Củ Đinh lăng rừng Xịn bán với giá “Cực mềm”, Nhiều người Tá hỏa

Gần đây gặp củ “đinh lăng rừng” bán đầy hai bên đường thật ra là cây béo trắng của Tây Bắc, còn được gọi với tên khác là cây bổ béo (uống vào khiến người mập lên), người Bắc Giang gọi cây đó là béo trắng.

Tại TP.HCM trên nhiều tuyến đường xuất hiện các xe đẩy bán củ đinh lăng rừng có trọng lượng rất khủng (1-3kg mỗi chùm củ) nhưng giá lại rất thấp, chỉ từ 200-400k/kg. Nhiều người mua về ngâm rượu, được người tron nghề phân tích, mới “tá hỏa” vì đó là… Củ béo.

Củ đinh lăng rừng khủng nhưng giá mềm

Trường hợp gần nhất là trên đường đi Củ Chi, anh Võ Văn Ngân (ngụ Q.Phú Nhuận) đang đi công tác thì gặp hai bên Quốc lộ 22 (H.Củ Chi) xuất hiện nhiều xe đẩy cắm bảng “Củ đinh lăng rừng ngâm rượu tăng cường sinh lý, Ông uống bà khen”, giá 300k/kg, liền mua 2 ký về ngâm rượu uống cả năm.

Củ đinh lăng rừng giả

Trao đổi với người bán cho biết, củ đinh lăng rừng có nguồn gốc tại vùng núi Tây Ninh, trong lúc đang chặt củ ra phơi thì một người quen đến chơi cảnh báo “cẩn thận củ đinh lăng rừng giả”. Anh Ngân lo lắng, đến tìm gặp một thầy thuốc Đông y thì mới sững sờ khi nghe vị này giải thích đó là củ béo.

Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ (Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM) chia sẻ, mầy tuần gần đây đi làm trên đường, ông thường bắt gặp xe đẩy bán củ đinh lăng rừng, nhiều bệnh nhân cũng mang củ đinh lăng rừng đã mua ngoài đường nhờ ông kiểm tra và phát hiện đó là củ béo. Có bệnh nhân thậm chí đã uống hết cả hũ rượu củ béo rồi mới phàn nàn với ông: “Uống hết 5 lít rượu củ đinh lăng rừng ngâm mà sức khỏe không hề tốt lên, mà còn mệt người thêm”.

Tình cờ bên vỉa hè Quốc lộ 22 (Huyện Củ Chi, ngay dưới chân cầu An Hạ), gặp một chiếc xe máy chứa đầy những củ to cỡ bắp tay, nhiều rễ nhỏ, giá 250k/ký. Người bán cho hay đó là củ đinh lăng rừng, do những người dân tộc Tày đào từ trong rừng ở Bình Phước bán cho ông với giá 150k/kg. “Lâu lâu mới đào được một mẻ, mang đi bán, mua nhanh kẻo không còn” – người bán nói.

Củ béo giả củ đinh lăng rừng

Hai ngày sau, chúng tôi có việc quay lại khu này thì không thấy người đàn ông hom nọ, hỏi một anh chạy xe ôm cạnh đó mới biết, những người này không bao giờ bán lâu một chỗ mà thay đổi địa điểm liên tục, lỡ sản phẩm không tốt thì người mua không biết đâu mà tìm. Cũng bằng cách này, người mua càng tin vào độ khan hiếm của củ đinh lăng rừng.

Mùa này, dọc các tuyến đường trong nội thành HCM như đại lộ Phạm Văn Đồng (Q.Bình Thạnh), Quang Trung (Q.Gò Vấp), Cộng Hòa (Q.Tân Bình)… không mấy khó để bắt gặp những xe đẩy chất đầy củ đinh lăng rừng, mật nhân, ba kích. Đều là củ đinh lăng rừng nhưng mỗi chỗ báo giá, công dụng và nguồn gốc khác nhau.

Tại góc đường Cộng Hòa – Hoàng Hoa Thám (Q.Tân Bình), người bán làm cao: Củ này chỉ có ở vùng núi, rất hiếm nên nếu mua phải đặt hàng trước ba ngày, giá 400k/ký. Còn ở đại lộ Phạm Văn Đồng (Q.Bình Thạnh), củ đinh lăng rừng lại được bán với giá chỉ 350k/kg.

Trên đường Hải Thượng Lãn Ông (Quận 5) một chủ tiệm thuốc nam chia sẻ, củ đinh lăng tươi giá trung bình khoảng 300k/kg và phải đặt trước mới có, còn loại đã phơi khô cắt mỏng thì luôn có với giá cao hơn chút 350k/kg, đối với rượu ngâm củ đinh lăng giá tận 2 triệu đồng/bình.

Không tồn tại cây đinh lăng rừng

Đinh lăng còn được gọi các tên khác như nam dương sâm, cây gỏi cá, tên khoa học là Polyscias fruticosa (L), thuộc họ nhà ngũ gia bì Araliaceae, có vị đắng, hơi ngọt, tính mát.

Lá đinh lăng được dùng làm rau sống thông thường, đôi khi cũng để trị bệnh, tăng cường sức khỏe. Rễ đinh lăng dùng để nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng, bồi bổ khí huyết, điều trị đau lưng, mỏi gối, thông sữa, lợi tiểu, liệt dương, suy nhược sinh dục, kiết lỵ, chống dị ứng, giải độc thức ăn.

Lá đinh lăng có thể điều trị tắc tia sữa, cảm sốt, ho… Thân và cành đinh lăng có công dụng trị chứng phong thấp gây đau nhức xương khớp… Tại Viện Y học Việt Nam, các nhà khoa học thử nghiệm cho bệnh nhân dùng bột đinh lăng liều lượng 0,23- 0,50g/ngày ở dạng rượu ngâm nhẹ độ (30o) hoặc nước sắc, kết quả làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.

Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ cho biết, trước kia không dùng đinh lăng làm thuốc, nhưng thời gian gần đây nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng bồi bổ cơ thể, nên mới bắt đầu được dùng. Đinh lăng rừng không hề tồn tại mà chỉ trồng trong vườn nhà, miếu, đình, chùa, đất ruộng… nên chuyện củ đinh lăng rừng được rao bán một số nơi là không đúng.

Loại “đinh lăng rừng” bán hai bên đường thật ra là cây béo trắng (bùi béo), tại Tây Bắc người dân gọi là cây bổ béo (uống vào khiến người mập lên), người Bắc Giang gọi là béo trắng, còn tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc) gọi là đinh lăng rừng, nhưng không phải là loại đinh lăng như Viện Y học Việt Nam đã từng nghiên cứu.

Cây béo trắng thuộc họ thụ đào (Icacinaceae), tên khoa học là Gomphandra tonkinessis Gagnep, là loại mọc hoang dại ở vùng núi các tỉnh Hòa Bình, Hà Tây, hiện chưa có tài liệu nghiên cứu nào về thành phần hóa học.

Phân biệt củ đinh lăng với củ béo

BS Huỳnh Tấn Vũ chia sẻ, hai loại củ này mới nhìn rất giống nhau, mùi vị đều rất thơm nhưng bề ngoài rất dễ phân biệt. Rễ củ đinh lăng rất giòn, bẻ là gãy, trong khi củ béo thì không hề giòn, khi bẻ chỉ bị dập lõi, dập vỏ, vết dập tạo ra các tia lõi lởm chởm.

Củ đinh lăng rừng rất giòn

Củ đinh lăng có rễ mọc không theo quy tắc, to nhỏ không đồng đều; trong khi củ béo là rễ cọc, đôi khi xòe ngang nên người bán thường cắt hết rễ để tránh bị lộ.

Củ đinh lăng ngâm rượu có màu hơi vàng hoặc vàng đậm, vị ngọt nhẹ, thơm, càng lâu càng ngọt. Trong khi củ bùi béo ngâm rượu có màu hơi xỉn đen, uống vào thấy vị vị đắng, hơi chua.

Đinh lăng thời gian trồng lâu, tận 5-10 năm mới có củ bự, giá không hề rẻ 600k – 1 triệu đ/kg, phải hai củ mới được một ký. Tại các nơi có khí hậu nóng, cây phát triển tốt thì củ to hơn chút nhưng chỉ từ 1kg trở lại, còn mỗi củ béo lại nặng tới 1kg hoặc hơn.

Với cân nặng và kích cỡ như những củ bán ven đường, nếu đúng là đinh lăng thì giá phải từ vài đến vài chục triệu đồng/kg, tuổi củ phải từ 10-20 năm, không bao giờ có giá chỉ vài trăm ngàn đồng.

Nguồn: phunuonline.com.vn