Đau quai hàm: Nguyên nhân, triệu chứng, uống gì khỏi bệnh?

Đau quai hàm là hiện tượng khá phổ biến, nhưng cho rằng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nên nhiều người thường bỏ qua chúng. Vậy đau quai hàm có nguy hiểm không? Xử lý như thế nào hiệu quả? Cùng xem chia sẻ của Bác sỹ Nguyễn Thị Hằng (Bs Y học cổ truyền) trong bài viết dưới đây.

1. Đau quai hàm là bệnh gì?

Khớp quai hàm thực hiện các hoạt động như ăn, uống, nói chuyện… Đau xương quai hàm là những cơn đau khó chịu xuất hiện tại hàm.

Ban đầu có thể là cảm giác đau nhẹ, đột ngột xuất hiện và tự biến mất. Nhưng càng về sau này cơn đau sẽ càng dữ dội, kéo dài trong nhiều ngày. Khi đó, chức năng của quai hàm sẽ suy giảm, ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và giao tiếp hàng ngày của bạn.

Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải hiện tượng đau xương hàm, bất kể là người già hay trẻ nhỏ, nam giới hoặc nữ giới. Nhưng nữ giới trong giai đoạn dậy thì và mãn kinh thường có nguy cơ mắc cao hơn hẳn.

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh đau quai hàm

Đau xương quai hàm là dấu hiệu ban đầu của nhiều bệnh lý nguy hiểm sau đây:

2.1. Rối loạn khớp thái dương hàm

Có tới 50% người đau quai hàm là do nguyên nhân này gây ra. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có nguy cơ mắc phải bệnh này cao hơn hẳn các nhóm đối tượng khác.

2.2. Nghiến răng hoặc mở miệng quá rộng

Nghiến răng nhiều lần hoặc ngủ há miệng quá rộng khi ngủ cũng có thể dẫn đến tổn thương khớp quai hàm và gây ra tình trạng đau nhức.

2.3. Viêm tủy xương quai hàm

Đây là tình trạng nhiễm trùng tại tủy xương quai hàm, ảnh hưởng trực tiếp đến xương và các mô liên quan.

2.4. Thoái hóa khớp xương hàm

Thoái hóa khớp xương hàm có thể khiến bề mặt xương mỏng đi. Khi hoạt động, hai đầu xương sẽ cọ xát vào nhau và gây ra đau nhức.

2.5. Viêm màng hoạt dịch

Lớp lót của khớp quai hàm hoặc dây chằng nối bị viêm cũng gây đau ở quai hàm.

2.6. Bệnh về răng miệng

Các bệnh như: sâu răng, viêm chân răng, sưng nướu, răng mọc lệch… cũng có thể gây đau quai hàm trái hoặc phải

2.7. Các vấn đề về viêm xoang

Những vấn đề tại khoang mũi cũng có thể tạo ra các ảnh hưởng tới quai hàm.

Ngoài ra, tình trạng căng thẳng, nhức đầu hay đau dây thần kinh quai hàm cũng gây ra cảm giác đau tại khớp xương này.

3. Triệu chứng bệnh đau quai hàm

Một số triệu chứng thông thường bao gồm đau quai hàm gần tai, cứng quai hàm, hoặc nhức đầu. (Theo helobacsi.com)

3.1. Triệu chứng phổ biến

Phổ biến nhất là triệu chứng đau quai hàm bên trái hoặc bên phải, đau dưới tai. Cụ thể, bạn sẽ thấy đau khi thực hiện các hoạt động như:

– Há miệng

– Nhai, nhuốt thức ăn

– Uống nước

– Nói chuyện

– Ngáp

3.2. Một số triệu chứng khác

Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị:

– Sưng một bên má hay đau nhức cả một vùng mặt

– Nóng sốt

– Ù tai, chóng mặt.

– Khi tình trạng trở nên nặng hơn, sẽ phát ra các tiếng kêu lục cục tại khớp, đau liên hồi.

– Thậm chí, bạn không thể há miệng ra hoặc khép miệng lại do quai hàm bị co cứng.

Đau quai hàm rất dễ nhầm với các bệnh như viêm tuyến nước bọt, viêm tai giữa… Do đó, cần tới cơ sở y tế để thăm khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường tại khu vực này. Phát hiện bệnh từ sớm sẽ giúp việc điều trị nhanh chóng đạt được hiệu quả. Rút ngắn thời gian và chi phí điều trị.

4. Chẩn đoán đau quai hàm

Chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng đau quai hàm, từ đó sẽ có phương pháp điều trị hiệu quả. Để làm được điều này, bác sỹ cần thực hiện các hành động sau:

4.1. Chẩn đoán lâm sàng

Khám lâm sàng, bao gồm đánh giá các dây thần kinh, xương cổ, hàm, miệng và cơ bắp.

4.2. Chẩn đoán hình ảnh

Chụp X-quang hoặc MRI sẽ thu được hình ảnh khớp quai hàm có bị tổn thương hay không và mức độ tổn thương hiện tại như thế nào?

4.3. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm tốc độ máu lắng.

Thông qua quá trình thăm khám và xét nghiệm, nếu bác sỹ nghi ngờ về một nguyên nhân nào đó, họ có thể chỉ định để bạn làm thêm các xét nghiệm khác để có đủ cơ sở kết luận về bệnh.

5. Điều trị đau quai hàm

Việc điều trị đau quai hàm sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, căn cứ vào đó bác sỹ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị cụ thể:

5.1. Điều trị nha khoa

Nếu xuất phát từ các bệnh về răng miệng, người bệnh sẽ được điều trị bằng các phương pháp như: niềng răng, nhổ răng, chỉnh khớp cắn…

5.2. Điều trị bằng thuốc tây

Người bệnh sẽ được bác sỹ chỉ định các thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid và kháng sinh:

– Thuốc giảm đau: Paracetamol giúp giảm đau hiệu quả nhưng không kháng viêm.

– Thuốc kháng viêm không steroid: Aspirin, Diclofenac, Meloxicam… Được sử dụng trong trường hợp đau do viêm khớp.

– Thuốc kháng sinh: Penicillin G, oxacillin… Được sử dụng trong trường hợp đau do nhiễm khuẩn.

– Corticosteroid: Có tác dụng kháng viêm rất tốt nhưng nguy cơ tác dụng phụ cao nên cần cân nhắc khi sử dụng.

Kết hợp với việc sử dụng thuốc, bác sỹ có thể chỉ định thêm các phương pháp vật lý trị liệu như: chiếu tia hồng ngoại, xoa bóp cơ, chườm nóng, chườm lạnh để tăng hiệu quả điều trị. Bạn cũng nên tập luyện các động tác căng duỗi, mát xa để giúp quai hàm tăng cường sức mạnh.

5.3. Phẫu thuật hàm

Trường hợp người bệnh bị đau dữ dội, kéo dài nhiều ngày và các biện pháp điều trị khác không đáp ứng hiệu quả sẽ được bác sỹ đề nghị làm phẫu thuật để khắc phục.

Phẫu thuật khớp quai hàm là một kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi phải tiến hành bởi các bác sỹ có tay nghề cao và tại các bệnh viện lớn.

5.4. Điều trị bằng Đông y

Trong trường hợp đau quai hàm xuất phát từ nguyên nhân các bệnh lý về đau nhức xương khớp, những loại thuốc kể trên sẽ không giúp chữa dứt điểm bệnh mà chỉ có tác dụng giảm đau, giảm viêm tạm thời. Do vậy, bệnh có thể tái phát lại bất cứ lúc nào và trở nên trầm trọng hơn.

Bên cạnh đó, thuốc tây cũng tiềm ẩn nguy cơ về tác dụng phụ nên người bệnh không được tùy tiện sử dụng mà cần được chỉ định bởi bác sỹ.

Hiện nay, xu thế của người bị đau nhức xương khớp là sử dụng các sản phẩm chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên giúp điều trị bệnh từ gốc, đồng thời giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

6. Đau quai hàm nên ăn gì và kiêng gì?

Chữa bệnh là một quá trình kết hợp việc dùng thuốc, ăn uống và thay đổi các thói quen sinh hoạt. Sau đây là một số lời khuyên để việc chữa trị bệnh thêm hiệu quả.

6.1. Thực phẩm nên ăn

– Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D, canxi… giúp xương chắc khỏe

– Người bệnh chỉ cần há miệng cũng gây đau ở quai hàm. Do đó, nên lựa chọn thức ăn dạng lỏng, mềm và dễ nuốt.

– Nên nấu chín mềm và cắt thực phẩm ra thành những miếng nhỏ.

6.2. Thực phẩm nên tránh

-Các loại thực phẩm dễ dính và dai, giòn có thể gây căng, mỏi khớp hàm.

-Sườn sụn, thịt dai như thịt bò khô, nước đá.

-Đồ ăn cay, nóng…

-Tránh các loại bia, rượu, cà phê, chất kích thích ngăn chặn cơn đau nhức quai hàm tăng thêm.

7. Phòng ngừa đau ở quai hàm

– Không nên nhai kẹo cao su, không dùng răng cắn các vật cứng.

– Tránh ăn các thực phẩm quá cứng hoặc quái dai.

– Dùng tay đỡ quai hàm dưới khi ngáp

– Điều chỉnh thói quen nghiến răng khi ngủ (Có thể nhờ đến sự hỗ trợ của bác sỹ nha khoa).

– Nhai đều hai bên răng, tránh nhai quá nhiều một bên.

– Học cách thư giãn quai hàm, mát xa quai hàm.

Đau quai hàm ít khi được người bệnh quan tâm đúng mức. Chỉ khi bị đau quá, khớp hàm không thể cử động bình thường người bệnh mới đi thăm khám. Khi đó, cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng, việc điều trị cũng gặp phải nhiều khó khăn. Nếu bạn đang nghi ngờ mình có dấu hiệu bị đau ở quai hàm, hãy liên hệ ngay với Dược sỹ theo hotline 0865344349 nhé.

XEM THÊM:

  • Viêm khớp thái dương hàm: Nguyên nhân – triệu chứng – cách điều trị
  • Viêm đa khớp: Nguyên nhân – Triệu chứng – Phương pháp điều trị
  • Thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị