Em mang thai rồi sinh con đầu lòng, vợ chồng em đều háo hức và hạnh phúc, đếm từng ngày chờ đến khi được gặp con yêu. Anh xã chăm lo cho vợ bầu từng li từng tí một. Thế mà, đến khi con chào đời, nhà em không ngày nào là không chí chóe, cãi vã. Nguyên nhân là vì em cho con bú mẹ, các mẹ à!Mang thai lần đầu, em háo hức tìm đủ thứ tài liệu để đọc, theo dõi từng tuần coi con đến thời điểm này thì lớn bằng ngần nào. Em và xã cũng dắt nhau đi học lớp tiền sản cho bố bỉm mẹ bỉm. Tụi em học cách tắm con, quấn tã bé… Mua sắm thì ôi thôi đủ cả, từ bình sữa cho con đặt bạn bè bên Mỹ ship về, quần áo, khăn, yếm, chọn cũi, chọn tủ chọn giường cho con yêu.Ngày con chào đời, cứ ngỡ là mình đã chuẩn bị kĩ lưỡng hết cả. Nhưng lúc này mới đối diện với một “bi kịch” to đùng của mẹ sữa. Thật là em không biết phải bế con như thế nào cho bé bú đúng cách. Cứ sợ con rơi tõm xuống khi mình lóng ngóng. Mấy ngày đầu sữa không thông mà thằng bé thì háu đói, khóc váng. Cứ nhét vú vào miệng, nó bú mà không ra sữa là nó làm ầm ĩ cả lên. Xót con quá, bà và anh xã nhét bình vào cho con bớt khát sữa.Đến tuần thứ 2, nhờ mẹ chồng làm nhiều cách thông sữa, còn em dùng máy hút kích sữa nên sữa bắt đầu có nhiều. Khổ nỗi, đến lúc này nhét vú vào mồm cu con thì nó sặc sặc, rồi giãy đứng lên khóc lóc. Thật không biết có mẹ nào như em không. Mỗi lần cho con bú giống như hai mẹ con đánh vật với nhau vậy. Thằng bé cứ ưỡn người khóc, trốn ti mẹ. Nó rặn đỏ hết cả người, người ưỡn cong vòng, giãy nãy y như cái đòn gánh. Chồng em thấy con như vậy thì cáu:- Dẹp đi, sao phải hành con như thế! Cho thằng bé bú bình cho con bớt vật vã.Nó cứ chạy trốn ti mẹ, đến khi bà nhét bình thì lại êm. Nó ôm cái bình bú trong hòa bình và thoải mái như chưa hề có chuyện khóc lóc vật vã trước đó. Em vừa thương con vừa cáu, vừa giận mình. Cảm giác con chê ti mẹ, chê sữa mẹ thật là khủng khiếp, các mẹ à. Thấy mình thật là một “bà mẹ thất bại”. Em đã cố nhiều lần, vắt bớt sữa mà con vẫn không thèm ti, có lẽ cu cậu ám ảnh vì nhiều lần sặc sữa.Rồi cứ thế, mỗi lần con bú là con khóc, mẹ khóc, chồng em ầm ĩ.Sau đó, em đành phải làm một cách lích kích hơn nhưng con vẫn được bú sữa mẹ. Em hút sữa, cho vào bình, cho con bú. Cách này thì con không bị sặc, canh được lượng sữa nhưng mất công hơn việc mẹ ôm con ti trực tiếp nhiều. Cả ngày ngồi còng lưng hút sữa cả chục bận, rồi bảo quản, hâm sữa cho vừa đủ độ ấm nữa.20 ngày, thằng bé bị viêm phổi, phải vào bệnh viện Nhi đồng. Trong bệnh viện làm sao mà hút sữa, trữ đông, hâm nóng các kiểu được. Bác sĩ thì luôn nhắc nhở:- Con đã bệnh thế rồi. Mẹ làm ơn cho con bú mẹ, để bé tăng đề kháng. Chả có sữa nào tốt hơn sữa mẹ nhé!Cực chẳng đã, mẹ con em lại tiếp tục “đánh vật” với nhau để cho con ti trực tiếp. 10 gày trong bệnh viện, em đã cố tìm nhiều cách để con hợp tác, hỏi thêm bác sĩ, nhờ các mẹ khác tư vấn coi làm sao cho con bú mẹ trong bình yên.Cuối cùng thì em cũng tìm được cách để con không sợ ti mẹ nữa. Em chia sẻ kinh nghiệm cho các mẹ cùng hoàn cảnh như em tham khảo nhé. Biết đâu cũng đúng với trường hợp của mẹ con nhà em đấy!1. Cho trẻ bú đúng tư thế nhưng phải thật thoải mái cho béVới những trẻ dễ tính, mẹ có thể để trẻ bú tư thế nào cũng được, nhưng với những đứa trẻ khó tính hơn, mẹ phải cho trẻ bú đúng tư thế chúng thích và thoải mái thì chúng mới chịu bú sữa. Ví dụ tư thế bú nằm có thể khiến trẻ khó chịu vì phải nghiêng người và khá mệt nhọc hoặc một số trẻ lại không thích tư thế bú bế nghiêng hay vừa bú vừa nằm võng… Ở mỗi trẻ khác nhau sẽ cảm thấy thích – không thích những tư thế khác nhau. Khi chúng không cảm thấy thoải mái, dễ chịu với tư thế đó thì chắc chắn chúng sẽ không chịu bú. Do đó, mẹ cần phải để ý xem trẻ thích bú ở tư thế nào: nằm hay ngồi, đứng, bên trái, bên phải…? Và tư thế nào thoải mái nhất cho trẻ giúp trẻ ngậm khớp vú chuẩn nhất. Như vậy con sẽ không còn từ chối sữa mẹ nữa.2. Không để nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnhKhi trẻ không chịu bú mẹ, khóc lóc mẹ hãy kiểm tra xem nhiệt độ phòng thế nào. Rất nhiều mẹ không để ý tới vấn đề này, vẫn cố ép con bú khi người trẻ đang nóng ran, mồ hôi nhễ nhại hoặc ngược lại trẻ đang bị lạnh.Đúng là mỗi lần thằng cu nhà em bú xong thì mồ hôi nhễ nhại, cu cậu bị nóng quá nên trong lúc bú hay gắt. Sau này, em gắn máy lạnh trong phòng, điều chỉnh nhiệt độ cho con mát mẹ mát thì thấy ổn hẳn.3. Thường xuyên cho con da tiếp da với mẹKhông phải mẹ nào cũng biết rằng, trước khi cho trẻ bú, mẹ cần phải tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, dễ chịu. Điều này cũng giống như trước khi ăn chúng ta cần phải chuẩn bị món ăn một cách chu đáo, có như vậy bữa ăn mới ngon miệng được. Và đối với trẻ sơ sinh, việc chuẩn bị trước khi bú chính là cho trẻ da tiếp da. Khi da tiếp da, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu, an toàn và sẵn sàng bú mẹ.Nhưng phần đa, hầu hết các mẹ đều không thực hiện phương pháp này cho trẻ trước khi bú. Khi giữ một tâm trạng khó chịu thì chắc chắn trẻ sẽ không thích thú gì việc bú mẹ cả.4. Đừng lo sợ con bị đói mà ép bé bú nhiềuThực tế, dạ dày của trẻ sơ sinh còn rất nhỏ. Ngay cả trẻ từ 3 tháng trở lên, dạ dày cũng không quá lớn để chứa được nhiều lượng thức sữa một lúc được. Tuy nhiên, hầu hết các mẹ lại không quan tâm điều này, hễ con khóc lại nghi ngờ con đói và cho con bú. Kết quả là, thay vì hợp tác với mẹ, trẻ sẽ đẩy đầu ti ra và khóc tiếp. Cứ như vậy, dần dần con sẽ rất sợ bú mẹ dẫn tới lười bú lúc nào không hay.5. Cho con tập bú bình sớm và bú bình nhiều hơn bú mẹĐây là vấn đề lớn nhất của nhà em đấy ạ. Không ít mẹ phàn nàn rằng, trẻ thích bú bình, bú sữa ngoài hơn bú mẹ và bỏ bú. Tuy nhiên, thực tế, việc trẻ “chê” sữa mẹ vào thời điểm này đều do lỗi của mẹ. Mẹ tập cho trẻ bú bình quá sớm, cho trẻ uống sữa công thức ngoài quá no, vậy thì sao trẻ có thể thèm bú mẹ nữa. Chưa kể, khi trẻ giảm các cữ bú mẹ đồng nghĩa với việc sữa mẹ sẽ giảm tiết. Lâu dài, mẹ sẽ mất sữa và vô tình “đầy con vào thế” phụ thuộc sữa bình6. Mẹ đừng để bé bị sặc nhiều lầnHầu hết với những người lần đầu làm mẹ khó tránh khỏi điều này. Khi sữa về quá nhiều, mẹ không thể xử lý kịp khiến em bé bị sặc. Khi bị sặc, trẻ sẽ bị ám ảnh và sợ hãi, mỗi lần bú có vẻ không thích thú và lo lắng. Vì vậy, trước khi cho trẻ bú, mẹ cần kiểm tra xem sữa về nhiều không. Nếu về quá nhiều nên vắt bỏ một ít hoặc trong quá trình cho trẻ bú, mẹ nhớ giữ nhẹ đầu vú để sữa chảy xuống từ từ không làm trẻ sặc.Tìm cách khắc phục cả 6 điều này rồi, em thoải mái cho con ti mẹ đến tận 23 tháng tuổi luôn đấy các mẹ à.Xem thêm tại:“4 KHÔNG” cho mẹ nào đang nuôi con bằng sữa mẹNgón chân bé 2 tháng hoại tử bầm đen phải cắt bỏ chỉ vì 1 sợi tóc của mẹ rơi trên giườngĐang bú, bé 3 tháng tái xanh mặt và ngưng thở, lại thêm 1 vụ sữa mẹ mang tiếng vì sai lầm chết người
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!