Có nên bán hàng cho người quen không? Câu chuyện chưa bao giờ cũ

1. Giải đáp thắc mắc có nên bán hàng cho người quen không?

Việc bán hàng cho người quen hay không sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Để có được đáp án cho mình thì bạn nên cân nhắc những mặt lợi hại khi bán hàng cho người quen sẽ ra sao.

1.1. Những lợi ích khi bán hàng cho người quen

Người quen là một tệp khách hàng vô cùng đặc biệt với những người làm kinh doanh. Đây là những người mà bạn có mối quan hệ quen biết khá nhiều với nhau, đó có thể là người thân, bạn bè thân thiết hay những người bạn xã giao của mình. Chỉ cần là có mối quan hệ quen biết và nói chuyện từ trước thì sẽ đều được coi là người quen với bạn. Vậy, khi bán hàng cho người quen thì bạn sẽ có được những lợi ích như thế nào?

1.1.1. Có sẵn khách hàng tiềm năng

Khi bạn mới bắt đầu kinh doanh bán hàng, bạn chưa có được cho mình những khách hàng tiềm năng thì người quen chính là khách hàng mục tiêu mà bạn có thể hướng tới để có những đơn hàng đầu tiên. Họ là những người mà bạn đã có mối quan hệ và quen biết từ trước, vì thế mà cả hai đã có sự thấu hiểu phần nào lẫn nhau. Vì thế, nếu như khéo léo thì chắc chắn bạn sẽ có những khách hàng cực kỳ tiềm năng.

1.1.2. Dễ dàng mở rộng mối quan hệ

Với người quen, nếu như sản phẩm của bạn tốt và giá cả hợp lý thì họ sẵn sàng PR sản phẩm của bạn một cách miễn phí tới những người quen khác của mình. Phương thức marketing truyền miệng này chưa bao giờ là lỗi thời hay kém hiệu quả, ngược lại bạn có thể mở rộng được thị trường cho chính mình một cách hoàn toàn miễn phí.

1.2. Những khó khăn khi bán hàng cho người quen

Nếu như bắt đầu kinh doanh và bạn có tìm hiểu kinh nghiệm của những doanh nhân thành đạt thì chắc chắn sẽ không thể không biết tới lời khuyên của tỷ phú Jack Ma với việc không nên bán hàng cho người quen. Tại sao lại như vậy?

1.2.1. Cảm giác mang ơn như một món nợ mà mình phải gánh

Rất nhiều người khi kinh doanh thường mời người quen mua ủng hộ và điều tưởng chừng như đơn giản này sẽ mang đến khá nhiều vấn đề phức tạp. Ví dụ như bạn mở một quán bún bò, người quen qua ủng hộ, bạn chắc chắn sẽ phải bán một bát bún đặc biệt hơn so với những người khác, cho nhiều bún hơn, nhiều thịt hơn. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bắt đầu mà thôi.

Khi người quen dùng xong sẽ là bước tính tiền. Nếu lấy tiền thì dở mà không lấy cũng dở, thậm chí kể cả giảm giá cũng dở bởi người ta sẽ có rất nhiều lý do để đưa ra cho việc này. Ví dụ như “giờ nó là chủ rồi, nó khinh nó không thèm lấy tiền của mình”, “chê tôi không có tiền nên lấy ít hơn hả?” hay “là bạn thân mà đến ăn có bữa cũng lấy tiền à”,…. Cái văn này thì nói thế nào cũng được mà nói bao nhiêu cũng không đủ. Vì thế mà việc người quen đến ủng hộ như mình mang ơn ở trên người vậy mặc dù chả được lợi ích gì.

1.2.2. Không thấu hiểu được lòng tốt của bạn

Khi bạn bán hàng, với người quen, bạn chắc chắn sẽ gửi cho họ những món đồ chất lượng nhất với giá cả rẻ nhất so với khi bạn bán cho người ngoài. Thế nhưng, đúng như Jack Ma đã nói: “Khi bán cho bạn bè hay người thân trong gia đình. Dù bạn có bán bằng giá nào đi chăng nữa thì họ vẫn luôn cảm thấy bạn đang kiếm tiền từ họ. Dù có rẻ tới mức nào đi chăng nữa thì họ vẫn sẽ không trân trọng điều đó”.

Điều này có nghĩa là có những người sẽ không quan tâm đến việc bạn mang đến cho họ những giá trị gì và sự nỗ lực, công sức của bạn ra làm sao. Điều họ quan tâm là bạn kiếm chác được bao nhiêu từ họ và họ sẵn sàng bị người khác lừa gạt chứ nhất định không mua hàng từ người quen của mình, chính là bạn.

Đây là một lối suy nghĩ rất phổ biến ở tệp khách hàng người quen và cũng là lối suy nghĩ của người nghèo như tỷ phú Jack ma có chia sẻ. Khi mà lòng tốt của bạn không được đề cao và được công nhận thì bạn có nhất thiết phải làm điều đó hay không?

1.2.3. Không mang tính ổn định cao

Người quen cũng có rất nhiều kiểu khác nhau. Ví dụ nếu như bạn là vợ hiệu trưởng, là vợ giám đốc hay là cấp trên chẳng hạn thì những người quen sẽ tìm đến bạn khi mà thông qua việc mua bán họ có thể tạo dựng được mối quan hệ tình cảm với bạn. Thế nhưng, khi bạn không còn là cấp trên nữa cũng chẳng còn là vợ hiệu trưởng hay giám đốc nữa, thì người quen này có cần thiết phải đến với bạn hay không?

Thực tế thì tệp đối tượng khách hàng người quen này cũng khá đa dạng và không có tính ổn định cao. Họ có thể ủng hộ bạn, nhưng sự ủng hộ này sẽ không diễn ra thường xuyên, liên tục được nếu như họ không có nhu cầu.

Thêm vào đó, khi người quen đến với bạn vì mục đích khác thì họ cũng sẽ có thể rời đi khi bạn không còn giá trị và phù hợp với mục đích của họ nữa. Nếu quá tập trung vào đối tượng này thì bạn sẽ khó có thể phát triển lâu dài trong chuyện kinh doanh của mình được.

1.2.4. Không mang đến lợi nhuận cao

Việc bán hàng cho người quen sẽ là nguyên nhân khiến lợi nhuận của bạn không thể nào cao hơn được. Điều này chính là bởi nếu như người quen đã mua hàng thì chắc chắn sẽ phải giảm giá, không ít thì nhiều. Thậm chí càng quen thì đôi khi có thể là miễn phí hoàn toàn. Chính vì thế mà nếu bạn tập trung cho người quen thì còn lâu bạn mới có thể giàu hay có cho mình những khoản lời lãi nhiều hơn.

1.3. Có nên bán hàng cho người quen không?

Dựa vào những phân tích trên thì ta có thể thấy rằng việc bán hàng cho người quen sẽ vừa có những lợi ích nhất định nhưng cũng không kém phần hạn chế. Vậy, có nên bán hàng cho người quen hay không?

Sẽ khó để có thể đưa ra một câu trả lời dứt khoát là có hoặc không cho vấn đề này. Bởi đối tượng người quen của mỗi người là khác nhau. Có những người quen sẽ rất ủng hộ và luôn thoải mái cho việc mua hàng của bạn, thế nhưng, sẽ có những người quen sẵn sàng soi mói, xét nét chi li từng tí với bạn. Vì thế mà tùy theo đối tượng người quen cụ thể để bạn có thể đưa ra quyết định bán hay không bán hàng cho người quen của mình.

2. Chia sẻ kinh nghiệm khi bán hàng cho người quen

Mặc dù việc bán hàng cho người quen thường mang đến rất nhiều vấn đề phức tạp. Thế nhưng đây vẫn là nhóm khách hàng mà bạn không thể bỏ qua. Vậy, làm sao để có thể dễ thở hơn khi buôn bán với người quen? Dưới đây sẽ là một vài kinh nghiệm gửi tới bạn về việc bán hàng cho người quen.

2.1. Thay đổi tâm lý và nhận thức của chính mình

2.1.1. Nhận thức được tâm lý của khách hàng người quen

Khi người quen mua hàng, nếu như không có nhu cầu quá mãnh liệt thì họ sẽ không quan tâm đến việc bạn giới thiệu cho họ món hàng đem lại lợi ích ra sao và tiết kiệm được bao nhiêu, điều họ quan tâm là bạn kiếm được bao nhiêu từ họ.

Nếu bạn lo sợ điều này thì hãy thay đổi tâm lý của chính mình và người quen. Thay vì lời cảm ơn chỉ có 2 người biết với nhau thì bạn nên cảm ơn họ một cách công khai hơn. Tức là có rất nhiều người biết được việc mua bán này của 2 người. Điều này sẽ khiến người quen cảm thấy mình có giá trị hơn, được trân trọng hơn và không còn cảm thấy mình bị kiếm lời nữa.

2.1.2. Coi người quen là khách hàng tiềm năng

Tại sao lại không nhỉ? Khi bạn có khách hàng mới, bán sẽ phải làm thân với họ, giới thiệu sản phẩm chi tiết nhất với họ và bắt đầu các hành động để kéo dài mối quan hệ này. Khá nhiều bước và phức tạp. Thế nhưng, với người quen thì khác.

Người quen là người biết về bạn. Họ tìm đến bạn bởi họ tin tưởng và biết bạn là ai, điều này sẽ giảm được rất nhiều bước ở phía trước và tiến đến bước mua hàng nhanh chóng hơn. Khi bạn bán hàng cho người quen, nghĩa là bạn bán đi danh dự, nhân phẩm của chính mình.

2.1.3. Nắm chắc thông tin sản phẩm và tư vấn nhiệt tình

Hãy chỉ giới thiệu cho người quen những sản phẩm bạn thực sự biết kỹ và tìm hiểu thông tin chi tiết. Điều này sẽ giúp bạn có thể tư vấn tốt hơn cho người quen cũng như giải đáp được các thắc mắc liên quan của họ.

Thêm vào đó, khi bạn tư vấn nhiệt tình và tận tâm nhất thì chắc chắn họ cũng sẽ phần nào cảm nhận được và sẵn sàng mua hàng cho dù đã có những sản phẩm tương tự.

2.2. Kinh nghiệm thực chiến khi bán hàng cho người quen

2.2.1. Đưa ra lợi ích thay vì thuyết phục

Bạn bán hàng cho người quen và khi bạn mời chào họ thì suy nghĩ đầu tiên thường bật ra là bạn chuẩn bị kiếm chác từ họ. Vì thế, đừng mời chào hay thuyết phục người quen mua hàng, bạn chỉ cần đưa ra những lợi ích của sản phẩm mà bạn chung cấp thôi. Tập trung cho việc khiến khách hàng suy nghĩ về công dụng sản phẩm thay vì yêu cầu họ đưa ra quyết định mua hàng hoặc không.

2.2.2. Không nên đặt vấn đề tình cảm vào kinh doanh

Nếu như người quen nào cũng đến mua hàng của bạn và bạn đều giảm giá hay không lấy tiền thì bạn còn lâu mới có thể có lãi cho mình. Vì thế mà khách hàng người quen cũng nên coi như khách hàng thông thường để tạo sự công bằng trong việc buôn bán. Bạn có thể discount hay free 1, 2 lần chứ không phải là luôn luôn. Và có nhiều cách để cảm ơn thì vì liên quan tới việc mua bán giữa 2 người.

2.2.3. Lựa chọn đúng khách hàng người quen

Có khách hàng người quen this nhưng cũng có khách hàng người quen that. Do đó mà không phải ai là người quen bạn cũng có thể bán hàng. Hãy lựa chọn người quen có thể là khách hàng tiềm năng của bạn để thúc đẩy việc mua bán dễ dàng, thuận lợi hơn.

Trên đây là chia sẻ chi tiết về vấn đề có nên bán hàng cho người quen hay không. Mong rằng, với những thông tin được cung cấp bên trên, bạn đã có thể đưa ra được cho mình quyết định chuẩn xác nhất với việc có nên bán hàng cho người quen và bỏ túi được kinh nghiệm bán hàng với đối tượng khách hàng đặc biệt này một cách hiệu quả hơn.