1. Bệnh dại là gì?
Trên thế giới, bệnh dại được ghi nhận từ 2.300 năm Trước Công Nguyên. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, tác động trực tiếp lên hệ thần kinh của cún cưng.
Các bé mắc bệnh dại bắt đầu thay đổi tâm tính theo từng thời kỳ của bệnh. Và dù ở giai đoạn nào, các bé đều có thể lây truyền virus cho người hoặc động vật khác.
Mãi đến năm 1885, nhà bác học Louis Pasteur đã thử nghiệm thành công vắc xin phòng bệnh dại đầu tiên. Sự kiện này đã mở ra hy vọng lớn lao dành cho thú cưng và cả những người chủ nuôi.
Nói cách khác, vắc xin phòng bệnh dại ở chó chính là vòng bảo vệ an toàn cho cả bạn và các bé cún cưng. Đồng thời, nó cũng là sợi dây vô hình gắn kết tình yêu thương giữa chúng ta với những người bạn bốn chân đáng yêu.
2. Chó bị bệnh dại có biểu hiện gì?
Là một người chủ tốt, bạn luôn để tâm đến các bé cún của mình. Chắc chắn bạn sẽ dễ dàng nhận thấy sự thay đổi của chúng dù chỉ là mắt thường.
Thời kỳ đầu nhiễm bệnh, cún cưng sẽ có những biểu hiện liên quan đến hành vi như sau.
2.1. Thay đổi thái độ
Một sáng đẹp trời, bỗng nhiên cún cưng không còn rối rít quanh chân bạn. Bạn hãy chú ý đến thái độ của bé nhiều hơn. Bởi bệnh dại ở chó khiến cho bé cún trở nên rụt rè hẳn đi. Một số trường hợp cún cưng đột ngột hung hăng dù chẳng ai ghẹo.
Kéo theo đó là tâm trạng lo lắng, bồn chồn khiến bé chỉ muốn trốn vào góc tối. Cảm giác không an toàn cũng làm bé kích động sủa từng hồi hoặc tru lên.
Triệu chứng này rất dễ nhận ra ở những bé cún có tâm tính vốn dĩ nhu mì, trầm lặng. Nhưng nếu bạn rất bận rộn và không thể thường xuyên quan tâm đến bé. Bệnh dại sẽ tăng dần cấp độ và khiến chúng có những biểu hiện nặng hơn.
2.2. Bệnh dại ở chó thời kỳ điên cuồng
Bệnh ngày càng nghiêm trọng nên các biểu hiện cũng ngày càng rõ dần. Thông thường, mỗi khi nghe chủ gọi, các bé sẽ mừng rỡ chạy đến quấn lấy chủ. Sau đó sẽ thể hiện tình yêu thương một cách nhẹ nhàng.
Tuy nhiên, sau khi mắc bệnh dại, các bé dần dần không thể tự kiểm soát hành vi. Thái độ vồn vã, một tiếng động nhỏ cũng làm bé thấy bất an và sủa liên hồi.
Huống hồ, khi gặp người lạ, các bé lại càng kích động. Thậm chí chúng sẽ sủa và cắn người dữ dội hơn.
Bệnh dại ở chó đến thời kỳ điên cuồng cũng là nguyên nhân khiến bé chán ăn, bỏ ăn. Tiếp tục xuất hiện các triệu chứng nuốt khó, sốt cao, đồng tử giãn với đôi mắt đỏ ngầu.
Bé luôn trong trạng thái khát nước nhưng không thể tự chủ uống nước. Kèm theo đó là hiện tượng chảy nước dãi, sùi bọt mép, đi lại bâng quơ, bồn chồn lo lắng.
Nếu không được trông nom cẩn thận, các bé sẽ “bỏ nhà đi” và sẽ không thể nhớ đường về. Lúc này, hành trình một mình của bé cũng sẽ đầy chông gai. Bé có xu hướng ăn và gặm những vật thể xung quanh. Nguy hiểm hơn, bệnh dại còn làm cho bé trở nên hung hãn như cắn người, hoặc tấn công những con vật khác.
2.3. Thời kỳ cuối của bệnh dại ở thể điên cuồng
Nếu ở giai đoạn trước, cún cưng chỉ có dấu hiệu khó nuốt. Thì đến giai đoạn cuối này, bé cún sẽ bị liệt hoàn toàn hàm dưới và lưỡi. Tình trạng này khiến cho miệng của bé không thể khép lại nên lưỡi cũng sẽ thè ra suốt. Kèm theo đó là chảy nước dãi ngày càng nhiều.
Đi đôi với liệt cơ hàm, cún bị bệnh dại cũng có xu hướng liệt chân sau. Tiếp đến, cơ hô hấp cũng bị liệt gây cản trở lưu thông khí. Cùng với việc bị kiệt sức do không thể ăn uống, bé cún sẽ chết vài ngày sau đó.
3. Bệnh dại ở chó nhưng không biểu hiện
Chỉ ¼ trường hợp chó mắc bệnh dại là có biểu hiện rõ ràng. Phần đông còn lại đều “giấu bệnh” hay còn được gọi là thể dại câm.
Những triệu chứng của thể bệnh này khiến bạn dễ nhầm lẫn với những bệnh khác ở cún. Các bé không có biểu hiện điên cuồng hay vồn vã cắn người. Thay vào đó, cún cưng sẽ có các biểu hiện ủ rũ, buồn bã, liệt nửa phần thân sau, liệt cơ hàm. Đi kèm với các biểu hiện này là hiện tượng chảy nước dãi, thè lưỡi, gầm gừ trong họng.
Mặc dù thể dại câm ở chó khá “lành tính” với con người và động vật khác. Thế nhưng đối với bé cún của bạn, đây được xem là thể bệnh “ác tính”. Bởi vì thời gian chuyển bệnh nhanh hơn thông thường. Nên bé cún cũng sẽ từ giã bạn sớm hơn.
Nếu phải chứng kiến bé cún của mình trải qua những giai đoạn đau đớn như trên. Ắt hẳn bạn sẽ không nỡ để bé gánh chịu căn bệnh này. Và tất nhiên, PETPRO cũng không nỡ. Chính vì vậy, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh dại ở chó. Đồng thời, hãy gấp rút tìm cách phòng tránh để bảo vệ các bé cún nhà mình.
VÌ ĐÂU CÚN CƯNG MẮC BỆNH DẠI?
1. Virus bệnh dại
Nguyên nhân gây ra bệnh dại chính là virus Rhabdo. Một loại virus tác động trực tiếp lên hệ thần kinh. Nó thường ẩn sâu trong cơ thể của các loài động vật máu nóng. Chẳng hạn như dơi, chồn, chó, mèo hoặc một số loài động vật khác.
2. Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh dại ở chó
Các bé cún thường hay “giao lưu” với nhau bằng những đòn cắn giả. Hoặc chúng có thể tranh giành lãnh thổ, thức ăn, … với nhau. Nếu không cẩn thận, chúng có thể làm nhau bị thương. Nếu trong nhóm có một bạn cún mang virus dại. Virus từ chó bị bệnh sẽ theo nước bọt dính vào vết thương hở của bé cún nhà bạn. Khi đó, quá trình lây nhiễm bệnh dại thành công.
Chính vì điều đó, ngoài việc quan tâm bé cún nhà mình. Bạn cũng cần để tâm đến các “bằng hữu” của boss nữa nhé.
Thế nhưng không phải vì vậy mà bạn lại “cấm cửa” bé cưng của mình. Thay vào đó, hãy theo chân PETPRO để tìm biện pháp bảo vệ bé khỏi bệnh dại ở chó.
3. Nguyên nhân gián tiếp
Virus bệnh dại luôn rình rập để tìm cơ hội xâm nhập vào cơ thể của cún cưng. Một bãi nước dãi, hoặc dịch tiết từ thú mắc bệnh cũng có thể lây nhiễm cho boss nhà bạn. Nguyên nhân là vì có sự tiếp xúc giữa virus trong nước bọt với vết thương hở của bé.
Cơ hội tiếp xúc của chúng có thể là do quá trình cắt tỉa lông, ăn uống không hợp vệ sinh. Một số trường hợp cún cưng bị lây bệnh chéo từ bạn khác khi được lưu chuồng. Đôi khi, một số cơ sở thú y không đảm bảo an toàn cho khâu khử trùng cũng sẽ gây nhiễm bệnh cho bé nhà bạn.
VẬY CHÓ BỊ BỆNH DẠI CÓ CHỮA KHỎI ĐƯỢC KHÔNG?
PETPRO rất tiếc khi phải nói với bạn rằng chó mắc bệnh dại khi đã khởi phát thì không còn cách cứu chữa. Tỉ lệ tử vong trên chó khi mắc bệnh dại được ghi nhận là 100%. Chính vì vậy, chúng ta chỉ có thể bảo vệ người bạn bốn chân bằng cách sau đây.
PHÒNG BỆNH DẠI Ở CHÓ NHƯ THẾ NÀO?
1. Tiêm vắc xin – Cách duy nhất giúp cún cưng thoát khỏi bàn tay tử thần
Khoa học tiên tiến hiện nay vẫn chưa thể tìm ra cách chữa trị bệnh dại. Nhưng may mắn cũng mỉm cười với chúng ta khi vắc xin phòng bệnh dại đã mang lại hiệu quả rất cao. Bằng cách tiêm phòng định kỳ khi cún cưng đến tuổi. Bé sẽ được bảo vệ an toàn trước sự xâm nhiễm của loại virus độc hại này.
Vậy, khi nào bạn nên cho cún cưng của mình đi tiêm phòng bệnh dại?
Cún cưng đạt 13 – 14 tuần tuổi chính là thời điểm thích hợp nhất để tiêm phòng bệnh dại. Bạn nên mang bé đến những cơ sở thú y uy tín để được hướng dẫn. Cũng như lên lịch tiêm phòng các loại bệnh cho bé.
2. Tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho chó ở đâu tại TPHCM tốt nhất?
Tại TPHCM, bạn có thể đến Bệnh Viện Thú Y PETPRO. Để tiện lợi hơn cho các “sen” gần xa, PETPRO đã thiết lập 7 chi nhánh rộng khắp tại TPHCM và TP Vũng Tàu. Mỗi cơ sở đều được đảm bảo chất lượng về trình độ y bác sĩ, tay nghề kỹ thuật viên.
Không chỉ vậy, sức khỏe của boss cũng được đảm bảo tối ưu với trang thiết bị máy móc tân tiến tại PETPRO.
Nhờ vậy, quá trình tiêm vắc xin phòng bệnh dại ở chó luôn đạt hiệu quả cao. Các boss ít phải chịu tác dụng phụ của thuốc.
3. Hạn chế tiếp xúc bừa bãi
Bên cạnh việc tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Bạn cũng nên quản lý các bé cún một cách khoa học. Hạn chế để cún cưng tiếp xúc với các bé chó hoang, hoặc các bé chưa được tiêm phòng đầy đủ.
4. Tiêm phòng cho cả bạn mèo
Rất nhiều người yêu chó cũng cảm thấy “lao đao” trước ánh mắt xoe tròn của các bạn mèo. Vì vậy, họ cũng không ngại nuôi thêm “hoàng thượng” để “bầu bạn” cùng cún cưng.
Chúng tiếp xúc gần gũi và “chơi chung” hằng ngày nên dễ dàng làm lây bệnh dại cho nhau. Do đó, nếu muốn tiêm phòng bệnh dại ở chó, bạn cần tiêm cho cả mèo cưng luôn nhé.
5. Lưu trú cún cưng ở nơi uy tín
Thỉnh thoảng, bạn sẽ vài chuyến đi xa để nghỉ dưỡng cùng gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp. Có thể cún cưng sẽ không đủ sức khỏe để thực hiện hành trình dài như vậy cùng bạn.
Do đó, bạn cần gửi các bé đến thú y để được tận tình săn sóc trong những ngày bạn vắng mặt. Thế nhưng, việc chọn nhầm địa chỉ kém uy tín chính là nguy cơ khiến bé mắc bệnh truyền nhiễm từ các bạn khác.
Nhưng giờ đây bạn có thể yên tâm vì PETPRO luôn có dịch vụ lưu chuồng cho thú cưng. Tại PETPRO, tất cả các boss đều phải đạt yêu cầu tiêm phòng từ ít nhất một mũi vắc xin. Điều này giúp đảm bảo tối ưu cho sức khỏe của bé cưng nhà bạn.
Có PETPRO bên cạnh, boss vừa được thoải mái, bạn cũng sẽ có chuyến đi trọn vẹn hơn.
Đến đây, bạn đã biết bệnh dại ở chó là gì, triệu chứng thế nào và cách phòng tránh ra sao. Vậy thì hãy nhanh chóng đưa các boss của mình đến Bệnh Viện Thú – Y Pet Pro để được tiêm phòng ngay. Bởi sự chậm trễ nào cũng sẽ khiến bé có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ sẽ được Đội ngũ Y Bác sĩ PETPRO tư vấn, hãy gọi ngay vào Hotline: 1800 599 941 để đặt lịch thăm khám cho bé cưng của bạn hoặc đăng ký lịch khám TẠI ĐÂY. Theo dõi Fanpage của PETPROđể cập nhật thêm nhiều thông tin:
Bệnh viện thú-y PETPRO l PETPRO Shop l PETPRO
Chúc bạn và mèo cưng một ngày tốt lành!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!