Ba nguyên tắc vận động
Nhưng, dẫu với tất cả những bất cập có tính lịch sử như trên, sau quãng lùi 70 năm, vẫn có điều cần được nhận thức và khẳng định. Đó là, ngay từ 1943, khi chưa nắm được chính quyền, Đảng Cộng sản Đông Dương đã có sự quan tâm đến mặt trận văn hóa. Và khi đặt mối quan tâm vào văn hóa, Đảng cũng đã sơ bộ nắm được phép biện chứng trong tác động trở lại của văn hóa đối với đời sống kinh tế, chính trị. Đó là các ý tưởng được đặt ra ngay trong phần Mở đầu của Đề cương
“a. Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa) ở đó người cộng sản phải hoạt động.
b. Không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hóa nữa.
c. Có lãnh đạo được phong trào văn hóa Đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả”.
Như vậy là vai trò của văn hóa, ở mặt tích cực của nó, nếu chưa được nhận rõ khi trở lại gương mặt lịch sử, thì lại được khẳng định trong tương lai – vì sự cần thiết đến khẩn thiết của nó đối với một cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo; và nội dung đó đã được nêu trong Đề cương. Một Đề cương ở thời điểm 1943 đã có thể ra đời sau ngày thành lập Đảng 13 năm; và bây giờ đang đứng trước sứ mệnh lịch sử chuẩn bị cho một cuộc cách mạng sẽ diễn ra, chỉ hai năm về sau.
Nhưng văn hóa là một khái niệm có nội hàm rộng. Nói như Đề cương: “Văn hóa bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật”. Bây giờ ta có hàng trăm định nghĩa về văn hóa. Ở thời điểm 1943 – hiểu văn hóa ở ba phương diện: tư tưởng, học thuật, nghệ thuật, tất nhiên là chưa đủ chiều rộng; nhưng lại có được một đường biên cụ thể cho sự hình dung. Đó là sự bao quát phạm vi hoạt động của người trí thức, của giới trí thức trên hai lĩnh vực cơ bản là khoa học và nghệ thuật.
Và, dẫu quan niệm về văn hóa là rộng hoặc hẹp, thì điểm nhấn mạnh và tư tưởng xuyên suốt Đề cương vẫn là ở “ba nguyên tắc vận động của cuộc vận động văn hóa mới”. Đó là:
“a. Dân tộc hóa (chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa, khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập).
b. Đại chúng hóa (chống mọi chủ trương hành động làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa đông đảo quần chúng).
c. Khoa học hóa (chống lại tất cả những cái gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ)”.
Ở đây, Dân tộc hóa là nguyên tắc được đặt ở vị trí số 1 trong Đề cương. Với nguyên tắc này, sự tiếp nhận của quần chúng, trước hết là các tầng lớp trí thức sẽ có ý nghĩa như là một định hướng cho họ ở cả hai tư cách: tư cách người công dân và tư cách người trí thức – nhà khoa học và nghệ sĩ, trước một thời cuộc đang chuyển vào đêm trước cách mạng. Ở cả hai tư cách, người trí thức chỉ có thể chọn một con đường – con đường hướng về cách mạng và tham gia cách mạng, để cứu nước, trong đó có bản thân mình và nghề nghiệp của mình.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!