Dầu Láp – Rất quan trọng với xe tay ga nhưng thường bị &quot Quên &quot

Nếu như các dòng xe số bình thường chỉ cần thay dầu máy là xong thì xe tay ga lại cần chăm sóc kỹ hơn với việc thay cả dầu láp.

Vậy dầu láp là gì? Bao lâu thay dầu láp? Cách thay dầu láp xe tay ga ra sao? Hãy cùng MiennamPetro tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

bn

1. Dầu láp xe tay ga và công dụng

Dầu láp hay còn được gọi là dầu hộp số, nhớt hộp số, dầu cầu… Loại dầu này có tác dụng bôi trơn giúp bộ bánh răng truyền động bánh sau của xe tay ga vận hành trơn tru hơn. Theo các chuyên gia kỹ thuật, khi điều khiển xe tay ga, các bạn cần lưu ý đến việc thay dầu láp định kỳ giống như khi thay dầu máy. Theo khuyến cáo thì xe tay ga cứ 3 lần thay dầu máy thì một lần thay dầu láp.

lAP

Sợ dĩ có dầu láp vì xe tay ga sử dụng hệ thống truyền động vô cấp, dẫn động bằng dây đai thay cho xích và hộp số. Ở cầu sau xe tay ga sử dụng hệ thống bánh răng dẫn động đến trục bánh xe và dầu nhớt để bôi trơn gọi là dầu láp hay nhớt hộp số.

Công dụng của dầu lap

  • Dầu lap giúp các chi tiết hộp số của xe ga được bôi trơn, giảm ma sát lên các chi tiết mỗi khi xe di chuyển
  • Giúp các chi tiết bên trong hộp số bánh sau xe không bị han gỉ hay oxy hoá.

2. Tác hại của việc không thay dầu láp

Do các bánh răng truyền động hoạt động thường xuyên với tốc độ và tải trọng cao, nếu không được bôi trơn thường xuyên sẽ dẫn đến bị mài mòn, tạo ra độ rơ dẫn đến tăng tính va đập giữa các bánh răng tạo nên tiếng kêu và làm giảm công suất truyền động. Nếu tình trạng này kéo dài làm tăng độ mài mòn nhanh, tiếng kêu càng lớn và thâm chí có thể gây vỡ, mẻ các bánh răng và bị trượt khiến xe không di chuyển được.

jkj

Hệ thống truyền động xe tay ga một khi xảy ra sự cố hư hỏng sẽ tốn rất nhiều chi phí thay mới

Theo khảo sát, có một số trường hợp còn sử dụng dầu động cơ (dầu máy) thay cho dầu láp. Việc sử dụng dầu động cơ cho công dụng này không hiệu quả lắm vì Scooter Gear Oil có độ nhớt cao hơn dầu động cơ, nhưng không phải gấp 2, gấp 3! Scooter Gear Oil có phụ gia EP trong khi dầu đc không có, Scooter GO không có phụ gia giảm ma sát mà dầu đc thì có, SCO không có phụ gia tẩy rửa/phân tán, dầu đc lại có.

Với những xe tay ga do cấu tạo đặc biệt, đường ống thông hơi của hộp số tự động thấp nên nước rất dễ lọt vào và làm cho dầu láp bị axit hóa chuyển từ màu vàng sang màu trắng đục và giảm tính bôi trơn. Bánh răng sẽ nhanh chóng bị phá hủy và gây ra tiêng hú to và rất tốn xăng.

Với dòng xe tay ga Vespa, để kiểm tra, chỉ cần tháo que thăm dầu hộp số xem tình trạng dầu có khác thường hay không. Còn trên các xe như Honda, Yamaha, có thể tháo ốc nạp ra kiểm tra. Nếu có hiện tượng bị nước lọt vào, tốt nhất nên thay dầu láp mới. Cần kiểm tra thêm ống thông hơi hộp số đã định vị vào đúng vị trí chưa.

Đôi khi còn có trường hợp phớt láp bị rò rỉ, dầu sẽ lọt vào khu vực dây đai truyền động, làm trượt đai và dầu láp cũng bị hao, dẫn đến không đảm bảo chức năng truyền động.

Nhiều trường hợp sau khi kiểm tra bộ bánh răng truyền động còn bị mòn hoặc sứt mẻ, thì phải thay thế. Được biết, chi phí thay thế bộ bánh răng rất tốn kém, những dòng xe cao cấp như Honda SH khoảng 6 triệu đồng, đối với các dòng xe khác như Honda Air Blade hay Lead hay SCR cũng từ 1 đến 2 triệu đồng. Với những trường hợp sau khi xe đi vào chỗ ngập nước sâu thì cần đưa xe đi kiểm tra.

Các kỹ sư khuyến cáo khách hàng sử dụng xe tay ga nên thường xuyên kiểm tra, thay thế dầu láp và bảo dưỡng xe theo định kỳ. Trường hợp máy kêu to hoặc có tiếng hú, máy gằn và ì hơn bình thường thì cần đưa xe đi kiểm tra sớm.

3. Khi nào cần thay dầu láp?

Thông thường, một chiếc xe tay ga cần được thay dầu máy (dầu động cơ) khi xe vận hành khoảng 1.500 đến 2.000km và cần thay dầu láp sau khoảng 5.000 – 6.000km (3 lần thay dầu máy/1 lần thay dầu láp). Đặc biệt, khi xe bị ngập nước, hoặc nước lọt vào hộp truyền động bánh sau thì cần phải thay ngay dầu láp để tránh hư hỏng làm giảm tuổi thọ của hộp truyền động.

Tình trạng dầu

Khi sử dụng xe tay ga, các bạn nên kiểm tra thường xuyên tình trạng dầu nhớt của xe. Tuỳ theo màu sắc của dầu mà bạn sẽ biết có nên thay thế chúng hay không. Theo đó:

  • Nếu dầu có màu đen hoặc nâu sậm thì đây là biểu hiện của dầu có chất lượng kém. Nếu bạn tiếp tục sử dụng loại dầu này thì các chi tiết sẽ rất nhanh bị hao mòn. Chính vì vậy, nếu thấy dầu có tình trạng này thì bạn nên thay ngay lập tức nhé.
  • Nếu dầu có màu trắng sữa thì có nghĩa là có nước lọt vào bên trong. Lúc này, tính chất của dầu lap đã bị mất đi. Vì vậy, nếu thấy dầu trong tình trạng này thì bạn nên đem xe tới cơ sở sửa chữa để nhân viên có thể vệ sinh, thay mới dầu và kiểm tra các hoạt động của bộ lap.
  • Nếu dầu có màu vàng tươi và trong thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm và tiếp tục sử dụng.

Cần chú ý với những trường hợp sau khi xe đi vào chỗ ngập nước sâu thì cần đưa xe đi kiểm tra. Và quan trọng là cần thay nhớt hộp số, nhớt láp cho xe tay ga định kỳ và đúng tiêu chuẩn.

yh

Nước vào nhớt hộp số xe tay ga sẽ gặp tình trạng nhớt mất khả năng bôi trơn.

Tùy từng loại xe tay ga và điều kiện hoạt động thực tế của xe, các kỹ thuật viên sẽ tư vấn loại dầu và thời gian định kỳ phù hợp. Quy trình thay dầu láp đơn giản, chi phí không lớn nhưng nếu bạn không lưu ý thì tuổi thọ của bộ láp cũng như hệ thống truyền động của xe sẽ giảm đi đáng kể. Theo kinh nghiệm thì cứ 3 lần thay dầu máy thì một lần thay dầu láp.

4. Lựa chọn dầu láp và cách thay dầu láp cho xe tay ga

Loại dầu láp dùng cho xe tay ga trên thị trường hiện nay thường có dạng tuýp, thường có độ nhớt SAE 80W-90.

co

SCOOTER GEAR OIL là loại dầu hộp số chuyên dụng cho các dòng xe tay ga

Việc lựa chọn đúng dầu hộp số cho xe cũng rất quan trọng. Các nhà sản xuất dầu nhớt khuyến cáo nên sử dụng dầu hộp số có tiêu chuẩn API GL-5, SAE 80W-90 để bôi trơn hộp số xe tay ga. Giá của các loại dầu láp dao động trong khoảng từ 20 đến 40 ngàn/tuýp tùy loại.

  • Cách thay dầu láp đúng chuẩn

Chuẩn bị dụng cụ để thay dầu láp: – Chìa khoá hoặc tuýp 12 – Thau hoặc lon để đựng nhớt cũ

– Bình hoặc tuýt nhớt láp mua ở các tiệm phụ tùng xe, tùy từng loại xe mà thay từ 120ml đến 280ml, nhân viên cửa hàng bán nhớt sẽ tư vấn xe bạn phù hợp mua 1 tuýt hay 2 tuýt.

Cách xác định ốc nhớt thì rất đơn giản: ngay cuối vị trí lốc nồi gần trục của bánh sau, các bạn tìm hai con ốc nào có chêm thêm long đền là hai con ốc nhớt láp, con nào nằm cao hơn là con mở ra để đổ nhớt vô, con nào nằm thấp thì con đó để xả nhớt ra.

bn

Vị trí ốc nhớt nạp ở bên trên và ốc nhớt xả nằm phía dưới

Sau khi xác định được vị trí ốc nhớt rồi thì việc tiếp theo đó là dùng tuýp 12 tháo con nằm ở vị trí thấp hơn trước. Sau khi tháo thì ngay lập tức đưa lon đựng nhớt cũ vào tránh để nhớt chảy ra sàn nhà rất trơn. Sau đó mới tháo con ốc nằm ở vị trí cao hơn.

han

Tháo ốc nhờn xe tay ga bằng tuýt 12.

Việc tiếp theo thì lại ngược lại ban đầu, bạn sẽ phải lắp lại con ốc nằm ở vị trí thấp hơn trước. Lời dặn dò của mình đó là khi lắp lại thì siết ốc với lực vừa phải, không quá nặng cũng ko quá nhẹ. Răng ốc bị tuôn luôn luôn là một vấn đề nghiêm trọng.

máy dbe

Trước khi xả bỏ nên cẩn thận đặt thao ở dưới lốc máy để tránh rơi nhờn cũ ra sàn nhà.

Sau đó, bạn chú ý vặn ốc xả vào mới tháo con ốc nạp nằm ở vị trí cao hơn để châm nhớt láp mới vào.

Kinh nghiệm của thợ máy chuyên nghiệp đó là khi lắp lại bạn siết ốc với lực vừa phải, không quá mạnh cũng ko quá nhẹ. Răng ốc bị tuôn hay còn gọi trờn ren là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng.

Lưu ý: khi châm nhớt lap xe tay ga, bạn nên bóp từ từ đừng bóp mạnh tay, để tránh nhớt bị xịt lung tung ra sàn nhà rất mất thời gian để lau dọn.

LP

Nhớ châm nhờn hộp số không nên quá bạo lực để tránh nhớt láp bắn ra ngoài.

Châm nhớt xong thì việc cuối cùng phải làm tất nhiên là siết lại ốc. Nhớ quay bánh xe vài vòng cho nhớt chảy đều trong khoang nhớt, không bị đọng lại.

Lời kết:

Như vậy, qua bài viết này Miennampetro hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của dầu Lap trên xe tay ga. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm dầu lap hoặc có thắc mắc xin mời quý khách hàng liên hệ và truy cập:

CÔNG TY CP DẦU NHỚT VÀ HÓA CHẤT MIỀN NAM

(MIENNAMPETRO)

Hotline/Zalo/Viber: 0938.809.226 Website: www.miennampetro.com.vn Facebook: www.facebook.com/miennampetro