Có nên tắm sau khi xông hơi?

Xông hơi được biết đến là một phương pháp đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn giúp ngăn ngừa một số bệnh thường gặp như cảm cúm, đồng thời giúp cho bạn có một vóc dáng đẹp và một làn da mịn màng,… Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe. Vậy có nên tắm sau khi xông hơi không? Để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn đọc hãy cùng tham khảo nội dung được chứng tôi chia sẻ trong nội dung bài viết dưới đây.

Có nên tắm sau khi xông hơi?

Xông hơi là phương pháp tác động nhiệt lên cơ thể giúp làm nóng và kích thích cơ thể, cũng như bài tiết mồ hôi và chất cặn bã giúp bạn có cảm giác thoải mái, giải tỏa căng thẳng. Chính vì vậy, những lúc cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, stress,…. nhiều người lựa chọn phương pháp xông hơi để thư giãn. Không những vậy, xông hơi có tác dụng làm giảm đau nhức, giúp tuần hoàn máu, giải độc tố trong cơ thể. Đặc biệt, xông hơi ướt giúp giảm thiểu viêm xoang, hen suyễn… nhờ hít thở trong hơi nước, xông hơi khô với nhiệt độ cao giúp diệt vi khuẩn, nấm trên da, giúp giảm béo hiệu quả… Sẽ càng có hiệu quả hơn nếu bạn kết hợp xông hơi và thoa các loại tinh dầu giảm béo như gừng, oải hương… hoặc muối biển, đá muối Himalaya.

Quay trở lại với câu hỏi có nên tắm sau khi xông hơi? Câu trả lời là không. Bởi theo các chuyên gia thì khi xông hơi sử dụng nhiệt độ nóng sẽ làm giãn nở các lỗ chân lông để đào thải độc tố ra ngoài. Do đó, các bạn tuyệt đối không được tắm sau khi xông hơi kể cả bằng nước nóng hay nước lạnh. Bởi khi bạn tắm các lỗ chân lông vừa được xông hơi nóng đang nở ra sẽ hút nước và co bít lại, giữ nước, gây ứ trệ, máu huyết giảm lưu thông, dẫn đến đau nhức cơ thể, tiêu hoá kém và dễ cảm nhiễm bệnh tật, đặc biệt là tạng phổi, nặng hơn còn có thể gây nên tình trạng trụy tim.

Nếu bạn tắm nước nóng sẽ khiến cho các lỗ chân lông tiếp tục giãn ra (đông y gọi là “tấu lý sơ hở”) sẽ làm mất thêm dương khí của thể, không có lợi cho sức khỏe. Còn nếu tắm nước lạnh, hàn tà thừa cơ xâm nhập qua tấu làm cho khí huyết bị ứ trệ, rất dễ phát sinh cảm mạo phong hàn.

Vì vậy, chuyên gia khuyến cáo các bạn nên tắm rửa sạch sẽ trước rồi mới tiến hành xông hơi, sau khi xông hơi xong chỉ cần lau người bằng khăn sạch khô là được. Trường hợp nếu bạn chữa tắm hoặc muốn tắm lại sau khi xông hơi thì cần phải đợi sau khi xông hơi ít nhất 6 giờ. Khi xông hơi bạn nên hít thở từ từ bằng đường mũi và thở ra bằng đường miệng. Sau khi xông hơi, nên bổ sung nước bằng cách uống một tách trà gừng nóng hoặc một ly nước chanh ấm có pha ít đường thì sẽ cảm thấy sảng khoái hơn.

XEM THÊM:

+ Tắm đêm có tốt không?

+ Có nên tắm vào sáng sớm

+ Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh?

Nhưng lưu ý khi xông hơi

Để việc xông hơi đúng cách, đảm bảo an toàn và đem lại hiệu quả tốt nhất thì khi xông hơi các bạn cần lưu ý một số điều sau:

 Những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh ngoài da thì không nên xông hơi.

 Trường hợp sau khi uống bia rượu hoặc ăn quá no hay đó thì cần phải chờ đến khi cơ thể trở về trạng thái bình thường mới được xông hơi.

 Phụ nữ đang mang thai hoặc đang có kinh nguyệt cũng không nên xông hơi.

 Người ốm lâu ngày, sức khỏe yếu, cơ thể suy nhược cũng không được xông hơi. Cơ thể lúc này rất yếu, không có đủ sức đề kháng để chịu được nhiệt độ nóng cao trong phòng xông.

 Không xông hơi ngay sau khi tập thể dục, vận động nhiều mà cần nghỉ ngơi trước khi vào phòng xông.

 Chỉ xông hơi khoảng từ 15-30 phút tùy theo sức chịu đựng của cơ thể bạn.

 Nên dùng một bát súp nhỏ, hay cháo cá nóng sau khi xông hơi. Xoa bóp, đó là liệu pháp dinh dưỡng giúp thông kinh, hoạt huyết rất hữu ích.

Ngoài ra, việc xông hơi ướt hay khô đều làm mất một lượng mồ hôi nhất định. Mồ hôi là một loại tân dịch trong nhân thể, là bộ phận cấu thành của âm huyết. Nếu ra quá nhiều mồ hôi có thể làm tổn thương âm huyết và hao hụt cả dương khí vì khí và huyết luôn luôn nương tựa vào nhau. Do đó nếu xông liên tục, khí huyết của cơ thể sẽ bị tổn hại, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Vì vậy các bạn cần phải thực hiện cách nhau ít nhất 3 ngày/lần.