Gà khỏe mạnh sau một đêm chết! Nguyên nhân ? Cách phòng và trị

Gà khỏe mạnh sau một đêm chết! Nguyên nhân ? Cách phòng và trị bệnh. Do trường hợp bệnh gây chết khi chúng ta không để ý những biểu hiện và triệu chứng ban đâu vì thế bà con cần quan sát hành vi, chất lượng phân của gà để có phương pháp và điều trị đúng hướng giảm thiểu tổn thất. 1. Triệu trứng bệnh Bệnh thường khiến gà chết đột ngột sau khi nhiễm. Trước đó, gà sẽ xuất hiện một số biểu hiện cơ bản như mệt mỏi, mào tím tái, di chuyển chậm, bị liệt chân. Ngoài ra, phân gà có màu xanh hoặc trắng, gà khó thở, chảy nước mũi. Giai đoạn 4 – 5 ngày tích sưng, mũi sưng, viêm khớp và bại liệt, viêm kết mạc

– Nguyên nhân: Vi khuẩn Pasteurella aviseptica là một loại cầu trực khuẩn nhỏ hai đầu tròn, hình trứng hoặc hình bầu dục.

– Sức đề kháng: Vi khuẩn có sức đề kháng yếu. Trong đất khô, có nhiều ánh sáng vi khuẩn chỉ sống được 1 – 2 ngày, ở nhiệt độ 600C – 800C vi khuẩn bị tiêu diệt trong 10 phút. Nhưng trong đất ẩm, nền chuồng, chất độn chuồng, trong ao tù nước đọng, vi khuẩn có thể tồn tại lâu.

– Loài mắc bệnh: Trong tự nhiên tất cả các loài gia cầm đều cảm thụ với bệnh. Gà, vịt thường bị bệnh nặng hơn và hay xảy ra những vụ dịch lớn. Gà tây, ngỗng, ngan, các loài chim cũng bị bệnh.

– Đường lây nhiễm: Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể gia cầm qua đường tiêu hoá và hô hấp, do gia cầm ăn phải thức ăn, nước uống nhiễm bệnh hoặc hít phải bụi ngoài không khí có mầm bệnh…

– Cơ chế gây bệnh: Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể gia cầm nhưng nó không gây bệnh vì giữa vi khuẩn và sức đề kháng của cơ thể ở trạng thái cân bằng. Chỉ khi sức đề kháng của con vật giảm sút do các yếu tố stress trong chăn nuôi như gia cầm bị nhiễm lạnh, cảm nóng do thời tiết thay đổi đột ngột, do vận chuyển đường xa, chuồng nuôi chật trội, điều kiện vệ sinh kém… Qúa trình bệnh còn phụ thuộc vào độc lực của vi khuẩn, nếu vi khuẩn có độc lực cao nó sẽ xâm nhập vào máu gây bại huyết và chết nhanh, nếu vi khuẩn có độc lực vừa nó cư trú ở một số cơ quan nhất định như: Gan, phổi gây viêm, hoại tử . Vi khuẩn có độc lực yếu, nó cư trú ở một số cơ quan và gây bệnh mãn tính.

Sát trùng chuồng : Các chất sát trùng thông thường rất dễ tiêu diệt vi khuẩn như: Benkocide, Anova, Virkon,… Sử dụng kháng sinh có chất: Sulphaquinoxolone hay Tetracyclin Tăng cường chất điện giải,B – complex, Vitamin C.. để tăng đề kháng cho gà – LH: BS-KS Nguyễn Văn Xông để được tư vấn các điều trị bệnh ĐT: 0913.895.023 Zalo: 0913.895.023 Địa chỉ: 48 Âu Cơ, Hòa Thành, Tây Ninh