Con mang rừng còn được gọi là con hoẵng, con mễn, kỉ hoặc mển, dạng hươu nai, chi Muntiacus. Cùng tìm hiểu rõ hơn về con mang rừng và những loại mang rừng ở Việt Nam hiện nay nhé!
Con mang rừng là con gì?
Mang rừng được coi là loại hươu cổ nhất, chúng xuất hiện trên trái đất vào khoảng 15 – 35 triệu năm trước. Dựa trên căn cứ di tích hóa thạch trầm tích tìm thấy ở Đức và Pháp.
Phân bố
Các loài con mang rừng ngày nay còn sống thường có nguồn gốc nguyên thủy ở Đông Nam Á, Ấn Độ. Mang bản điện ở Đài Loan, Hoa Nam và những hải đảo của Indonesia. Loài mang Reeves sau này được du nhập sang Anh, hiện đang phổ biến ở nhiều nơi tại Anh.
Đặc điểm
Con mang rừng là loài động vật nhiệt đới, không có chu kỳ động dục theo mùa. Do đó, khi di chuyển sang vùn ôn đới, mang rừng có thể giao phổi được ở bất cứ thời gian nào trong năm.
Con mang đực có các gạc ngắn. Những gạc này có thể mọc lại nhưng chúng thường có xu hướng dùng răng cắn xé để bảo vệ lãnh địa chứ không dùng gạc.
Giá trị
Mang rừng được chú ý trong nghiên cứu sự tiến hóa do những biến thể lớn trong bộ nhiễm sắc thể của loài này. Gần đây, chúng còn được nghiêm cứu để phát hiện các loài mới.
Một số loài mang rừng ở Việt Nam
Mang Trường Sơn
Có tên khoa học là Muntiacus truongsonensis. Mang Trường sơn là một trong số loài mang nhỏ nhất. Chúng chỉ nặng khoảng 15kg với kích cớ bằng 1/2 mang Ấn Độ. Được phát hiện đầu tiên ở dãy núi Trường Sơn, Việt Nam năm 1997.
Sống ở độ cao khoảng 400 – 1000m, ở những nơi mà kích thước nhỏ bé của nó dễ dàng di chuyển dưới những bụi cây rậm rạp.
Hoẵng Nam Bộ
Có tên khoa học là Muntiacus muntjak annamensis, thuộc phân loài mang đỏ (Muntiacus muntjak). Tên tiếng việt là mang, hoãng, kỉ, mễm, mển, con đõ, con cả lẹp, con quảy, con quảy chà.
Hoẵng Nam Bộ là loài đặc hữu của Đông Dương, ở nước ta phân bố ở các tỉnh Đông Nam Bộ và một số khu vực khác ở Lâm Đồng. Chẳng hạn như ở Sa Thầy (Kon Tum), Đồng Nai, Di Linh.
Đặc điểm
Thân thon mảnh, nặng trung bình từ 20 – 25kg. Bề ngoài của con mang rừng Nam Bộ giống hệt hươu nhưng nhỏ hơn.
Lông màu vàng sẫm, cũng có con lại có lông màu vàng nâu. Bụng hoẵng Nam Bộ trắng giống như những loài mang khác.
Đầu nhỏ, lanh lợi, chúng chạy nhảy nhanh, chỉ cần vài bước nhảy đã ở vị trí rất xa.
Tập tính
Thức ăn của chúng là lá, cây, quả và cỏ.
Con mang rừng này (Hoẵng Nam Bộ) là động vật có tập tính sống đơn độc, chúng chỉ ghép đôi khi vào thời kỳ động dục. Sinh sản hai lần trong năm vào tháng 1 – 3 và tháng 6 – 8. Mang thai từ 189 – 200 ngày, mỗi năm đẻ 1 lần và 1 con/lứa.
Hoẵng Nam Bộ sống ở các cánh rừng thưa, rừng quanh nương rẫy,cây bụi, đồi cây. Nơi ở của chúng không cố định và thường thoáng mát, quang đãng, khô ráo ở ven rừng.
Hoạt động vào ban đêm từ chập tối đến khi gần sáng. Vùng hoạt động của con mang rừng này nhỏ thường từ 1 – 2km.
Quan niệm
Nhiều nơi cho rằng bắt được hoẵng Nam Bộ sẽ may mắn vì đây là lộc đỏ của xóm làng, năm mới có nhiều tài lộc, làm ăn thuận lợi, giàu có.
Chữa chứng mất sữa cho phụ nữ khi sinh. Đây là bài thuốc dân gian nhiều người sử dụng. Phụ nữ sinh con không có sữa, dùng chân trước của chúng quệt vào bầu vú sẽ có sữa. Tuy nhiên, quan niệm này vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh.
Hoặc treo chân trước của hoẵng Nam Bộ phơi khô trên vách tường, để trong tủ giữa nhà dùng để trang trí.
Tình trạng
Thịt hoẵng được coi là loài thịt ngon bậc nhất của thú rừng, dù không bằng thịt hươu sao, hươu bông. Thịt của chúng được dùng để nấu cháo ăn vừa ngon miệng lại vừa bổ dưỡng.
Thịt hoẵng Nam Bộ được coi là đặc sản núi rừng được bán nhiều ở các quán nhậu dù đã có những quy định về bảo vệ động thực vật hoang dã của nhà nước. Chính vì vậy, chúng thường xuyên bị săn bắt nên số lượng ngày càng suy giảm.
HIện nay, chúng được thuần dưỡng, chăn nuôi ở các vườn quốc gia, vườn thú, khu bảo tồn thiên nhiên hoặc khu du lịch sinh thái. Điều đáng nói là loài hoẵng Nam Bộ này sống chung với những loài mang rừng khác nên chưa có văn bản cụ thể nào cấm săn bắt và buôn bán. Điều này khiến cho số lượng của chúng ngày càng bị suy giảm.
Mang Pù Hoạt
Tên khoa học là Muntiacus puhoatensis. Mang Pù Hoạt là động vật có vú họ hươu nai, thuộc bộ Guốc chắn. Được miêu tả đầu tiên vào năm 1997, tìm thấy ở vùng Pù Hoạt, Quế Phong, Nghệ An.
Mang Vũ Quang
Mang Vũ Quang còn được gọi là mang lớn, có tên khoa học là Muntiacus vuquangensis, họ hươu nai, thuộc bộ Guốc chẵn.
Chúng là loài mang rừng lớn nhất được phát hiện đầu tiên vào năm 1994 ở vườn quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh.
Con mang rừng này nằm trong Sách đỏ Việt Nam thuộc loài quốc hiếm, nguy cấp cần được bảo tồn.
Đặc điểm
Mang Vũ Quang là dạng hươu nai, kích thước của chúng trung bình, có họ hàng gần với loài mang Ấn Độ. Trung bình mỗi con mang này nặng khoảng 34kg.
Có lông mượt màu nâu bóng, có nhiều sọc đen chạy xuống đế gạc phía trong rán từ những nhánh gạc nhỏ đến suốt tuyến ở trước trán. Tuyến trán mang Vũ Quang nhô ra, dài khoảng 2cm, bờ mi không có lông và gấp lên.
Dọc tuyến trán, mang Vũ Quang có ít lông mịn màu đen và phía sau có hàng lông dài quanh tuyến. Tuyến lệ của chúng có một dải lông mịn màu sẫm.
Màu lông phần bụng nhạt hơn so với phần lưng. Từ cổ xuống lưng chúng có một sọc màu sẫm. Lông đuôi có một túm màu sẫm, phần phía dưới là màu trắng.
Con mang rừng Vũ Quang đực có gạc lớn, dài từ 28 – 30cm, có nhánh. Nhánh chính dài từ 14 – 25cm, nhánh phụ từ 8 – 13cm và phần đế ngắm chỉ khoảng 3 – 7cm.
Trên đây là những thông tin về con mang rừng và một số loài mang phổ biến, đặc trưng ở Việt Nam. Bạn đọc có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về loài mang rừng này. Đồng thời, có ý thức hơn trong việc tuyên truyền và bảo vệ chúng tránh nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!