Đường 1 chiều là gì?

Trên các tuyến phố chính của các thành phố lớn thường được bố trí các đường một chiều để điều tiết phương tiện giao thông tham gia đảm bảo việc lưu thông phương tiện. Vậy đường 1 chiều là gì? Biển báo đường 1 chiều thể hiện như thế nào? Vi phạm quy định đường 1 chiều xử lý như thế nào?

Sau đây, Chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến đường 1 chiều.

Đường 1 chiều là gì?

Đường một chiều là đường chỉ cho đi một chiều.

Có thể dễ dàng nhận thấy, đường 1 chiều các phương tiện di chuyển với nhau theo cùng một chiều đi và không có phương tiện nào trên đường này di chuyển theo chiều ngược lại.

Biển báo đường 1 chiều

Biển báo đường 1 chiều có các ký hiệu biển báo sau:

– Biển báo đường 1 chiều chỉ dẫn R 407a và có tên biển báo là biển báo đường một chiều. Biển báo này chỉ cho phép phương tiện đi thẳng theo chiểu mũi tên ký hiệu trên biển báo.

Vị trí đặt biển đường 1 chiều R 407a: Biển báo thường được đặt sau ngã ba, ngã tư.

Mô tả biến báo: biển báo có màu xanh bên trên là hình mũi tên trắng chỉ cho phép các loại phương tiện giao thông đường bộ đi vào theo chiều mũi tên chỉ (đi thẳng), cấm quay đầu ngược lại.

– Biển báo đường 1 chiều chỉ dẫn R 407b và có tên biển báo đường 1 chiều. Biển báo này chỉ dẫn xe chỉ được phép chạy 1 chiều.

Vị trí đặt biển đường 1 chiều R 407b: biển báo thường đặt trước ngã ba, ngã tư.

Mô tả biến báo: biển báo có màu xanh bên trên là hình mũi tên trắng chỉ cho phép các loại phương tiện giao thông đường bộ đi vào theo chiều mũi tên chỉ dẫn (rẽ phải), cấm quay đầu ngược lại.

– Biển báo đường 1 chiều chỉ dẫn R 407c và có tên biển báo đường 1 chiều. Biển báo này chỉ dẫn xe chỉ được phép chạy 1 chiều.

Vị trí đặt biển đường 1 chiều R 407c: biển báo thường đặt trước ngã ba, ngã tư.

Mô tả biến báo: biển báo có màu xanh bên trên là hình mũi tên trắng chỉ cho phép các loại phương tiện giao thông đường bộ đi vào theo chiều mũi tên chỉ dẫn (rẽ trái), cấm quay đầu ngược lại.

Có được lùi xe trên đường 1 chiều không?

Pháp luật quy định cấm các phương tiện tham gia giao thông đường bộ lùi xe trên đường một chiều. Vì những hành vi này rất dễ gây ra tai nạn giao thông, cản trở các phương tiện khác đang lưu thông trên đường.

Theo quy định tại điểm o khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi ô tô lùi xe trên đường 1 chiều sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi máy kéo, xe máy chuyên dùng lùi xe trên đường 1 chiều sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm.

Mức phạt vi phạm đối với hành vi đi ngược chiều của đường 1 chiều

– Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:

+ Theo quy định tại Điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi đi ngược chiều của đường 1 chiều sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm.

+ Đối với trường hợp đi ngược chiều của đường 1 chiều mà gây tại nạn giao thông thì mức phạt vi phạm sẽ là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm (khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

– Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn:

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều (Khoản 5 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều gây tai nạn giao thông (khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

– Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng:

+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều (khoản 4 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

+ Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều gây tai nạn giao thông (khoản 7 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

– Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác:

+ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến đường 1 chiều là gì? Biển báo đường 1 chiều thể hiện như thế nào? Vi phạm quy định đường 1 chiều xử lý như thế nào? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.