Khối D07 gồm những môn nào?

Khối D07 là khối mới trong tuyển sinh nhưng hiện đã có mặt trong tổ hợp xét tuyển của nhiều trường Đại học. Vậy Khối D07 gồm những môn nào? trong nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết hơn về vấn đề này.

Khối D07 gồm những môn nào?

Căn cứ theo luật sửa đổi quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng của bộ giáo dục đào tạo. Hiện tại, các khối thi tuyển sinh đại học đã được mở rộng với nhiều môn thi tích hợp mới, mang đến nhiều cơ hội lựa chọn môn thi cho các em học sinh THPT.

– Khối D07 gồm 3 môn: Toán học, Hóa học, Tiếng Anh.

– Cũng như đối với các khối thi đại học truyền thống khác như khối A00, khối D1 thì cả ba môn khối D07 đều thi dưới hình thức trắc nghiệm.

Như vậy, khối D07 sẽ đặc biệt phù hợp với những bạn học sinh học theo học các môn của khối tự nhiên (Toán, Hóa) và đồng thời học tốt ngoại ngữ tiếng Anh. Bên cạnh đó, khối D07 cũng tạo ra lợi thế cho các bạn thí sinh khi xét tuyển thêm những tổ hợp khối thi khác như A01, C02.

Khối D07 gồm những ngành nào?

Hiện tại, với khối D07, bạn có thể lựa chọn theo đuổi 1 trong 465 ngành học của các trường đại học tuyển sinh khối D07 trên cả nước. Các khối ngành tuyển sinh chủ yếu liên quan đế ngôn ngữ Anh, y dược, luật, kinh tế,…. Cụ thể như sau:

– Các chuyên ngành thuộc nhóm kinh tế: Tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán, kinh tế, kinh tế quốc tế, kinh doanh quốc tế, marketing, kinh doanh quốc tế…

– Nhóm ngành kỹ thuật – xây dựng – giao thông: kỹ thuật địa chất, công nghệ kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật trắc địa bản đồ, kỹ thuật mỏ, công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, công nghệ kỹ thuật điện – điện tử, công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa,…

– Nhóm ngành y dược: Dược học, điều dưỡng, y học

– Nhóm ngành sinh học, môi trường: kỹ thuật môi trường, khoa học môi trường, Công nghệ chế biến lâm sản, công nghệ sinh học, quản lý tài nguyên và môi trường, …

– Nhóm ngành công nghệ thông tin khối D07: công nghệ thông tin, khoa học máy tính, hệ thống thông tin quản lý,…

– Nhóm ngành khách sạn, du lịch: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản lý khách sạn, …

– Nhóm ngành sư phạm: Sư phạm Hóa học, sư phạm Toán học, ngôn ngữ Anh,…

Lưu ý:

– Điểm chuẩn trung bình của các ngành học khối D07 thường lớn hơn hoặc bằng 15 điểm. Một số ngành khối D07 hot tại các trường đại học top đầu sẽ yêu cầu điểm chuẩn xét tuyển cao hơn.

Cần căn cứ vào xếp hạng trường, chỉ tiêu xét tuyển, điểm chuẩn xét tuyển các chuyên ngành của trường với khối thi D07 hàng năm để lựa chọn ra ngành học phù hợp với lực học của mình.

– Các ngành nghề tuyển sinh tổ hợp khối thi D07 khá đa dạng, xuất hiện ở hầu hết các ngành, lĩnh vực then chốt của xã hội, hứa hẹn mang đến rất nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ trong tương lai.

Tuy nhiên, để có thể tìm được ngành học phù hợp cho mình, các bạn cần phải cân nhắc thêm các yếu tố về tính cách, sở thích, điều kiện tài chính của gia đình,…

Các trường đại học có khối D07

– Có rất nhiều trường Đại học cao đẳng trên cả nước tuyển sinh khối D07. Dưới đây là danh sách các trường đại học top đầu trong cả nước tuyển sinh khối D07:

Các trường đại học khu vực miền Bắc tuyển sinh khối D07:

1.Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh;

2.Đại học Thái Nguyên;

3.Viện Đại học mở Hà Nội;

4.Đại học Nguyễn Trãi;

5.Đại học Kinh tế Quốc dân;

6.Đại học Bách khoa Hà Nội;

7.Học viện Nông nghiệp Việt Nam;

8.Đại học Khoa học tự nhiên;

9.Đại học Quốc gia Hà Nội;

10.Học viện Ngân hàng;

11.Đại học Ngoại thương (Cơ sở phía Bắc).

Các trường đại học khu vực miền Trung tuyển sinh khối D7:

1.Đại học Sư phạm;

2.Đại học Đà Nẵng;

3.Phân hiệu Đại học Nông Lâm TP.HCM tại Gia Lai;

4.Đại học Buôn Ma Thuột;

5.Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị;

6.Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum.

Các trường đại học khu vực miền Nam tuyển sinh khối D07:

1.Đại học Sư phạm TPHCM;

2.Đại học Ngoại ngữ-Tin học TPHCM;

3.Đại học Công nghệ Sài Gòn;

4.Đại học Mở TPHCM;

5.Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ;

6.Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu;

7.Đại học Cửu Long.

Ôn thi khối D07 như thế nào để đạt kết quả cao?

Đối với Môn Toán

– Ôn tập theo dạng đề giúp nhanh chóng nắm vững những công thức đó và tìm ra cách giải đề thi nhanh chóng, chính xác nhất.

– Hệ thống hóa các kiến thức cơ bản của chương trình học lớp 12 theo từng chủ đề để dễ nắm bắt hơn.

– Bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa, bởi chỉ khi nắm được kiến thức cơ bản, học kỹ phần lý thuyết thì mới có thể làm tốt các bài tập từ mức độ dễ đến khó.

– Nên ôn luyện công thức sau mỗi bài học để tránh dồn đến cuối chương.

– Ngoài ôn tập lý thuyết cần tích cực luyện giải đề thi để làm quen với các dạng bài và cấu trúc làm bài đó như thế nào để không bị bỡ ngỡ khi gặp phải bài toán trong đề thi.

– Sưu tầm các đề thi của năm trước, tập giải thử, sau đó đối chiếu với đáp án để biết mình còn yếu ở phần kiến thức nào.

Môn Hóa

– Phần lý thuyết: Nắm chắc kiến thức lý thuyết trong chương trình học cơ bản.

+ Thường xuyên làm bài tập, giải các đề thi THPT Quốc gia về phần lý thuyết, vận dụng để trả lời những hiện tượng có trong thực tiễn để có thể hiểu sâu hơn về bài học.

+ Tự viết phương trình, cân bằng phản ứng.

+ Ghi chép các ý quan trọng vào sổ tay bằng sơ đồ tư duy, điều này sẽ giúp bạn dễ hiểu, dễ nhớ về các kiến thức đó.

– Phần bài tập: Nắm chắc những công thức cơ bản

+ Biết áp dụng công thức cách tính toán phương trình phản ứng đồng thời lập và giải được các hệ phương trình về bảo toàn khối lượng, nguyên tố..

+ Nắm vững các tính chất đặc trưng của mỗi nguyên tố vì hầu hết các kiến thức lý thuyết của môn học này đều liên quan đến phương trình phản ứng.

+ Tìm hiểu về các phương pháp tính toán và biết cách sử dụng nhanh nhất.

Môn Tiếng Anh

– Cần nắm chắc từ vựng, ngữ pháp trong chương trình lớp 12. Thông thường các câu hỏi tập trung về ngữ pháp cơ bản sẽ chủ yếu về mạo từ, câu bị động, câu điều kiện, câu gián tiếp hay trong danh động từ, từ vựng.

– Chuẩn bị một quyển sổ nhỏ để ghi chú lại những từ ngữ mới hay các cấu trúc lạ hiếm gặp. Không ngừng làm thêm các bài tập về phần Reading để tăng vốn từ vựng.

– Cần cân đối thời gian học tiếng Anh hợp lý, nếu bạn dành 3 tiếng/ ngày để học môn tiếng Anh, nên chia nhỏ thời gian. Hãy dành 60 phút luyện đề, 30 phút chữa đề, 30 phút học từ mới và 60 phút để làm thêm các phần bài tập bạn thường giải sai khi luyện đề.