Mụn bọc (Acne conglobata) là dạng mụn trứng cá hiếm gặp nhưng biểu hiện nghiêm trọng hơn so với các loại mụn khác. Các ổ áp xe sâu dưới da có thể liên kết với nhau, tạo sẹo hay gây biến dạng khuôn mặt nếu không điều trị đúng cách.
Mụn bọc là gì?
Mụn bọc là tình trạng mụn viêm lớn, sần và có nốt mụn (nốt nang). Các nốt mụn phát triển sâu dưới da, lan rộng và có kích thước lớn. Mụn bọc cũng có thể tiến triển nung mủ và có thể gây áp xe, các ổ áp xe có thể thông nhau và tạo thành ổ to hơn , hoạc tạo “đường hầm” dưới da. Mủ chảy ra có mùi hôi.
Dù mụn bọc được xem là một tình trạng da liễu nghiêm trọng, các phương pháp điều trị y tế có thể giúp điều trị mụn, giảm nguy cơ bị sẹo. Người bệnh cần đi khám da liễu để có hướng điều trị phù hợp với tình trạng mụn bọc.
Các vị trí mụn bọc thường nổi: ở trên vai, ngực, cánh tay trên, mông, mặt và đùi.
Đặc điểm triệu chứng các loại bọc thường gặp
Mụn bọc có biểu hiện là các nốt mụn sưng đỏ, cứng xung quanh, nhân mụn có dịch màu vàng hoặc trắng, mủ, chạm vào đau, dễ vỡ và để lại vết thâm lâu.
Mụn bọc được phân loại theo mức độ nhẹ, trung bình hay nặng. Ngoài ra, mụn cũng được phân loại theo tính chất, hình thái của mụn, bao gồm:
1. Mụn bọc có nhân
Mụn bọc có nhân thường xuất hiện thành từng cục lớn, không có đầu trắng; cảm giác cứng và đau khi sờ vào. Nhân mụn nằm sâu trong da và nang lông nên thời gian điều trị lâu hơn so với mụn khác. Điều trị không đúng cách, mụn sẽ lây lan rộng ra vùng da xung quanh và dễ tái lại.
2. Mụn bọc không nhân
Trái ngược với mụn có nhân, mụn bọc không nhân có hình dạng cục u lớn, không có đầu trắng; cứng, cộm và đau nhức khi sờ vào, nhất là khi mụn ở trạng thái sưng to. Thực chất, loại mụn này có nhân nhưng lại nằm sâu dưới da và nang lông nên gây khó khăn trong điều trị.
3. Mụn bọc bị chai
Nhân mụn khi không được loại bỏ hoàn toàn sẽ ẩn sâu dưới da, gây tình trạng mụn chai cứng. Biểu hiện dễ nhận thấy là nhân mụn khô cứng, nốt mụn màu đen; khiến da không đều màu, mất thẩm mỹ.
4. Mụn bọc có mủ
Nguyên nhân là do các ổ vi khuẩn hình thành trên da đang trong tình trạng viêm nhiễm nặng. Ban đầu chỉ là nốt sần cứng, sau đó mưng mọng kèm cảm giác đau nhức. Khi mụn vỡ, dịch tiết ra bao gồm mủ và máu. Loại mụn này dễ để lại vết thâm, sẹo rỗ.
5. Mụn bọc có dịch
Mụn đặc trưng là tình trạng chứa dịch lỏng bên trong gồm mủ và máu. Mụn bọc nước thường xuất hiện ở mí mắt, quanh miệng, mép, vành môi… gây sưng đỏ kèm cảm giác đau, ngứa.
6. Mụn bọc có máu
Hình dáng dễ nhận biết là những nốt mụn to tròn, bên trong chứa mủ và máu, đầu mủ trắng tròn. Mụn bọc có máu thường gặp ở tuổi dậy thì. Khi mụn vỡ ra, nếu không xử lý đúng cách có thể lan sang vùng da xung quanh, mọc mụn mới, tình trạng da mụn càng trở nên nghiêm trọng.
7. Mụn bọc đầu trắng
Mụn bọc đầu trắng khá giống với mụn sữa ở trẻ nhỏ, thường mọc ở các vị trí vùng chữ T như trán, mũi, má, cằm; lưng, vai… Mụn hình thành từ phản ứng giữa vi khuẩn và các tế bào miễn dịch vây quanh bởi mô viêm đỏ. Xảy ra ở mọi lứa tuổi. Mụn bọc diễn ra lâu ngày sẽ hình thành nhân mụn.
Giai đoạn phát triển của mụn bọc
- Giai đoạn 1: Mụn trứng cá bị vi khuẩn tấn công, chuyển thành mụn bọc, kích thước nhỏ.
- Giai đoạn 2: Mụn sưng to, sau hình thành nhân, chứa dịch mủ có màu trắng hoặc vàng.
- Giai đoạn 3: Mụn chín và vỡ ra có thể sẽ kèm theo máu.
Nguyên nhân gây mụn bọc
Cũng giống như hầu hết các loại mụn trứng cá, không có câu trả lời chắc chắn cho nguyên nhân vì sao mụn bọc phát triển. Mụn bọc thường bắt đầu ở dạng mụn trứng cá điển hình, dần trở nên nặng hơn. Đôi khi mụn xuất hiện khá đột ngột, rất lâu sau khi lần nổi mụn trước đó đã trị khỏi. (1)
Những nguyên nhân được xem xét bao gồm:
- Do cơ thể phản ứng quá mức với vi khuẩn Propionibacterium acnes (vi khuẩn gây mụn trứng cá) và gây ra tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng và phát triển mụn bọc.
- Giới tính. Mụn bọc thường xảy ra ở nam giới, nhất là đàn ông da trắng và thường trong độ tuổi 20 – 30. Mụn có thể diễn tiến trong nhiều năm. Mụn bọc không phổ biến ở phụ nữ và hiếm gặp ở trẻ em hoặc người lớn tuổi.
- Yếu tố kích hoạt. Mụn bọc có xu hướng hình thành do một yếu tố kích hoạt. Vì thường xảy ra ở nam giới nên testosterone được xem là yếu tố góp phần vào sự hình thành mụn.
- Người tập thể hình có sử dụng steroid đồng hóa (giúp cải thiện thể chất). Nếu phát triển mụn trứng cá nghiêm trọng và sử dụng steroid trong thời gian tập luyện, hãy thông báo cho bác sĩ biết điều này để có hướng điều trị mụn bọc trứng cá hiệu quả.
- Các tác nhân khác như hormone nội tiết androgen và thuốc điều trị tuyến giáp. Hội chứng buồng trứng đa nang ở phụ nữ có thể là nguyên nhân tiềm ẩn. Mụn bọc cũng xuất hiện ở nam giới đã điều trị bằng testosterone và có thể xuất hiện sau điều trị.
- Di truyền. Mụn trứng cá thông thường có thể mang tính di truyền, đặc biệt là các dạng mụn trứng cá nặng như mụn bọc. Mụn bọc cũng thường xuất hiện ở những người có liên quan đến tình trạng viêm tuyến mồ hôi có mủ và viêm da mủ hoại thư.
Mụn bọc có nên nặn không?
Không nên nặn mụn bọc. Lý do, khi dùng tay chưa được vệ sinh sạch sẽ nặn mụn sẽ khiến vi khuẩn từ tay xâm nhập vào vết thương hở gây viêm nhiễm lỗ chân lông và vùng da đó. Tình trạng viêm nhiễm diễn tiến nặng, lan sâu dưới da có thể tạo thành ổ áp xe. Khi ấy, điều trị sẽ khó khăn, có thể để lại sẹo sau điều trị.
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Đối với tình trạng mụn bọc, bạn nên đi khám bác sĩ khi đã áp dụng các cách điều trị mà không thấy hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh cũng nên đi khám khi nhận thấy tình trạng mụn lan rộng sâu dưới da; mụn bọc xuất hiện cùng với các cơn đau khớp, buồn nôn, sốt, tiêu chảy…
Phương pháp điều trị
- Bác sĩ Da liễu sẽ xem xét các tổn thương và tiền sử gia đình có hay không mắc các bệnh về da liễu hay tình trạng viêm da.
- Các xét nghiệm có thể được xem xét chỉ định như công thức máu để biết mức độ nhiễm trùng, soi da để biết tình trạng da nhờn, các tăng sinh mạch máu và sắc tố da.
- Đối với việc điều trị, các phương pháp bao gồm điều trị đơn thuần (không kê đơn), dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, các loại thuốc không kê đơn như axit salicylic hay các loại thuốc bôi không áp dụng với mụn bọc hay mụn trứng cá nốt nang vì chỉ điều trị các lớp da trên. Vì vậy, bác sĩ có thể đề nghị kết hợp thuốc bôi, thuốc uống theo toa và thuốc trị sẹo.
1. Điều trị đơn thuần bằng thuốc bôi
Điều trị đơn thuần sẽ không hiệu quả đối với mụn bọc trứng cá. Do đó, bác sĩ da liễu khuyên nên kết hợp cùng thuốc uống để có kết quả tốt hơn. Các lựa chọn phổ biến nhất bao gồm: benzoyl peroxide (loại bỏ bã nhờn, tế bào da chết), corticosteroid (giảm viêm)…
2. Thuốc uống
- Kháng sinh uống trị mụn.
- Các loại thuốc kháng viêm chống sưng non steroid.
- Thuốc trị mụn theo toa isotretinoin thường được dùng điều trị mụn bọc, hoạt động bằng cách ngăn chặn bã nhờn dư thừa trong lỗ chân lông.
- Retinoids tại chỗ không hiệu quả bằng retinoids đường uống. Lưu ý, không sử dụng retinoid cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. (2)
Các loại thuốc khác bao gồm: minocycline, tetracycline hoặc doxycycline. Không nên kết hợp tetracyclin với isotretinoin đường uống vì có thể gây tình trạng tăng áp lực bên trong hộp sọ.
- Nếu không đáp ứng với các loại thuốc trên, dapsone hoặc infliximab, laser carbon dioxide (có hoặc không isotretinoin) có thể được chỉ định.
- Nếu mụn bọc tiến triển nặng không đáp ứng với các phương pháp điều trị trên, một lựa chọn khác là bức xạ chùm bên ngoài.
Phụ nữ bị mụn bọc trứng cá đang dùng thuốc tránh thai hoặc kháng androgen có thể nhận được công dụng giảm mụn. Testosterone hay một vài loại thuốc nội tiết tố nhất định có thể giúp ích cho việc điều trị mụn bọc.
3. Phẫu thuật điều trị sẹo
- Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật điều trị sẹo nếu mức độ nghiêm trọng; chỉ định sử dụng steroid giảm viêm.
- Kỹ thuật ghép da có thể được áp dụng để điều trị sẹo bằng cách lấy các mô từ các vùng khác trên cơ thể lấp vào vùng bị ảnh hưởng.
- Cả hai phương pháp phẫu thuật và ghép da đều giúp giảm bớt sự khó chịu và lo lắng về thẩm mỹ ở người bệnh.
Biến chứng mụn bọc có thể xảy ra
- Khi tình trạng da lành lặn, những đốm đen có thể xuất hiện. Bác sĩ da liễu có thể khuyên bạn điều trị sẹo bằng phương pháp mài da hoặc lột da bằng hóa chất.
- Biến dạng vùng da bị tổn thương có thể là một biến chứng nặng khi bị mụn bọc. Do đó, người bệnh nên điều trị mụn bọc càng sớm, càng ít nguy cơ phát triển dị tật hay sẹo do các mô bị phá vỡ và biến dạng.
- Mụn bọc sau khi được điều trị có thể để lại di chứng nhân mụn. Nhân mụn chứa keratin, thành phần chính của cấu trúc da bên ngoài.
- Tác dụng phụ liên quan đến thuốc như Accutane (trầm cảm, đặc biệt ở thanh thiếu niên; biến chứng thai kỳ, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, bỏng nắng); Isotretinoin (da mặt, môi khô; chảy máu cam; thay đổi tâm trạng bất thường; không sử dụng khi mang thai)…
Chăm sóc và phòng ngừa
Làm sạch da mặt và toàn thân mỗi ngày bằng các sản phẩm sữa tắm, dầu gội dịu nhẹ. Với da mặt, nhẹ nhàng rửa sạch bằng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ 2 lần/ngày để loại bỏ bớt dầu. Nên rửa bằng tay sạch hoặc khăn mặt sạch, ướt mềm, không dùng khăn khô để tránh sự cọ sát có thể gây kích ứng thêm cho da.
Tránh dùng các sản phẩm có thể gây kích ứng da như mỹ phẩm hoặc kem chống nắng. Đặc biệt, không chạm tay lên mặt, không nặn mụn… tránh tình trạng mụn tồi tệ hơn, dẫn đến nhiễm trùng hoặc để lại sẹo.
Để đặt lịch khám và điều trị với bác sĩ Da Liễu thuộc Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể lựa chọn các cách sau đây:
Mụn bọc sưng đỏ là một tình trạng nghiêm trọng nhất trong các loại mụn trứng cá. Do đó, cần chăm sóc da và điều trị đúng cách để tránh các biến chứng có thể xảy ra như gây biến dạng mặt, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nảy sinh tâm lý tiêu cực, tự ti…
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!