14 loại thực phẩm cần tránh khi cho con bú • Hello Bacsi

5. Cá có hàm lượng thủy ngân cao

Thủy ngân xuất hiện trong sữa nếu bạn ăn cá và các thực phẩm có chứa lượng thủy ngân cao. Mức thủy ngân cao trong sữa mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của em bé. Phụ nữ cho con bú nên tránh ăn cá kiếm, cá mập, cá thu và cá biển vì chúng chứa nhiều thủy ngân. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn cá (kể cả cá ngừ đóng hộp) với mức độ vừa phải và không quá 2 khẩu phần mỗi tuần.

6. Rượu

Rượu có thể ngấm vào sữa mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của bé. Nếu bạn uống 1 hoặc 2 lần một tuần thì sẽ không gây hại đến bé. Tuy nhiên, ở mức độ cao hơn sẽ rất nguy hiểm.

[embed-health-tool-”ovulation”]

7. Đậu phộng

Nếu bị dị ứng đậu phộng, bạn hãy tránh ăn đậu phộng cho đến khi bé cai sữa. Các protein gây dị ứng trong đậu phộng có thể đi vào sữa mẹ và sau đó ảnh hưởng đến con khi bú. Bé có thể bị phát ban, thở khò khè hoặc dị ứng. Thậm chí chỉ một ít đậu phộng có thể dẫn đến các chất gây dị ứng truyền qua sữa mẹ từ 1-6 giờ.

Nghiên cứu cho thấy rằng nguy cơ mắc bệnh dị ứng đậu phộng suốt đời đối với trẻ em phơi nhiễm với đậu phộng ngay từ khi còn nhỏ ngày một tăng. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào chứng minh rằng tránh ăn đậu phộng trong khi cho con bú sữa có thể ngăn ngừa dị ứng đậu phộng ở trẻ sơ sinh.

8. Rau mùi tây và bạc hà

Mùi tây và bạc hà là 2 loại thảo mộc, nếu ăn với lượng lớn có thể làm giảm lượng sữa mẹ. Bất cứ khi nào bạn ăn các loại thảo mộc này, hãy theo dõi nguồn sữa bé đang bú để đảm bảo đủ nhu cầu của con.

Một số mẹ thường uống trà bạc hà khi muốn ngừng tiết sữa sau khi cai sữa cho con. Một loại thảo mộc khác là xô thơm cũng làm giảm lượng sữa mẹ.

9. Sữa và chế phẩm từ sữa

Sữa và chế phẩm từ sữa

Khi mẹ ăn các sản phẩm từ sữa hoặc uống sữa, các chất gây dị ứng có thể vào sữa mẹ và gây kích ứng cho bé. Nếu bạn quan sát thấy các triệu chứng như bé nôn mửa và đau bụng sau khi bạn sử dụng các sản phẩm từ sữa thì phải ngưng uống các các sản phẩm này một thời gian. Các triệu chứng khác bao gồm eczema, các vấn đề về da và giấc ngủ.

Trẻ em bị dị ứng bơ sữa thường cũng có dấu hiệu dị ứng đậu nành. Bạn hãy thay thế bằng thực phẩm sữa hữu cơ có hàm lượng chất béo cao; thịt, gia cầm không có kháng sinh, không chứa hormone tăng trưởng, hóa chất hoặc thuốc trừ sâu.

10. Tỏi

Mùi tỏi có thể ảnh hưởng đến mùi của sữa mẹ. Một số em bé sẽ thích còn một số thì không. Nếu bạn thấy bé khó chịu trong khi đang bú, hãy kiểm tra xem tỏi có phải là lý do không. Con có thể nhăn mặt hoặc khóc nếu cảm thấy mùi hăng của tỏi.

11. Thức ăn cay

Các loại thực phẩm có vị cay có thể gây kích thích ở một số trẻ sơ sinh. Một chút tiêu có thể làm tổn thương đến bé. Vì thế, mẹ hãy giảm các gia vị trong thức ăn nếu bé không thoải mái với nó.

12. Lúa mì

Bệnh Celiac (không dung nạp gluten) là một vấn đề phổ biến dẫn đến đi ngoài ra máu, bụng nhạy cảm. Cách tốt nhất là bạn nên loại bỏ lúa mì khỏi chế độ ăn uống. Nếu triệu chứng của bé vẫn không cải thiện, hãy thử loại trừ những thực phẩm nghi ngờ khác từng món một để tìm ra nguyên nhân.

13. Bắp ngô

Bệnh dị ứng với ngô rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Chúng gây khó chịu và phát ban cho các bé. Nếu bạn quan sát thấy con bị dị ứng với ngô, hãy loại bỏ nó khỏi chế độ ăn uống của gia đình bạn.

14. Trứng hoặc động vật có vỏ

Nếu có thành viên trong gia đình bị dị ứng với trứng và các động vật có vỏ như sò, tôm, cua, ốc, hãy tránh ăn các thực phẩm này trong giai đoạn cho bé bú sữa mẹ. Dị ứng trứng, chủ yếu là dị ứng với lòng trắng trứng thường phổ biến.

Trên đây là những loại thực phẩm cần tránh vì chúng có thể gây dị ứng mà các bà mẹ cho con bú cần lưu ý để bảo vệ bé tốt hơn.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Mong bạn chú ý các loại thực phẩm cần tránh trên để bảo vệ sức khỏe của chính bạn và bé nhé!