Công tơ điện 1 pha có công dụng gì

Ko bt đúng ko. Monh nhận 5*

Cách đấu công tơ điên 1 pha 2 dây

Công tơ điện 1 pha 2 dây là gì

Công tơ điện hay còn gọi là đồng hồ điện, là thiết bị dùng để thống kê lượng điện năng tiêu thụ của các hộ gia đình, nó thường được lắp phía sau đồng hồ hiện trên cùng 1 đường dây tải điện.

Trên thị trường hiện có nhiều loại đồng hồ điện như: đồng hồ điện 1 pha, đồng hồ điện 3 pha, đồng hồ điện dạng cơ, đồng hồ điện dạng điện tử…

Nguyên lý hoạt động của đồng hồ điện 1 pha

Gần như ai cũng biết đồng hồ điện dùng để đo lượng điện năng tiêu thụ nhưng không phải ai cũng biết được nguyên lý hoạt động của nó. Thông thường thì khi các thiết bị điện sử dụng thì các bộ phận của đồng hồ điện bắt đầu làm việc. Cụ thể, tại ngay cuộng vòng mà dòng điện đi qua sẽ tạo luồng từ thông dưới đĩa nhôm có gắn trục rơ le liên kết với dãy số hiển thị cơ khí.

Thiếp theo, dưới sự tác động của 2 luồng từ thông sẽ tạo momen làm cho đĩa nhôm quay trong nam châm vĩnh cửu. Từ đó tạo ra luồng momen làm cân bằng vòng quay. Nó sẽ cho ra chỉ số điện năng tiêu thụ dựa vao các vòng quay của đĩa nhôm. Tất nhiên, đĩa nhôm sẽ làm quay trục số nhảy từ đó sẽ hiển thị lượng điện năng tiêu thụ của phụ tải.

Có thể thấy, nguyên lý hoạt động của đồng hồ điện 1 pha rất đơn giản, vì chỉ khi có điện năng tiêu thụ thì nó mới hoạt động và hiển thị lượng điện năng tiêu thụ của phụ tải.

Ý nghĩa các thông số trên mặt của đồng hồ điện 1 pha

Khi nhìn trên mặt của đồng hồ điện 1 pha bạn cần biết đọc các thông số để có thể lắp đặt và sử dụng được chính xác, an toàn.

  • 220V: chỉ số điện áp định mức của công tơ
  • 10 (40)A: dòng điện định mức của đồng hồ 10A. Có thể sử dụng quá tải lên tới 40A mà vẫn đảm bảo được độ chính xác. Khi bạn sử dụng quá 40A thì đồng hồ sẽ chạy không được chính xác và có thể bị hỏng. Các ký hiệu 5(20)Aa, 20(80)A, 40(120)A cũng tương tự.
  • 450 vòng/ kWh: Đĩa công tơ quay được 450 vòng thì được 1kWh, 900 vòng/ kWh và 225 vòng/kWh cũng như vậy.
  • Cấp 2: đây là cấp chính xác của đồng hồ điện. Sai số 2% toàn dải đo. Tương tự cấp 0.5 và 1 cũng như vậy: Lưu ý cấp càng nhỏ thì độ chính xác càng cao)
  • 50Hz: tần số điện lưới

Cách đấu công tơ điện 1 pha

Trong quá trình sử dụng sẽ không tránh khỏi việc đồng hồ điện gặp trục trặc, hỏng hóc. Điều đó ảnh hưởng tới việc tính lượng điện năng tiêu thụ hàng tháng trong mỗi gia đình. Không những thế, nếu đấu đồng hồ điện 1 pha không chuẩn sẽ ảnh hưởng tới cả hệ thống điện, gây chập cháy và nguy hiểm tới tính mạng.

Cách đấu đồng hồ điện 1 pha 2 dây:

Ký hiệu:

  • Dây số 1: dây pha nóng vào
  • Dây số 2: dây pha nóng ra
  • Dây số 3: dây trung hòa vào
  • Dây số 4: Dây trung hòa ra

Khi đấu công tơ điện 1 pha cần phải chú ý vào dây số 3 và 4 được đấu cùng nhau. Ngoài ra, để xác định dây pha nóng, bạn cần phải sử dụng bút thử điện. Dây làm bút thử điện đỏ chính là dây pha nóng.

Khi lắp đặt công tơ điện hay bất kỳ thiết bị điện nào khác thì bạn cần phải nắm rõ được nguyên lý hoạt động cùng cách lắp. Bởi chỉ 1 sai lầm nhỏ cũng có thể gây chập cháy, nguy hiểm. Khi xảy ra hỏng hóc, tốt nhất bạn nên liên hệ với kỹ thuật điện để họ lắp đặt và sửa chữa kịp thời, tránh cách trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Có thể bạn quan tâm:

Công suất điện là gì? Công thức tính công suất điện tiêu thụ

Tìm hiểu về dòng điện 3 pha

Cách đấu công tơ điện 3 pha

Trên thị trường hiện có nhiều loại công tơ điện 3 pha khác nhau. Nhưng cách đọc các loại công tơ này có phần giống nhau nhưng chúng chũng có vài điểm cần lwy ý khi bạn đọc chỉ số. Sau đây, EvnBamBo sẽ giúp bạn có thể đọc một vài chỉ số công tơ điện 3 pha cơ bản.

Đọc chỉ số 3 pha trực tiếp

Công tơ điện 3 pha trực tiếp gồm 4 loại sau: 10(20)A, 20(40)A, 30(60)A, 50(100)A. Với loại công tơ này, cách đọc của chúng cũng gần tương tự nhau là không cần phải nhân thêm hệ số.

Cụ thể, chỉ số của công tơ điện 3 pha 10(20)A là 1 dãy gồm có 6 chữ số, 5 chữ số màu đen liên tiếp nhau và 1 chữ số màu đỏ ở vị trí cuối cùng. Chữ số màu đỏ có giá trị là .1kWh. Còn các số màu đen lại lại có giá trị kWh. Vi dụ như 127859 thì giá trị cần đọc là 12785..9 kWh. Thường thì ta phải bỏ đi phần thập phân, còn lại là 12785 kWh.

Tiếp theo tới chỉ số các công tơ 3 pha trực tiếp 20(40)A, 30(60)A, 50(100)A. Với 3 loại này, chỉ số công tơ 3 pha gồm 1 dãy gồm có 6 chữ số màu đen, các số này ghép lại có giá trị kWh. Ví dụ nh ta có số đọc được là 147859 thì giá trị cần đọc đóa là 147859 kWh.

Cách đọc chỉ số 3 pha gián tiếp

Thông thường, chỉ số 3 pha gián tiếp có dòng điện định mức là 5A và có thêm ký hiệu gián tiếp. Chỉ số công tơ gián tiếp gồm 5 chữ số màu đen cùng 1 chữ số màu đỏ. Như công tơ 3 pha trực tiếp, chữ số màu đỏ có giá trị là 0.1kWh và các chỉ số màu đen ghép lạo có giá trị 1kWh. Ví dụ số đọc được là 1505377 thì giá trị cần đọc sẽ là 150537.7kWh. Để có chỉ số điện năng sử dụng trên thực tế thì ta cần nhân thêm hệ số biến dòng điện và biến áp đo lường.

Sơ đồ đấu dây công tơ điện 3 pha gián tiếp

Cách đọc chỉ số công tơ ba pha cơ điện tử

Trên mặt của công tơ 3 pha cơ điện tử gồm 6 số đô điện năng tổng. Điện năng sử dụng bao gồm 3 thời điểm: giờ bình thường (T1), giờ cao điểm (T2), giờ thấp điểm(T3). Điện năng T2, T3 được hiển thị trên màn hình LCD. Công thức điện năng T1= Tổng – T2- T3

Hướng dẫn lắp công tơ điện 3 pha cơ điện tử

Để tiết kiệm thời gian và chi phí, bạn có thể tự lắp đặt công tơ điện 3 pha trực tiếp vì nó khá đơn giản. Nhưng để đảm bảo an toàn khi sử dụng các thiết bị, bạn cần hiểu rõ để tránh nhầm lẫn và sai soits. Sau đây, chúng tôi xin gửi tới bạn quy trình cách đấu đồng hồ điện 3 pha nhanh gọn, chính xác nhất.

Bước 1: Sau khi đã đấu nối các thiết bị và ổ cắm tới tủ điện, ngắt aptomat

Bước 2: treo công tơ và sử dụng dao trổ gọt dây cap 3 pha (chú ý: nếu bị khứa mất lớp bảo vệ trên trong sẽ gây hở điện)

Bước 3: sử dụng kìm kẹp code(kẹp code đầu dây có tác dụng giữ chặt đầu và tránh gây lỏng lẻo đầu khi siết chặt tiếp xúc giữa đầu dây cáp với đồng hồ điện).

Bước 4: mở nắp đồng hồ và nhìn vào sơ đồ đấu nối (sơ đồ đấu nối có trên nắp bảo vệ công tơ).

Lưu ý: trên công tơ có 8 điểm, với số thứ tự từ 1 tới 8, chia thành 4 nhóm sau

  • Nhóm A ( 1 là vào – 2 là ra)
  • Nhóm B (3 là vào – 4 là ra)
  • Nhóm C (5 là vào – 6 là ra)
  • Nhóm D (7 là vào – 8 là ra). Nhóm D là nhóm dây trung tính