Kỹ thuật nuôi chim Họa mi khỏe mạnh hót siêu hay

Chim Họa mi là một trong những loài chim cảnh được nuôi khá phổ biến bởi thân hình của chúng tương đối đẹp, giọng hót luyến láy chinh phục lòng người. Muốn nuôi chim Họa mi làm cảnh không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải nắm vững tập tính sống của chúng, giá trị tẩm mĩ và cả chế độ chăm sóc thì mới đạt được hiệu quả.

Kỹ thuật nuôi chim Họa mi khỏe mạnh, hót hay

Giới thiệu về chim Họa mi

Chim Họa mi tên khoa học là Garrulax canorus, tên tiếng Anh là Bunting phân bố trên khắp Đông nam và miền trung Trung Quốc, Lào, miền bắc và miền trung Việt Nam. Loài này còn phổ biến trên đảo Kauai, Maui và đảo Hawaii nhưng kém hơn về Oahu và Molokai. Thích sống ở các vùng rùng rậm núi cao, độ cao 1800m so với mực nước biển. Ở Việt Nam chúng tập trung sống ở những các tỉnh miền núi phía Bắc.

Chim Họa mi sở hữu thân hình cân đối, bộ lông đa dạng về màu sắc và màu lồng theo từng vùng miền. Điểm đặc biệt nhất của chim là mắt. Mắt chim không có giác mạc mà thay thế vào đó là nền mắt (nhãn tảy) với nhiều màu sắc khác nhau. Họa mi sống riêng lẻ chứ không sống theo bầy đàn vì thế chúng rất coi trọng lãnh thổ của mình, không thích sự xuất hiện những kẻ lạ mặt trên lãnh thổ riêng, đặc biệt là những con Họa mi đực bản tính rất hung hăng, quyết liệt trong việc giành giật con mái.

Cách lựa chọn chim Họa mi giống tốt

Để chọn được 1 con Mi đẹp thì phải có một cái nhìn tổng quát về chim:

  • Mình: trường, dài.
  • Chân: dài, cao.
  • Mỏ: dài, mỏ trên so với mỏ dưới phải thừa ra khoảng nửa phân.
  • Họa: sâu, kéo dài ra tận đằng sau.
  • Mắt: sáng, to.
  • Màu lông: mỡ, mềm mượt và bóng.

Lựa chọn lồng nuôi chim Họa mi

Nguyên lý về lồng của Họa mi: Đối với tất cả các loại mi, dù thuần hay không nhưng kiểu dáng chỉ có một. Đó là lồng tròn với chiều cao khoảng từ 55-60 cm, chiều rộng khoảng từ 25-30 cm. Nếu nuôi mi vào lồng rộng quá thì sẽ tạo cho chim có sự di chuyển nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến xấu đến chim như xước mỏ, vỡ mặt, xây xát, sợ sệt vì Họa mi bản tính rất nhát.

Còn nếu ở trong lồng chật quá, không di chuyển đủ sẽ bị cọ xát vào các phần đầu, phần lưng, phần mỏ và các phần khác của chim và Họa mi thường đi ngoài rất nhiều nên nếu lồng chim quá chặt sẽ tạo ra sự hôi thối khiến chim đột quỵ rất nhanh. Chọn lồng phù hợp với điều kiện sống của chim và sau đó sẽ xác định vị trí vật dụng trong lồng sao cho hợp lí.

Chế độ dinh dưỡng dành cho chim Họa mi

Lựa chọn cám chim

  • Cám giai đoạn chim nuôi mộc (chim bổi): Mua gói cám trứng Ba vì về cho chim mộc ăn, mục đích để chim bắt đầu làm quen với việc ăn cám. (tầm 3 tháng)
  • Cám giai đoạn chim luyến tạm: Dùng cám bột lạng có một chút ớt để kích thích chất đạm và chất dinh dưỡng khác làm mượt lông chim và giúp chim nâng trình tiếng hót lên. (tầm 6-9 tháng)
  • Cám giai đoạn chim thuần: Dùng cám trứng cao cấp có thương hệu được rao bán ngoài thị trường có đầy đủ các chất dinh dưỡng, chất tanh, chất đạm…Khi ăn cám này chim sẽ đi ngoài ra phân khô và chống được mùi hôi.

Mồi tươi cho Họa mi

Cho chim ăn dế từ 5-7 con/ 1 ngày. 3 ngày/ 1 tuần là vừa đủ. Khuyến cáo không nên cho Họa mi ăn sâu nhiều mà tâp trung cho ăn dế vì nếu cho ăn sâu quá nhiều cơ thể chim sẽ bị nóng, nóng trong và tạo ra chất khàn của giọng làm mi rất nhanh bị hỏng giọng. Ngoài ra có thể thay dế bằng cào cào, châu chấu thay đổi cho chim ăn.

Lưu ý:

  • Mỗi cóng thức ăn/ 2 ngày.
  • Với cóng nước cũng vậy, tùy thuộc vào thời tiết để điều chỉnh lượng nước.
  • Tăng thức ăn gấp 2 lần đối với chim bổi.

Cách luyện chim Họa mi

Ngoài việc cho ăn ăn uống để luyện chim thì còn cần tranh thủ thời gian để luyện chim nhanh sổ giọng hót. Nếu không kiên trì tiếp xúc mỗi ngày, những chú Họa mi sẽ rất lâu thuần thục.

Đầu tiên hay đảm bảo thời gian khoảng tầm từ 7-8 giờ sáng đưa chim ra ngoài hoặc lên trên tầng thượng để làm quen với chim. Lấy những con dế ra dụ chim đồng thời tập huýt tiếng chim để huấn luyện. Nếu kiên trì một thời gian sau 2-3 tháng thì con mi sẽ làm quen được với chủ. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thời gian để huýt sáo với chim có thể thu âm tiếng chim ở điện thoại hoặc máy tính để huấn luyện.

Để luyện 1 chú Họa mi từ chim mộc thành chim thuần mất khá nhiều thời gian, thông thường mất khoảng 8 tháng đến 1 năm mới thực hiện được. Ngoài chế đọ chăm sóc, tiếp cận với Họa mi thì còn phải lưu ý thêm 1 số quy định như vị trí treo lồng, phủ áo lồng cho chim không kém phần quan trọng. Đối với áo lồng thì ban ngày cởi áo lồng còn ban đêm che kín lại.

Tiếp theo là treo chim ở nơi có nhiều người qua lại để chim tiếp xúc với hơi người giúp nhanh dạn hơn. Treo lồng cách lồng từ 20-25 cm và không được để các con mi nhìn thấy nhau. thì mới có thể tạo ra độ lửa, kích thích việc chim hót. Treo lồng chim cách sàn nhà từ 1-1,5m để tránh khỏi sự tấn công của mèo, chuột.

Được mệnh danh là bậc thầy về giọng hót của các loài chim nên việc chọn nuôi Họa mi là một lựa chọn rất khôn ngoan và kinh tế vì chim khá dễ nuôi và dễ ăn, không cần đòi hỏi quá nhiều công sức cho việc chăm sóc. Chúc các bạn thành công!

Chimcanh.net

Xem thêm

  • Tổng hợp kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Chào mào
  • Tổng hợp kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Chích chòe
  • Tổng hợp kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Cu gáy
  • Tổng hợp kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Bồ câu
  • Tổng hợp kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Vành khuyên