Dầu Oliu Mua Ở Đâu, Loại Nào Tốt Nhất? Cách Bảo Quản Dầu Oliu

Công dụng làm đẹp của dầu ôliu đã được biết đến từ lâu nhưng mua dầu ôliu ở đâu và làm sao chọn được dầu ôliu thực sự tốt, giá cả phải chăng thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các chị những kiến thức thiết thực để chọn cho mình chai dầu ôliu tốt nhất.

Vào đây để xem làm cách nào làn da trắng mịn như em bé chỉ sau 7 ngày nhờ dầu ôliu.

Dầu oliu mua ở đâu - collection

1. Có bao nhiêu loại dầu ôliu?

Thông thường dầu ôliu sẽ được phân thành 4 loại sau:

– Extra virgin: là dầu thu được từ lần ép đầu tiên của quả ôliu nên được xem là tốt nhất, ít qua xử lý nhất.

– Virgin: cũng rất tốt, chỉ thua Extra Virgin.

– Pure: là dầu đã qua một số công đoạn xử lý, chẳng hạn như lọc và tinh chế.

– Extra light/Lite hoặc Pomace: đã qua chế biến đáng kể, chỉ còn lại chút ít hương vị của ô liu.

2. Nên mua dầu ôliu loại nào?

Nhìn chung, dầu ôliu Extra virgin là loại tốt nhất. Thế nhưng không nhất thiết lúc nào cũng dùng extra virgin.

Tùy vào mục đích sử dụng mà các chị hãy chọn loại dầu ôliu phù hợp và kinh tế nhất như sau:

Nhiều chị có tâm lí là giá càng mắc thì chắc càng tốt. Trên thực tế không phải lúc nào cũng vậy. Ngoài siêu thị Hà thấy có loại Extra Light của hiệu này mà giá mắc gấp đôi loại Extra Virgin của hiệu khác, cho nên không hẳn mắc tiền đã tốt hơn các chị nhé!

Hà có bài viết dánh giá về dầu ôliu mà Hà đang sử dụng tại đây.

3. Mua dầu ôliu ở đâu?

Hiện nay dầu ôliu được bán trong các siêu thị hoặc cửa hàng thực phẩm như Lotte Mart, Coopmart (cứ hỏi nhân viên trong đó họ sẽ chỉ), giá khoảng 90-150 nghìn/chai extra virgin 250ml tùy vào thương hiệu và nguồn gốc (loại pure olive hoặc extra light thì rẻ hơn).

Hiện tại có rất nhiều thương hiệu dầu oliu đang bán tại Việt Nam chứng tỏ dầu oliu đang ngày càng được biết đến và ưa chuộng, nhiều người Việt đã ý thức đến việc bảo vệ sắc đẹp và sức khỏe từ ôliu. Loại chai 250ml và 500ml là phổ biến nhất. Đa số dầu ôliu được nhập khẩu từ Tây Ban Nha, Ý và Hy Lạp.

Nếu chị nào “lười” tìm kiếm thì có thể tham khảo một loại dầu ôliu tốt mà Hà dùng.

4. Dầu ôliu Extra Virgin, Pure và Light khác nhau thế nào?

Extra virgin là dầu chưa tinh chế, được lấy từ nước ép đầu tiên của quả ôliu nên có hương vị tinh khiết nhất. Loại này thu được bằng phương pháp cơ học và vật lý trong điều kiện nhiệt độ được kiểm soát. Dầu oliu đạt tiêu chuẩn Extra Virgin (tiếng anh viết tắt EVOO) phải có nồng độ axit dưới 0.8% (dưới 1%). Càng ít qua xử lý thì dầu ôliu càng đảm bảo được chất lượng cũng như hương vị.

Virgin cũng lấy từ nước ép đầu tiên của ô liu, thu được cùng một cách như Extra Virgin nhưng có nồng độ axit cao hơn so với Extra Virgin một chút , nên cũng được xem là rất chất lượng.

Extra virgin và Virgin được dùng cho làm đẹp và ăn sống (món rau trộn).

mua-dau-oliu-o-dau-3-loai

Pure Olive (hoặc 100% pure) dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng vì cái tên rất “đẹp” (dịch ra là “100% tinh khiết”, tinh khiết nghĩa là không còn tạp chất, nhưng cũng không còn dinh dưỡng, giống như đường tinh luyện hay muối tinh luyện vậy). Hiểu đúng thì Pure olive là dầu đã qua xử lý bằng hóa chất để loại bỏ tạp chất nên tính nguyên chất bị giảm nhiều. Nếu chai dầu chỉ ghi là “Olive oil” thì tự hiểu là loại Pure.

Pure rẻ hơn Virgin, được dùng để nấu ăn.

Extra Light (Light hoặc Olive) cũng là cái tên “đẹp” trong thương mại, có thể đánh lừa người mua. Loại này hoàn toàn không được kiểm soát hoặc chứng nhận bởi bất kỳ tổ chức nào. Không thể biết chắc được bên trong loại extra light là những loại dầu gì, đôi khi được thay hoàn toàn bằng các loại dầu thực vật khác và thêm chút hương liệu ôliu mà thôi.

Extra light là loại rẻ nhất, dùng để đánh bóng đồ vật (không dùng cho nấu nướng hay làm đẹp).

5. COOC là gì? AOC, DOP, DO … là gì?

Ở châu Âu và Bắc Mỹ, các chai dầu ôliu thường có thêm logo chứng nhận trên nhãn chai để đánh giá chất lượng của dầu ôliu. Một trong những logo có uy tín nhất làCOOC, viết tắt của California Olive Oil Council (Hội đồng dầu ôliu California – Mỹ). Đây là chứng nhận dầu ôliu 100% extra virgin. Vì vậy, nếu thấy logo COOC, các chị có thể hoàn toàn yên tâm mình đang sử dụng loại dầu nguyên chất nhất.

dau-oliu-mua-o-dau-cooc-aoc-certified

Ngoài ra các chứng nhận “AOC”, “DOP” , “DPO” hoặc“DO” cũng là dầu extra virgin nguyên chất. “AOC” là chứng nhận của Pháp, “DOP” hoặc “DPO” là chứng nhận của Ý (Denominazione d’Origine Protetta); còn “DO” là chứng nhận của Tây Ban Nha (Denominacion de Origen).

Những logo chứng nhận này thường thấy trên các chai dầu ôliu bán ở nước ngoài (Mỹ, châu Âu), còn các loại dầu nhập khẩu vào Việt Nam thì Hà ít thấy. Các chị chỉ cần dựa vào tiêu chí “Extra virgin”, “Pure” hoặc “Light” để mua là đủ.

6. Cách bảo quản dầu ôliu như thế nào?

Vấn đề bảo quản dầu ôliu cũng rất quan trọng. Dầu ôliu nên được sử dụng trong vòng 3 tháng sau khi mở nắp, nên đựng trong chai thủy tinh sậm màu, giữ lạnh và tránh ánh sáng. Nếu bảo quản không tốt hoặc để quá thời gian này thì chất lượng dầu ôliu giảm đi đáng kể cho dù là loại tốt nhất. Lúc đó giá trị dinh dưỡng hay làm đẹp không còn như trước.

Sau khi mua về thì tốt nhất nên san ra một chai nhỏ để dùng dần nhằm hạn chế quá trình oxy hóa do mở nắp.

Thông tin thêm:

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí New Scientist đã xác nhận rằng ánh sáng phá hủy rất nhiều các chất chống oxy hóa trong dầu ôliu. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bari (miền nam nước Ý), đã so sánh chất lượng một chai dầu Extra virgin để ở ánh sáng trong siêu thị và một chai dầu để trong bóng tối. Sau 12 tháng, chai dầu được lưu trữ trong siêu thị bị mất ít nhất 30% tocopherols (vitamin E) và carotenoids, còn mức peroxide (gốc tự do) lại tăng cao, nên không còn được xem là Extra virgin nữa.

Theo nghiên cứu tiến hành tại trường Đại học Lleida (Tây Ban Nha) và một báo cáo trên Tạp chí Nông nghiệp và Hóa Thực phẩm (Journal of Agriculture and Food Chemistry) cho thấy nồng độ chất diệp lục trong dầu ôliu giảm 30%, beta-carotene giảm 40% và vitamin E giảm 100% sau 12 tháng lưu trữ ở điều kiệt rất tốt.

Xem kinh nghiệm để làn da trắng mịn như em bé chỉ sau 7 ngày nhờ dầu ôliu.

Disclaimer: Những ý kiến hay quan điểm trong các bài viết là của cá nhân Hà (Xem chi tiết…)

Tổng hợp –

  • [ VẠCH TRẦN ] Cốm trí não G-Brain có tốt hay không ? Thành phần giá bán sản phẩm

  • [Đánh giá] Ghế xếp Hakawa có tốt không? Ưu điểm của sản phẩm

  • Cách làm lại sim Vietnamobile đơn giản khi bị hỏng, mất

  • Câu 2 trang 35 SGK Tin học 11

  • Cua Đồng Giống

  • TOP 10 Địa chỉ bán điện thoại cũ giá rẻ tại Hà Nội

  • 100g bột mì bao nhiêu calo? Ăn bột mì có tăng cân không?