Chụp CT là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh được áp dụng trong lĩnh vực y học. Nhằm phát hiện, chẩn đoán các bệnh lý về não, cột sống, phổi, ổ bụng,….một cách nhanh chóng và chính xác. Để hiểu thêm về khái niệm này và các thông tin liên quan. Bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Chụp CT là gì?
Chụp CT là phương pháp dùng tia X với số lượng cực lớn chiếu lên vị trí tổn thương của cơ thể theo phương pháp cắt ngang. Kết hợp với việc xử lý hình ảnh, thông số của máy vi tính để tạo ra một hình ảnh 2 chiều, 3 chiều của các bộ phận cơ thể cần kiểm tra.
Chụp CT cột sống
Chụp CT cột sống là việc sử dụng kỹ thuật tia X để quét lên vùng cột sống của người bệnh. Thông qua quá trình chụp, bác sĩ sẽ nhìn thấy được một phần cắt ngang của vùng thắt lưng và những tổn thương do các bệnh lý cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,… Xác định các tổn thương mà người bệnh đang gặp phải để có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.
Chụp CT đầu
Chụp CT đầu là việc sử dụng tia X để tiến hành kiểm tra, đánh giá tình trạng sức khỏe của phần đầu người bệnh. Người bệnh sẽ nằm yên trên bàn y tế chuyên dụng. Các bác sĩ sẽ chiếu tia X cho nó di chuyển qua lại xung quanh vùng đầu người bệnh để thu về hình ảnh 2 chiều, 3 chiều. Nhằm đi đến kết luận tình trạng sức khỏe vùng đầu của bạn.
Chụp CT phổi
Chụp CT phổi là quá trình sử dụng sự bức xạ của tia X để chiếu lên phổi. Máy tính sẽ thu về hình ảnh mô tả 2 lá phổi của người bệnh. Căn cứ vào các thông số, hình ảnh có được, bác sĩ sẽ kết luận được bạn có mắc bệnh lý về phổi hay không. Đồng thời xác định mức độ tổn thương của phổi để có phương pháp điều trị đúng đắn.
Chụp CT ổ bụng
Chụp CT ổ bụng là quá trình bác sĩ chiếu tia X lên vùng bụng của người bệnh trong vài phút. Máy tính se thu lại các hình ảnh chụp được khi tia X chiếu vào các vị trí của ổ bụng. Hình ảnh thu về cũng là dạng 2D hoặc 3D. Giúp bác sĩ có cơ sở để điều trị các bệnh lý ở ổ bụng một cách hiệu quả.
Chụp CT tim
Chụp CT tim là kỹ thuật chiếu tia X lên vị trí tim. Thu về các hình ảnh mô phỏng của quả tim và các tổn thương nếu có. Phương pháp này giúp bác sĩ chẩn đoán, kết luận được người chụp có mắc bệnh lý gì về tim mạch hay không. Nếu xảy ra tổn thương viêm nhiễm bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Chụp CT gan
Chụp CT gan là cách chiếu tia X lên vị trí gan và các vùng xung quanh. Mang lại các thông tin chi tiết về gan và các tế bào viêm nhiễm nếu có. CT gan mang lại kết quả chính xác hơn so với chụp X- quang gấp nhiều lần. Vì vậy, công tác điều trị sẽ đạt được kết quả tốt hơn.
Chụp CT giá bao nhiêu tiền?
Chụp CT bao nhiêu tiền phụ thuộc vào vị trí chụp và chất lượng cơ sở y tế. Nơi người bệnh chọn để thực hiện kỹ thuật chụp. Do đó, chi phí chụp ở mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể căn cứ vào mức giá chung để chuẩn bị cho mình khoản tiền phù hợp.
Chụp CT đầu bao nhiêu tiền?
Thông thường, chi phí chụp CT đầu sẽ dao động ở khoảng 900.000 nghìn đồng đến khoảng 5.000.000 triệu đồng. Tùy vào cơ sở khám chữa bệnh, thiết bị, máy móc dùng để chụp.
Chụp ct cột sống thắt lưng giá bao nhiêu?
Chi phí CT cột sống lưng cũng có sự chênh lệch khác nhau giữa các cơ sở y tế. Thông thường, chi phí cho một lần là khoảng 2.500.000 triệu đồng đến 3.000.000 triệu đồng.
Chụp CT não hết bao nhiêu tiền?
Hiện nay, chi phí cho dịch vụ CT não có giá từ 1.000.000 triệu đồng đến 5.000.000 triệu đồng.
Chụp CT phổi giá bao nhiêu?
Theo bảng giá chụp CT mới nhất năm 2020. Dịch vụ CT phổi có giá dao động ở mức 900.000 nghìn đồng đến 4.000.000 triệu đồng.
Chụp CT gan giá bao nhiêu?
Cũng chịu sự chi phối của chất lượng dịch vụ từng cơ sở khám chữa bệnh. Chi phí chụp gan cũng sẽ dao động ở mức giá nhất định. Nếu chụp ở các cơ sở y tế uy tín thì chi phí sẽ cao. Tuy nhiên kết quả chiêu chụp sẽ mang lại độ chính xác cao nhất.
Giá CT gan hiện nay đang ở mức từ 1.000.000 triệu đồng đến 3.000.000 triệu đồng.
Chụp CT bụng giá bao nhiêu?
Thông thường, giá tiền chụp CT ổ bụng sẽ ở mức từ 900.000 nghìn đồng đến 5.000.000 triệu đồng. Tuy nhiên cũng có những cơ sở y tế cung cấp dịch vụ này với mức giá hàng chục triệu đồng. Do đó, bạn hãy tham khảo kỹ thông tin về cơ sở y tế muốn tìm đến để chuẩn bị được cho mình số tiền phù hợp.
Chụp CT có hại không?
Chụp CT não có ảnh hưởng gì không?
Nhìn chung, CT là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh an toàn với tính chính xác rất cao. Hiếm khi xảy ra các yếu tố rủi ro không mong muốn. Tuy nhiên, chụp CT là việc chiếu trực tiếp tia phóng xạ lên cơ thể. Do đó kỹ thuật này cũng sẽ gây ra những tác động nhất định.
Đối với phụ nữ mang thai không nên áp dụng kỹ thuật này. Bởi tia phóng xạ có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Khiến thai phụ có thể phải đối mặt với các tai biến không mong muốn trong quá trình thai nghén. Ví dụ như sảy thai, sinh non, thai lưu,….
Một số trường hợp chụp CT có sử dụng thuốc cản quang. Vì vậy có thể gây xảy ra một số vấn đề cho người bệnh như: Hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp, tức ngực, khó thở…..
Chụp CT đầu cho trẻ có hại không?
Chụp CT đầu cho trẻ có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc gen phát triển của trẻ. Dẫn đến nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, tỷ lệ này chiếm rất nhỏ trong số các trường hợp chụp đầu ở trẻ em.
Mặc dù vậy, khi có nhu cầu CT não cho con em mình. Phụ huynh cần tìm hiểu và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa trước. Nhằm có những giải pháp phù hợp để khắc phục nguy cơ này.
Chụp CT phổi có hại không?
Cũng như việc chụp CT ở các bộ phận khác, CT ở phổi có thể tồn tại một số nguy cơ rủi ro như: Gây suy thận, phản ứng với thuốc cản quang với các biểu hiện đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,…và làm tăng nguy cơ ung thư về sau này.
Mặc dù vậy, tỷ lệ rủi ro này cũng chiếm rất thấp. Do đó, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa cẩn thận, chi tiết để có thể chụp CT phổi một cách an toàn nhất.
Ngoài kỹ thuật chụp CT, hiện nay phương pháp chụp MRI cũng đang là kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trong việc chẩn đoán hình ảnh, xác định tổn thương ở các bộ phận quan trọng trên cơ thể người. Để tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật này bạn hãy đón đọc bài viết chụp MRI nhé. Chắc chắn bài viết này sẽ mang lại cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích.
Chụp CT có được bảo hiểm không?
Căn cứ vào Điều 21, khoản 2 điểm b của bộ Luật Bảo hiểm Y tế về giới hạn được hưởng chế độ bảo hiểm Y tế thì việc chụp CT sẽ được hưởng bảo hiểm. Vì dịch vụ này nằm trong các hạng mục đường hưởng bảo hiểm Y tế.
Tuy nhiên, bạn cần phải có các giấy tờ đầy đủ, liên quan đến hồ sơ bệnh án khám chữa bệnh. Điều quan trọng nữa là bạn phải chụp CT ở các cơ sở y tế đúng tuyến thì mới được hưởng chế độ bảo hiểm Y tế cho dịch vụ này.
Nếu bạn đi trái tuyến thì đương nhiên là sẽ không được hưởng quyền lợi về bảo hiểm đối với dịch vụ này.
Chụp CT ở bệnh viện nào tốt?
Để đảm bảo an toàn và nhận được kết quả chụp CT tốt nhất, bạn hãy đến các bệnh viện lớn, nổi tiếng và uy tín trên toàn quốc như:
-
- Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)
- Bệnh viện K (Hà Nội)
- Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương ( Hà Nội)
- Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM
- Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM)
- Bệnh viện Nhi đồng (TPHCM
Đây đều là các cơ sở y tế chuyên khoa lớn hàng đầu cả nước. Có bề dày lịch sử lâu năm. Là nơi hội tụ của hàng trăm giáo sư, bác sĩ giỏi, kinh nghiệm thực tiễn dày dạn. Cùng với sự hỗ trợ của thiết bị y khoa hiện đại. Công tác chụp CT luôn mang lại hiệu quả tốt, an toàn và tiết kiệm chi phí. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi tìm đến các cơ sở này để thăm khám, điều trị bệnh.
Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến kỹ thuật chụp CT. Nếu có điều gì thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm thông tin, bạn đọc hãy liên hệ lại cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!