Thủ tục đăng ký điện kinh doanh năm 2022

Do nhu cầu sử dụng điện để kinh doanh, sản xuất ngày một tăng cao cho nên với việc quy định những điều kiện áp dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có thể được ưu đãi hơn trong sản xuất kinh doanh thì Nhà nước quy định về đăng ký điện với các đối tượng này. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra các bước, quy trình, thủ tục đăng ký điện kinh doanh năm 2022 với những nội dung chính sau đây:

1. Điện kinh doanh gồm những điện sử dụng vào những việc gì?

Điện kinh doanh là một trong những loại điện phục vụ ngoài mục đích sinh hoạt, được sử dụng nhằm mục đích kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể, được áp dụng cho các tổ chức. Căn cứ vào Điều 8, Thông tư 16/2014/TT-BCT ngày 29/05/2014 của Bộ Công Thương quy định về giá bán lẻ điện cho kinh doanh áp dụng đối với bên mua điện. Điện sử dụng cho mục đích kinh doanh, dịch vụ bao gồm:

– Cửa hàng kinh doanh, dịch vụ, siêu thị, hội chợ, cơ sở kinh doanh thương mại bán buôn, bán lẻ vật tư, hàng hóa.

– Cơ sở kinh doanh tiền tệ, chứng khoán, ngân hàng thương mại, quỹ tiết kiệm, công ty tài chính, công ty chứng khoán.

– Cơ sở hoạt động kinh doanh của công ty truyền thông, viễn thông, truyền hình; cơ sở hoạt động trong lĩnh vực thông tin, bưu chính.

– Công ty xổ số.

– Tổ chức hoạt động bảo hiểm (trừ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế).

– Cơ sở du lịch, cửa hàng nhiếp ảnh, vũ trường, nhà hàng karaoke, massage.

– Cửa hàng ăn uống, giải khát, uốn tóc, giặt là, may đo, rửa xe.

– Hoạt động quảng cáo của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

– Cơ sở sửa chữa, tân trang ô tô, xe máy, phương tiện vận tải, hàng tiêu dùng và đồ dùng gia đình.

– Khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách của các tổ chức, cá nhân; nhà cho thuê sử dụng điện ngoài mục đích sinh hoạt do chủ nhà ký hợp đồng mua điện.

– Phòng bán vé, trạm giao nhận hàng, phòng đợi (kể cả sảnh chờ) cửa hàng, quầy bán hàng hóa thuộc các sân bay, nhà ga, bến xe, bến cảng.

– Trạm thu phí giao thông, điểm trông giữ xe.

– Kho chứa hàng hóa trong quá trình lưu thông.

– Văn phòng, trụ sở quản lý của các tập đoàn, tổng công ty và công ty, trừ trường hợp văn phòng quản lý sản xuất được đặt tại địa điểm cùng với khu vực sản xuất.

– Văn phòng đại diện của các tổ chức kinh doanh, trung tâm dịch vụ khách hàng; công ty tư vấn; văn phòng công chứng.

– Bộ phận kinh doanh của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, nhà văn hóa, thông tin, nhà thi đấu thể thao, viện bảo tàng, triển lãm.

– Cơ sở kinh doanh thể dục thể thao.

– Nhà hát, công ty biểu diễn; công ty chiếu bóng và rạp chiếu bóng; rạp xiếc.

cá nhân kinh doanh.

2. Thủ tục, cách đăng ký điện kinh doanh năm 2022

Bước 1: Chuẩn bị các hồ sơ cần thiết. Cụ thể, khi đăng ký điện kinh doanh, khách hàng cần có giấy tờ được quy định như sau:

– Giấy đăng ký mua điện kinh doanh

– Bảng kê thiết bị điện, chế độ và công suất sử dụng điện.

– Một trong các giấy tờ liên quan đến địa điểm mua điện (bản sao có chứng thực hoặc công chứng):

Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

Hợp đồng thuê nhà có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;

Hợp đồng thuê đất có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

– Một trong các giấy tờ liên quan đến khách hàng mua điện (bản sao có chứng thực hoặc công chứng):

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện;

Giấy phép đầu tư;

Quyết định thành lập đơn vị.

Lưu ý:

– Trường hợp không có một trong các giấy tờ liên quan đến địa điểm mua điện hoặc liên quan đến khách hàng thì có Giấy xác nhận của cơ quan quản lý của cấp có thẩm quyền hay chính quyền địa phương tại nơi đăng ký mua điện.

– Đối với khách hàng đăng ký sử dụng điện kinh doanh, dịch vụ có công suất đăng ký sử dụng cực đại từ 40kW trở lên, hồ sơ có thêm biểu đồ phụ tải và đặc tính kỹ thuật công nghệ của thiết bị sử dụng điện.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng giao dịch khách hàng của Đơn vị Điện lực, công ty Điện thực nơi thực hiện hoạt động kinh doanh

– Đối với khách hàng mua điện phục vụ ngoài mục đích sinh hoạt qua công tơ điện 1 pha:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi khách hàng đã đủ các điều kiện theo quy định (đủ năng lực hành vi dân sự và nộp đủ hồ sơ theo quy định đối với khách hàng mua điện phục vụ ngoài mục đích sinh hoạt), Điện lực phải hoàn tất các thủ tục, cấp điện cho khách hàng. Trong đó:

Thời hạn khảo sát, lập dự toán, dự thảo hợp đồng mua bán điện và gửi Giấy hẹn thi công; Giấy thông báo chi phí lắp đặt dây sau công tơ theo thoả thuận (nếu có) đến khách hàng với thời hạn không quá 03 ngày làm việc.

Thời hạn thi công, ký hợp đồng mua bán điện, nghiệm thu, cấp điện cho khách hàng không quá 04 ngày làm việc.

– Đối với khách hàng mua điện phục vụ ngoài mục đích sinh hoạt qua công tơ điện 3 pha:

Khi lưới điện hạ áp đảm bảo điều kiện cấp điện (không quá tải, an toàn), trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi khách hàng đã đủ các điều kiện theo quy định, Điện lực phải hoàn tất các thủ tục, cấp điện cho khách hàng. Trong đó:

Thời hạn khảo sát, lập thiết kế dự toán, dự thảo hợp đồng mua bán điện và gửi Giấy hẹn thi công; Giấy thông báo chi phí lắp đặt dây sau công tơ theo thoả thuận (nếu có) với thời hạn không quá 05 ngày làm việc.

Thời hạn ký hợp đồng mua bán điện với khách hàng: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày gửi bản dự thảo hợp đồng mua bán điện, công ty điện lực phải thực hiện ký hợp đồng mua bán điện với khách hàng.

Thời hạn thi công, nghiệm thu, cấp điện cho khách hàng không quá 03 ngày làm việc.

– Trường hợp chưa đủ điều kiện bán điện do chưa có lưới điện phân phối hoặc lưới điện phân phối bị quá tải, mất an toàn… có xác nhận của cơ quan Điều tiết điện lực hoặc cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương được uỷ quyền, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được Giấy đề nghị mua điện của khách hàng, Điện lực phải trả lời khách hàng bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ thời hạn dự kiến cấp điện được.

Lưu ý:

– Đối với khách hàng sử dụng điện có sản lượng điện tiêu thụ bình quân từ 1.000.000 kWh/tháng trở lên có trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước khi hợp đồng mua bán điện có hiệu lực.

– Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng do các bên mua, bán điện thỏa thuận, nhưng không vượt quá 15 ngày tiền điện, được tính trên cơ sở sản lượng điện tiêu thụ trung bình tháng đăng ký trong hợp đồng mua bán điện và giá điện năng giờ bình thường được áp dụng.

– Bên bán điện có quyền ngừng cấp điện cho bên mua điện trong trường hợp bên mua điện không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, không duy trì biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.

3. Cách tính giá điện kinh doanh hiện nay

Hiện nay, giá điện kinh doanh được áp dụng theo mức đề ra của Bộ công thương, và điện kinh doanh được áp dụng giá theo mức điện áp sử dụng kèm theo việc phân chia các cấp: cao điểm, bình thường, thấp điểm, cụ thể như sau:

3.1 Giá cấp điện áp từ 22 kV trở lên

– Giờ bình thường: 2.125 đồng/kWh

– Giờ thấp điểm: 1.185 đồng/kWh

– Giờ cao điểm: 3.699 đồng/kWh

3.2 Giá cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV

– Giờ bình thường: 2.287 đồng/kWh

– Giờ thấp điểm: 1.347 đồng/kWh

– Giờ cao điểm: 3.829 đồng/kWh

3.3 Giá cấp điện áp dưới 6 kV

– Giờ bình thường: 2.320 đồng/kWh

– Giờ thấp điểm: 1.412 đồng/kWh

– Giờ cao điểm: 3.991 đồng/kWh

Như vậy, tùy vào cơ sở kinh doanh đã sử dụng mức điện áp như thế nào và vào khung giờ nào mà được áp dụng mức giá tương ứng được quy định trên . Sau khi chia theo từng khung giá cụ thể thì cộng lại và tính thêm 10% thuế giá trị gia tăng thì sẽ ra số tiền điện kinh doanh cần thanh toán.

3.4 Quy định về giờ bình thường, thấp điểm, cao điểm

Quy định của tổng công ty điện lực về giờ bình thường, thấp điểm và cao điểm theo Thông tư 16/2014/TT-BCT ngày 29/05/2014 của Bộ Công Thương như sau:

  1. Giờ bình thường:

– Gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy

Từ 04h00 đến 09h30 (5 giờ và 30 phút)

Từ 11h30 đến 17h00 (5 giờ và 30 phút)

Từ 20h00 đến 22h00 (2 giờ)

– Ngày Chủ nhật

Từ 04h00 đến 22h00 (18 giờ)

  1. Giờ cao điểm

– Gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy

Từ 09h30 đến 11h30 (2 giờ);

Từ 17h00 đến 20h00 (3 giờ).

– Ngày Chủ nhật: không có giờ cao điểm.

  1. Giờ thấp điểm

Tất cả các ngày trong tuần: từ 22h00 đến 04h00 sáng ngày hôm sau (6 giờ)

4. Một số câu hỏi thường gặp về thủ tục đăng ký điện kinh doanh năm 2022

4.1 Đăng ký điện kinh doanh được thực hiện tại cơ quan nào?

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thì được thực hiện tại phòng giao dịch khách hàng của Đơn vị Điện lực, công ty Điện thực nơi thực hiện hoạt động kinh doanh

4.2 Có đăng ký điện kinh doanh theo hình thức trực tuyến được không?

Điện kinh doanh có thể được đăng ký trực tuyến tại các trang thông tin được tử của các trung tâm Chăm sóc khách hàng của tổng công ty điện lực trên toàn quốc, cụ thể:

– Khách hàng đăng ký cấp điện ở miền Bắc (trừ Hà Nội):

– Khách hàng đăng ký cấp điện ở Hà Nội:

– Khách hàng đăng ký cấp điện ở miền Trung:

– Khách hàng đăng ký cấp điện ở miền Nam (trừ TP Hồ Chí Minh):

– Khách hàng đăng ký cấp điện ở TP Hồ Chí Minh:

4.3 Đăng ký điện kinh doanh được áp dụng cho những ai?

Đăng ký điện kinh doanh bán lẻ được áp dụng cho 17 đối tượng được quy định tại Điều 8, Thông tư 16/2014/TT-BCT ngày 29/05/2014 của Bộ Công Thương, là mục 1 của bài trên

4.4 Hồ sơ ký kết hợp đồng đăng ký điện kinh doanh gồm những gì?

Hiện nay, ký kết hợp đồng mua bán điện gồm:

– Bộ hồ sơ đã giải quyết cấp điện được nói đến ở trên.

– Biên bản xác định tỷ lệ các loại giá bán điện theo các mục đích sử dụng điện kèm theo (nếu có).

– Mẫu Hợp đồng mua bán điện theo mẫu đính kèm.