Thí sinh được đăng ký bao nhiêu nguyện vọng 2022?

Khi đăng ký nguyện vọng để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng một trong những băn khoăn của rất nhiều thí sinh đó là Thí sinh được đăng ký bao nhiêu nguyện vọng 2022?

Nguyện vọng là gì?

Nguyện vọng là mong muốn, ước nguyện của thí sinh khi muốn đăng ký vào các trường đại học, cao đẳng.

– Với xét tuyển đại học, nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất, sau đó đến nguyện vọng 2,3,4… Số lượng nguyện vọng tùy thuộc vào số lượng sở thích, học lực, năng lực của các thí sinh.

– Khi một ngành, trường xét tuyển thi thí sinh sẽ được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi và dù là nguyện vọng nào thì cũng đều được xét tuyển giống nhau không phân biệt.

Trừ trường hợp các thí sinh có điểm thi bằng nhau, tiêu chí phụ bằng nhau thì thí sinh nào có nguyện vọng xét tuyển cao hơn sẽ được ưu tiên. Các nguyện vọng là bình đẳng và mỗi ngành hoặc nhóm ngành tuyển sinh của trường sẽ chỉ có 1 điểm chuẩn chung.

– Theo quy chế xét tuyển đại học hiện nay thì thí sinh không bị giới hạn nguyện vọng khi xét tuyển. Tuy nhiên cần lưu ý nếu đăng ký quá nhiều nguyện vọng sẽ mất nhiều chi phí trong làm hồ sơ xét tuyển. Do đó trước khi đăng ký nguyện vọng cần phải lưu ý.

– Trong Hướng dẫn tổ chức kỳ thi THPT và xét công nhận tốt nghiệp của Bộ Giáo dục và đào tạo, thí sinh có quyền thay đổi nguyện vọng của mình ngay sau khi biết kết quả kỳ thi THPT quốc gia một lần duy nhất trong khoảng thời gian quy định.

Trước khi trả lời cho câu hỏi Thí sinh được đăng ký bao nhiêu nguyện vọng 2022? Thì cần nắm được khái niệm nguyện vọng theo nội dung trên.

Thí sinh được đăng ký bao nhiêu nguyện vọng?

– Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo thì năm 2022, từ chủ trương giữ ổn định công tác tuyển sinh trình độ đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định các thí sinh vẫn có thể được đăng ký nhiều nguyện vọng xét tuyển (không giới hạn số lượng) vào các ngành, các cơ sở đào tạo… Các nguyện vọng được xếp theo thứ tự từ 1 đến hết.

– Các thí sinh đăng ký xét tuyển chủ yếu bằng hình thức trực tuyến tại Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thí sinh được đăng ký bao nhiêu nguyện vọng 2022? Câu trả lời là thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng xét tuyển và không bị giới hạn số lượng nguyện vọng.

Cách đăng ký nguyện vọng xét tuyển

Thí sinh được đăng ký bao nhiêu nguyện vọng 2022? Đã được giải đáp ở nội dung trên theo đó cách đăng ký nguyện vọng như sau:

– Việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển đối với các phương thức phải thực hiện theo hình thức trực tuyến trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại địa chỉ:

https://thisinh.thithptquocgia.edu.vn hoặc trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

+ Tại giao diện chính, thí sinh nhập các thông tin CMND/CCCD, mật khẩu và mã xác thực rồi chọn ĐĂNG NHẬP vào hệ thống.

+ Tại giao diện trang chủ nhấn Đăng ký thông tin xét tuyển sinh để đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học 2022.

+ Thí sinh nhấp chọn mục đối tượng ưu tiên tuyển sinh (nếu có).

+ Nhấn vào dòng chữ “Nhập minh chứng ĐTƯT”.

+ Lúc này màn hình chọn ảnh sẽ hiển thị ra hãy nhấn giữ phím “Ctrl” trên bàn phím và nhấp chuột trái vào các ảnh minh chứng cần chọn. Sau đó, thí sinh nhấn Open để tải các ảnh lên.

+ Nhấp chọn dòng “Nhập minh chứng khu vực”.

+ Tương tự như bước nhập minh chứng đối tượng ưu tiên, thí sinh nhấn “Ctrl” và nhấn chuột vào các ảnh cần chọn rồi chọn Open để tải ảnh lên.

+ Sau khi điền đầy đủ các thông tin cần thiết, thí sinh nhấp chọn Lưu thông tin đăng ký xét tuyển sinh.

+ Thí sinh sử dụng tài khoản đã được cấp để nhập, sửa, xem thông tin nguyện vọng trên hệ thống.

– Trong quá trình cân nhắc nguyện vọng xét tuyển đại học, thí sinh có thể tìm hiểu điểm chuẩn và một số thông tin cơ bản về các trường như địa chỉ, cách thức liên lạc, đề án tuyển sinh bằng cách bấm vào ô “Tra cứu đại học” ở góc phải trang điểm thi.

Những lưu ý khi đăng ký nguyện vọng

– Đầu tiên hãy liệt kê danh sách các trường, ngành muốn đăng ký theo học và thực sự yêu thích và xem điểm chuẩn những năm trước của trường. Nếu điểm xét tuyển quá cao so với năng lực của bạn thì nên loại bỏ.

– Bổ sung thêm các trường vào danh mục lựa chọn với điểm chuẩn của các năm trước cao hơn, thấp hơn hoặc bằng điểm tổ hợp môn để có thể dễ dàng so sánh lựa chọn một cách chính xác.

– Sắp xếp thứ tự các ngành hoặc trường theo sở thích của bạn, cái nào yêu thích nhất thì cho ưu tiên lên đầu. Việc sắp xếp này là theo mong muốn của bạn chứ không phải là xếp theo thứ tự điểm chuẩn và khả năng trúng tuyển theo đánh giá chủ quan của thí sinh.

– Thí sinh phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất tiếp đó là các nguyện vọng 2, 3).

– Đối với mỗi thí sinh, nếu đăng ký xét tuyển vào nhiều ngành, trường thì việc xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng. Trong đó nguyện vọng 1 là nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.

– Không nên xếp các ngành trường mà bạn không yêu thích vào nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 vì nếu những nguyện vọng này trúng tuyển bạn sẽ không còn cơ hội xét tuyển những ngành hoặc trường bạn thực sự yêu thích.