Đường ăn kiêng là gì? Sử dụng đường ăn kiêng có tốt không

Đường ăn kiêng đã được nhắc đến nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tuy nhiên bạn đã biết rõ về chúng chưa? Chúng là gì và sử dụng có tốt hay không? Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Đường ăn kiêng được biết đến là một chất tạo ngọt có công dụng thay thế các loại đường ăn thông thường, để tiện sử dụng cho những người đang có chế độ ăn kiêng, người thừa cân béo phì hoặc đang có bệnh lý chuyển hóa. Vậy cụ thể nó là gì, hãy cùng tìm hiểu.

1Đường ăn kiêng là gì?

đường ăn kiêng có tốt không

Đường ăn kiêng là chất được thêm vào thức ăn, đồ uống, có tác dụng tạo vị ngọt và thay thế cho đường ăn thông thường (sucrose).

Đường ăn kiêng hầu như không chứa calo giúp giảm cân hiệu quả và là lựa chọn tốt cho người ăn kiêng. Tuy nhiên, chúng có vị ngọt hơn đường ăn có thể đến vài nghìn lần.

Hiện nay trên thị trường có hai loại đường ăn kiêng phổ biến, đó là: chất tạo ngọt tự nhiên và chất tạo ngọt nhân tạo.

Chất tạo ngọt tự nhiên thường được sử dụng như:

– Nước ép trái cây và mật hoa.

– Mật ong.

– Đường mía.

– Xi-rô phong.

Chất tạo ngọt nhân tạo là các hóa chất có vị ngọt cao hơn đường ăn nhiều lần. Một số loại chất tạo ngọt nhân tạo đã được cấp phép sử dụng tại Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu, bao gồm:

– Aspartame: có vị ngọt hơn gấp 200 lần so với đường ăn, chứa rất ít calo nên không làm ảnh hưởng đến đường huyết sau khi ăn, thích hợp để nấu ăn và làm thức uống.

– Acesulfame kali: có vị ngọt gấp 200 lần so với đường ăn, hoạt động ổn định ở nhiệt độ cao hay môi trường có tính axit, bazơ trung tính, thích hợp để làm bánh nướng, đồ uống có gas và dược phẩm.

– Advantame: có vị ngọt gấp 20.000 lần so với đường ăn, không chứa calo, thích hợp để nấu ăn và làm bánh kẹo.

– Neotame: có vị ngọt gấp 13.000 lần so với đường ăn, chứa rất ít calo, hoạt động ổn định ở nhiệt độ cao, nhanh chóng được chuyển hóa, thích hợp để nấu ăn và làm bánh kẹo.

– Saccharin: có vị ngọt gấp 700 lần so với đường ăn, không chứa calo, thích hợp để làm bánh kẹo, thức uống, kem đánh răng và một số thuốc chữa bệnh.

– Sucralose: có vị ngọt gấp 600 lần đường ăn, hoạt động ổn định ở nhiệt độ cao hay môi trường có tính axit, bazơ trung tính, thích hợp để nấu nướng, làm nước giải khát và trái cây đóng hộp.

2Sử dụng đường ăn kiêng có tốt không?

đường ăn kiêng có lợi cho sức khỏe

Sử dụng đường ăn kiêng được cho là có nhiều lợi ích cho sức khoẻ, cụ thể như sau:

Kiểm soát cân nặng

đường ăn kiêng giúp kiểm soát cân nặng

Các loại đường ăn kiêng hầu như không chứa bất kì năng lượng nào, thêm vào đó, aspartame – một loại đường nhân tạo đem lại tác động tích cực trong việc giảm cân và giúp kiểm soát tốt năng lượng nạp vào mỗi ngày. Do đó, các loại đồ uống và thực phẩm được làm từ chất tạo ngọt nhân tạo luôn nhận được sự quan tâm từ những người đang có nhu cầu giảm cân hoặc duy trì cân nặng [1].

Theo một nghiên cứu được công bố trên Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), các thanh niên ở Hà Lan sau khi sử dụng một lượng nước ngọt có gas có chứa đường ăn kiêng, chỉ số khối cơ thể (BMI) của họ có sự thay đổi, cụ thể ở BMI ở nam giảm trung bình 1,7 và 1,2 ở nữ giới [2].

Là sản phẩm hiệu quả để sử dụng cho người mắc bệnh tiểu đường và các bệnh chuyển hoá khác

đường ăn kiêng phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường

Đường ăn kiêng không phải là carbohydrate, vì vậy chúng không làm tăng lượng đường trong máu, qua đó giúp người bệnh tiểu đường không những được thưởng thức các món ăn vẫn bảo toàn được hương vị, mà còn dễ dàng kiểm soát được đường huyết của họ [3].

Làm giảm sự thèm ăn

Đường ăn kiêng giúp làm giảm sự thèm ăn

Các nhà khoa học tin rằng, việc sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo sẽ làm cho cơ thể giảm bớt cảm giác đói bụng, ức chế sự thèm ăn, giảm thiểu lượng calo nạp vào, đem lại lợi ích không nhỏ cho việc giảm cân ở những người thừa cân béo phì [4].

Hỗ trợ sức khoẻ răng miệng

đường ăn kiêng giúp làm giảm tình trạng sâu răng

Đường để ăn hằng ngày là một trong các nguyên nhân gây ra sâu răng, tuy nhiên chất tạo ngọt nhân tạo được ghi nhận không có bất kì tương tác gì với các loại vi khuẩn trong khoang miệng, mặt khác chúng có cơ chế hoạt động tương tự như một chất trung hoà acid, do vậy chúng giúp làm giảm tình trạng sâu răng, các đối tượng đang điều trị bệnh về răng miệng rất thích hợp để sử dụng loại đường ăn kiêng này [5].

3Những lưu ý khi lựa chọn và sử dụng đường ăn kiêng

Đường ăn kiêng có một số lưu ý khi sử dụng

Đường ăn kiêng hầu như không chứa calo nên không tạo năng lượng cho người sử dụng nhưng vẫn đảm bảo được khẩu vị cho người dùng. Vì vậy, chúng không gây tích tụ mỡ thừa và tăng đường huyết. Qua đó, khuyến khích các đối tượng nên sử dụng đường ăn kiêng như:

– Người có nguy cơ hoặc đang mắc bệnh đái tháo đường.

– Người thừa cân, béo phì.

– Người muốn có một chế độ ăn lành mạnh.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Jotham Suez vào năm 2014 cho rằng chất làm ngọt nhân tạo có thể phá vỡ sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột ở một số người, điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa. Ngoài ra, những người mắc chứng rối loạn chuyển hóa hiếm gặp phenylketon niệu không thể chuyển hóa axit amin phenylalanin, được tìm thấy trong aspartame. Hơn nữa, một số người bị dị ứng với sulfonamid – một loại hợp chất của saccharin, có thể gây khó thở, phát ban hoặc tiêu chảy [6]. Vì vậy, những đối tượng không nên sử dụng đường ăn kiêng, bao gồm:

– Người bị phenylketon niệu.

– Người bị dị ứng với sulfonamide.

– Người có vấn đề đường ruột.

4Những tác hại và tương tác có thể xảy ra khi sử dụng đường ăn kiêng

Một số chất làm ngọt nhân tạo có thể gây ra các triệu chứng không mong muốn như đau đầu

Phá vỡ sự cân bằng vi khuẩn đường ruột

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo saccharin gây mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh về đường ruột thường gặp như đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy.

Gây nhức đầu, trầm cảm, co giật

Một số chất làm ngọt nhân tạo có thể gây ra các triệu chứng không mong muốn như đau đầu, trầm cảm, co giật. Đặc biệt ở những người đang có tình trạng rối loạn tâm thần nói chung, khả năng mắc phải trầm cảm thường cao hơn khi tiêu thụ aspartame.

Các đối tượng đặc biệt nên tránh sử dụng

Những người đang mắc bệnh phenylketon niệu hoặc bị dị ứng với suflonamid không nên sử dụng đường ăn kiêng, vì nó có thể gây khó thở, phát ban hoặc tiêu chảy.

Hi vọng bài viết trên đây sẽ cho bạn có thêm nhiều kiến thức cần thiết về đường ăn kiêng, giúp bạn có được sự lựa chọn đúng đắn khi sử dụng cho bản thân và gia đình nhé!

Nguồn: Healthline, Pubmed

Có thể bạn quan tâm:

>>>>> Hướng dẫn chọn và sử dụng đường ăn kiêng đúng cách

>>>>> Sử dụng Aspartam cho bệnh nhân tiểu đường