Đường Vành Đai Có Chức Năng Mục Đích Gì

Hiện nay, các tuyến đường vành đai đang được mở rộng về cả quy mô và chất lượng nhằm cải thiện thực trạng giao thông ở các khu đô thị có mật độ dân số cao.

‌Đường Vành Đai là gì?

Khái niệm Đường Vành Đai đôi khi được gọi là đường bao là đường chạy xung quanh nội đô, bao trọn lấy nội đô của một thành phố, một khu đô thị nào đó, nó có thể là một đường cao tốc đô thị hoặc đường xa lộ giúp cho các phương tiện trách được các đường nội đô, giảm bớt mật độ xe lưu thông.

Đường Vành Đai hoàn thiện là có thể tạo thành một đường bao khép kín, việc khép kín này có thể là tận dụng các đường hiện hữu rồi hoặc xây dựng các đoạn đường mới để phục vụ cho việc khép kín đường này sao cho phù hợp với hướng di chuyển và giảm bớt mật độ xe trong nội thành.

‌Mục đích của đường Vành Đai

Mục đích chính của đường này là tạo ra một đường đi mới nhanh hơn khi di chuyển từ hướng này qua hướng khác của một thành phố, hay từ một một thị trấn này qua một thị trấn khác của một khu đô thị mà không cần phải đi qua các trục đường nội ô tránh trường hợp kẹt xe, mật độ lưu thông cao.

Đường Vành Đai và đường tránh là hai khái niệm khác nhau, có thể coi đường Vành Đai là một đường tránh nhưng đường tránh không được xem là một đường Vành Đai, vì đường Vành Đai phải đi bao quanh một nội ô của đô thị nào đó.

Hiện nay các thành phố lớn trên thế giới hay một số tỉnh thành ở Việt Nam cũng đã áp dụng và cho thông xe các tuyến đường Vành Đai, cụ thể có thể kể đến Đại lộ Vành Đai Paris, đường Vành Đai 1,2 ở Thủ Đô Hà Nội.

‌Yêu cầu kỹ thuật khi xây dựng đường vành đai

Đường vành đai thường có tiêu chuẩn kĩ thuật cao, yêu cầu khắt khe trong quá trình xây dựng và kiểm định chất lượng.

Điều này nhằm đảm bảo cho độ bền của đường với thời gian đồng thời đảm bảo tuyệt đối cho người tham gia giao thông khi lưu thông trên đường. Phải có khổ rộng, có thể đi được nhiều làn xe.

Kết cấu mặt đường vững chắc bảo đảm xe chạy tốc độ cao. Điều này đòi hỏi nguồn vật liệu xây dựng phải đảm bảo đúng các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, ngoài ra là sự thi công nghiêm ngặt, đúng kỹ thuật.

Hai bên đường vành đai là hệ thống rào chắn an toàn, chắc chắc. Các cột mốc, biển hiệu chỉ đường luôn luôn phải đảm bảo đầy đủ và chính xác, định hướng cho người tham gia giao thông được thuận tiện hơn.

‌Chức năng của đường vành đai

Việc xây dựng, khai thác và bảo trì đường bao đô thị do địa phương quyết định. Điều này cần đảm bảo phù hợp với địa hình và thông tin quy hoạch của địa phương. Công dụng cụ thể như sau :

Tạo thêm một tuyến đường mới trong hệ thống giao thông địa phương. Đây là điều cần thiết trong tình trạng dân số đô thị tăng mạnh như hiện nay. Giúp việc di chuyển, đi lại của mọi người được đơn giản hơn nhiều.

Hoàn thiện hạ tầng giao thông của khu vực. Tạo nên sự kết nối đồng bộ cho các tuyến đường của địa phương.

Mang tới một lựa chọn đi lại thông thoáng hơn cho người dân. Làm giảm bớt áp lực ách tắc cho những nút giao thông khác trong đô thị.Kết nối các địa phương lân cận với nhau.

Giúp cư dân có thể nhanh chóng di chuyển mà không cần thông qua các tuyến đường nội đô. Từ đó thúc đẩy các hoạt động thương mại, vận tải, thông thương mua bán trong khu vực.

Khi xây dựng đường vành đai, yếu tố kỹ thuật cần được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Đồng thời, trước khi đưa vào sử dụng, nó cũng phải trải qua quá trình kiểm định chất lượng nghiêm ngặt. Từ đó, đảm bảo độ bền hạ tầng và an toàn cho mọi người khi lưu thông .