Tẩy nốt ruồi kiêng gì? 4 cách chăm sóc đúng để tránh sẹo

Tẩy nốt ruồi là phương pháp loại bỏ nốt ruồi trên da, mang lại diện mạo hoàn hảo cho người sở hữu. Tuy nhiên, dù công nghệ có hiện đại đến đâu thì thẩm mỹ tẩy nốt ruồi cũng ít nhiều tác động lên mô da. Vì thế, chăm sóc da kỹ lưỡng, đặc biệt là nắm rõ tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì có vai trò quan trọng giúp da phục hồi nhanh chóng, đạt được vẻ đẹp như ý.

1. Sau khi tẩy nốt ruồi kiêng gì

Yếu tố bạn cần đặc biệt quan tâm sau khi tẩy nốt ruồi đó chính là chế độ dinh dưỡng. Bạn cần phải biết tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì để tránh các thực phẩm không tốt cho quá trình lành thương, tăng nguy cơ hình thành sẹo xấu trong bữa ăn hàng ngày.

1.1 Rau muống

Rau muống có tác dụng kích thích sản sinh collagen mạnh mẽ, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lành thương. Ăn rau muống sau khi tẩy nốt ruồi khiến vết thương kéo da non liên tục dẫn đến gây sẹo lồi mất thẩm mỹ.

1.2 Các loại trứng

Tương tự như rau muống, trứng có tác dụng tăng sinh collagen, khiến quá trình chăm sóc hồi phục sau tẩy nốt ruồi cũng rất dễ để lại sẹo lồi không mong muốn. Ngoài ra, ăn trứng khi điều trị vết thương hở, vùng da bị thương sẽ trắng hơn so với vùng da còn lại, hiện tượng khá giống lang ben.

1.3 Thịt gà, thịt bò

Đây cũng là 2 loại thực phẩm nằm trong danh sách những món ăn hạn chế sau khi tẩy nốt ruồi vì chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng liền sẹo của da. Ăn thịt gà và thịt bò trong quá trình tẩy nốt ruồi còn hình thành sẹo trên da.

1.4 Đồ nếp

Những món ăn chế biến từ gạo nếp như: Bánh chưng, bánh tét, xôi… là những thực phẩm cực kỳ nóng, khiến vết thương bị viêm nhiễm kéo dài, lâu kéo da non và hình thành sẹo lồi trên da. Do đó, nên kiêng tất cả đồ nếp sau tẩy mụn ruồi để sớm có làn da mịn màng, hồng hào như mong đợi.

1.5 Hải sản

Hải sản, đồ tanh (cá, ốc, tôm…) có chứa khá nhiều đạm và gây ngứa trong quá trình hồi phục và lên da non. Hơn nữa, hải sản còn làm vị trí tẩy nốt ruồi dễ để lại sẹo lõm thâm. Bạn hãy cẩn thận với những loại thực phẩm trong thời gian bong vảy sau xóa nốt ruồi.

2. Sau tẩy nốt ruồi cần ăn gì để mau lành

Ngoài lo lắng tẩy nốt ruồi cần kiêng gì thì bạn cũng nên để lưu ý những thực phẩm cần bổ sung vào cơ thể, giúp vết thương mau lành da.

Một số loại thực phẩm bạn nên ăn sau khi tẩy nốt ruồi là:

– Nhóm thực phẩm giàu Vitamin A: Cà rốt, dưa hấu, rau bina, bí đỏ, dưa hấu…

– Nhóm thực phẩm giàu Vitamin E: Hạnh nhân, rau cải, hạt dẻ, bơ, đu đủ

– Nhóm thực phẩm giàu Vitamin C: Bông cải xanh, ổi, dâu tây, kiwi, cam, chanh…

– Các thực phẩm khác: Socola, nấm, hạnh nhân, hạt bí, hạt chia, hạt óc chó,…

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo và tuân thủ chế độ ăn uống, dinh dưỡng theo lời khuyên của bác sĩ để vết đốt mụn ruồi mau lành, bong vảy và đều màu vùng da xung quanh.

3. Tẩy nốt ruồi cần kiêng ăn trong bao lâu

Ít nhất 1 tháng sau khi tẩy nốt ruồi bạn cần kiêng ăn nghiêm ngặt. Từ 2-3 ngày đầu sau xóa nốt ruồi là khoảng thời gian da đóng vảy, 5-10 ngày tiếp theo vảy sẽ tự bong ra và bắt đầu xuất hiện da non. Và khoảng 1 tháng sẹo vẫn đang trong giai đoạn tiếp tục phát triển, Vì thế, trong khoảng thời gian, bạn tuyệt đối không được ăn các loại thực phẩm dễ gây sẹo để đạt được kết quả như mong đợi.

4. Chăm sóc đúng cách để tránh sẹo sau tẩy nốt ruồi

Chăm sóc da đúng cách có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến thời gian hồi phục vết thương và kết quả sau xóa nốt ruồi. Bên cạnh đó, chắc sóc da đúng cách cũng hạn chế tối đa những biến chứng không mong muốn như da bị sưng đỏ, mưng mủ làm tăng nguy cơ để lại sẹo thiếu thẩm mỹ.

Do vậy, bạn cần ghi nhớ những lưu ý dưới đây sau khi tẩy nốt ruồi:

4.1 Vệ sinh da đúng cách

Rất nhiều người mắc phải sai lầm nghiêm trọng đó là sử dụng oxy già hay dung dịch i ốt để sát khuẩn vết thương do tẩy nốt ruồi. Thực tế, những hóa chất trên khi sử dụng thường xuyên khiến vết thương bị bào mòn và loét sâu hơn. Kết quả là vết thương lâu lành và nguy cơ để lại sẹo cao hơn.

Thay vì dùng những chất sát khuẩn mạnh trên, bạn chỉ cần sử dụng nước muối sinh lý hay dung dịch hydroperoxide pha loãng cũng đủ để vệ sinh sạch sẽ vùng da tẩy nốt ruồi. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện cách vệ sinh da khác theo hướng dẫn của bác sĩ.

4.2 Uống thuốc theo đơn của bác sĩ

Ngoài vệ sinh vết thương, bạn còn cần phải sử dụng thêm thuốc kháng sinh và kháng khuẩn theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc vừa có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào da, vừa kích thích da mới tái tạo nhanh hơn.

Thêm một mẹo chống sẹo nữa mà dân gian vẫn hay truyền tai nhau là dùng nghệ tươi. Trong củ nghệ có chứa curcumin- chất kháng viêm diệt khuẩn vô cùng hiệu quả. Thoa nghệ sau khi vệ sinh da để đạt kết quả tốt nhất.

4.3 Sử dụng loại kem được chỉ định

Một số loại kem tái tạo da chứa các thành phần như Vitamin E, vitamin C và axit hyaluronic cũng được bác sĩ chỉ định. Các thành phần trên có khả năng điều tiết quá trình sản sinh collagen và elastin nhằm mang lại làn da mịn màng, không tì vết. Nên sử dụng thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua dùng theo ý mình.

4.4 Sử dụng thuốc giảm đau

Thời gian đầu sau khi xóa nốt ruồi, vùng da được xử lý có thể xuất hiện đau rát hay tê nhức khó chịu. Những cảm giác sẽ khiến bạn dùng tay đụng chạm vào vết thương, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Do đó, khi bạn cảm thấy đau nhức quá mức, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn loại thuốc giảm đau phù hợp.

Như vậy, sau khi tẩy nốt ruồi xong có rất nhiều lưu ý mà bạn phải ghi nhớ, đặc biệt là tẩy nốt ruồi kiêng gì. Để giúp vết thương nhanh lành, hạn chế tình trạng sẹo lồi, sẹo xấu gây mất thẩm mỹ, bạn hãy tuân thủ hướng dẫn cách chăm sóc từ bác sĩ và kiêng tuyệt đối các thực phẩm thuộc “danh sách đen” trong thời gian 1 tháng sau tẩy nốt ruồi.