những chủng này có thể dùng để chế vacxin nhược độc sử dụng lần 2
  • Thể Hitchner :ở bệnh gà rù
    • do Hitchner mô tả năm 1948
    • Triệu chứng và bệnh tích nhẹ hoặc không rõ ràng
    • Do virus nhóm lentogen gây nên; những chủng này dùng để chế vacxin nhược độc
  • Thể đường ruột không có triệu chứng (asymptomatic – enteric form)
    • Gà không có biểu hiện triệu chứng
    • Những chủng virus nhóm lentogen gây bệnh thể này thường được dùng để chế vacxin
    • Bệnh gà rù còn có thể nhẹ hướng tiêu hóa
    • Không biểu hiện rõ ràng

3. Triệu chứng của bệnh gà rù

triệu chứng của bệnh gà rù

Triệu chứng điển hình của gà bị bệnh rù

  • Thể tiêu hóa
    • Xuất hiện bất thình lình ở gà bị bệnh
    • Phù mắt mũi, đầu, chảy nước mắt, nước mũi
    • Khó thở, khát nước, liệt và chết sau 4-8 ngày
    • Con vật bị bệnh gà rù đi phân xanh, có thể vẩy máu
    • Tỷ lệ chết 100%
  • Thể hô hấp, thần kinh xuất hiện ở bệnh gà rù
    • Thể này ở bệnh gà rù xuất hiện đột ngột
    • Khó thở, bỏ ăn, giảm đẻ
    • Sau 1-2 ngày xuất hiện triệu chứng thần kinh
    • Tỷ lệ gà to là 50% và gà con lên đến 90%
  • Thể Hinchner B1
    • Không gây trên gà lớn
    • Ở gà con thì gây bệnh nặng trên thể hô hấp

4. Bệnh tích của bệnh gà rù

  • Thể quá cấp tính
    • Bệnh gà rù ở thể này không rõ ràng
  • Thể cấp tính
    • Xoang mũi và xoang miệng chưa nhiều dịch nhớt, đục
    • Niêm mạc miệng, hầu, họng, khí quản xuất huyết, viêm và phủ màng giả fibrin
    • Bệnh tích điển hình tập trung ở đường tiêu hóa ở bệnh gà rù
      • Niêm mạc dạ dày xuất huyết tại đỉnh của lỗ tuyến tiêu hóa, có thể ở dãi dưới da và dưới dạ dày tuyến
      • Dạ dày cơ dưới lớp sừng keratin cũng bị xuất huyết
    • Niêm mạc ruột non xuất huyết
    • Gan chỉ có một số điểm hoại tử
    • Não viêm xuất huyết
    • Dịch hoàn, buồng trứng xuất huyết từng vệt, từng đám

5. Phòng bệnh gà rù như thế nào?

  • Vệ sinh trang trại
    • Định kỳ vệ sinh, khử trùng, sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi bằng vôi bột hoặc các loại thuốc sát trùng chuyên dụng.
    • Nên trộn chất độn chuồng cùng với men vi sinh công dụng hút ẩm, giảm khí độc thải ra từ quá trình phân hủy phân gà và ức chế mầm bệnh.
    • Thường xuyên cọ rửa máng ăn, máng uống chuyên cho gà.
    • Kiểm soát ra vào chặt chẽ của trang trại, ngăn gia cầm tiếp xúc với mầm bệnh.
    • Nhập gà về cách ly 10 ngày trước để theo dõi, tránh để gà khỏe tiếp xúc với gà bị bệnh
  • Phòng bệnh bằng vaccine Newcastle
    • Tiêm phòng vaccine cho gà đầy đủ để đàn gà được bảo hộ tốt nhất.
    • Vaccine vô hoạt ít sử dụng do khả năng sản sinh miễn dịch kém.
    • Hiện nay vaccine nhược độc được sử dụng phổ biến ở nước ta để phòng bệnh gà rù vì dễ dàng sử dụng (cho uống, nhỏ mắt, nhỏ mũi), khả năng bảo hộ đàn gà tốt.

Việc phòng bệnh gà rù cho gà bằng vaccine được thực hiện rất sớm (từ 5-10 ngày tuổi tùy thuộc từng loại vaccine) do khoảng thời gian này kháng thể mẹ truyền cho gà con bắt đầu giảm, gà con mất dần sự bảo hộ khỏi bệnh Newcastle. 10-14 ngày sau nhắc lại vaccine cho gà để nâng cao hiệu quả phòng bệnh gà rù

tiêm vaccine phòng bệnh gà rù cho gà con

Tiêm Vaccin cho gà con

  • Phòng bệnh bằng các chế phẩm sinh học

Xu hướng phòng bệnh cho gà bằng các chế phẩm sinh học đang được khuyến khích sử dụng rộng rãi trong ngành chăn nuôi. Các loại chế phẩm này có thể xem như một loại “thực phẩm chức năng” giúp tăng sức đề kháng cho gà, nhờ đó đàn gà được khỏe mạnh, hạn chế bệnh tật, sinh sản và phát triển tốt.

Tại Việt Nam, các nhà khoa học cũng đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu sản xuất ra loại chế phẩm sinh học đầu tiên được ứng dụng công nghệ tách vách tế bào từ vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa của vật nuôi, đem lại một làn gió mới cho ngành chăn nuôi. Xem chi tiết

Gà rù là căn bệnh nguy hiểm không chỉ gây thiệt hại đến kinh tế gia đình mà còn gây ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi. Chúng có khả năng lây lan với tốc độ nhanh chóng và thiệt hại sâu nên người chăn nuôi phải có cái nhìn bao quát, toàn diện và hiểu biết đúng về bệnh.

>> Xem thêm: Các giải pháp tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi

Thiên Nguyên

Immunevets® là chế phẩm sinh học đầu tiên trong ngành chăn nuôi được ứng dụng công nghệ tách vách tế bào từ lợi khuẩn được chuyển giao từ Mỹ.

Immunevets® đã và đang được thử nghiệm trên nhiều loại vật nuôi để chứng minh tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giúp vật nuôi khỏe mạnh, ít bệnh, ăn ngon, lớn nhanh, sinh trưởng tốt.

Immunevets® là giải pháp mới đáp ứng xu hướng chăn nuôi không kháng sinh hiện nay. Thông tin chi tiết về sản phẩm, xem tại đây.

Quý khách hàng quan tâm, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THIÊN NGUYÊN

Hotline CSKH: 094 780 5345 ! Email: [email protected]

Immunevets® – Tăng cường miễn dịch cho vật nuôi

Đừng quên tham gia cộng đồng chia sẻ kiến thức chăn nuôi xanh, sạch, không dùng kháng sinh:

  • Hội nuôi chim cút không dùng kháng sinh
  • Fanpage Immunevets – Chăn nuôi không kháng sinh