Nên cho bé ăn gì để sạch lưỡi? Đây có lẽ là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu. Nếu không làm sạch lưỡi cho bé, con có thể bị tưa lưỡi – một bệnh lý gây khó chịu cho trẻ, khiến con liên tục quấy khóc và biếng ăn. Vậy cho trẻ ăn gì để sạch lưỡi, tìm hiểu những thông tin dưới đây để biết thêm chi tiết.
1/ Nên cho bé ăn gì để sạch lưỡi
Có rất nhiều thông tin đưa ra về các mẹo sử dụng nguyên liệu tự nhiên để làm sạch lưỡi cho bé. Nhưng với thực phẩm thì sao? Ba mẹ hoàn toàn có thể bổ sung đồ ăn cho con để giúp làm sạch lưỡi hiệu quả.
Sữa chua là cái tên đáng chú ý đầu tiên bạn có thể nghĩ tới khi không biết cho bé ăn gì để sạch lưỡi. Đây cũng là cách làm sạch lưỡi cho trẻ 2 tuổi được nhiều mẹ áp dụng vì con có thể ăn sữa chua dễ dàng. Trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa và sức khỏe. Bởi vậy, cho bé ăn sữa chua sẽ giúp làm sạch lưỡi, đồng thời mang đến một số lợi ích tốt cho đường tiêu hóa của con.
Ngoài sữa chua, các mẹ có thể tham khảo một số loại đồ ăn khác như sau nếu chưa rõ để bé ăn gì cho sạch lưỡi.
- Táo: Với nhiều axit kích thích tiết nước bọt, táo sẽ giúp rửa trôi vi khuẩn trên lưỡi và làm sạch lưỡi cho bé hiệu quả
- Bánh mì và nước lọc: Bánh mì có thể hút mùi và hút ẩm tốt, ăn bánh mì uống nước lọc cũng là gợi ý không thể bỏ qua khi mẹ không biết cho con ăn gì sạch lưỡi
- Nước chanh: Chanh có tính axit và mùi thanh mát sẽ giảm mùi hôi và kích thích tiết nước bọt. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý xem ở độ tuổi của con đã uống được nước chanh chưa
Với các thực phẩm gợi ý trên, mẹ có thể thử cho bé ăn để làm sạch lưỡi và phòng bệnh răng miệng tốt hơn. Tuy nhiên, cần chú ý không nên cho bé ăn quá nhiều để không gặp phải tác dụng phụ.
2/ Tạo sao cần làm sạch lưỡi cho bé?
Không phải ngẫu nhiên mà ba mẹ muốn biết cho bé ăn gì để sạch lưỡi. Đó là vì làm sạch lưỡi sẽ giúp con nhận được những lợi ích khác, ngoài việc đảm bảo vệ sinh răng miệng. Với các bé sơ sinh dưới 1 tuổi, con chưa thể tự đánh răng và vệ sinh răng miệng. Vì vậy, sự hỗ trợ làm sạch lưỡi của ba mẹ là cần thiết để bảo vệ con trước những vi khuẩn bám lại bên trong miệng.
Nhiều ba mẹ quan niệm rằng làm sạch lưỡi cho bé ở những tháng đầu đời là vô ích vì con không ăn thức ăn dặm. Tuy nhiên, đây rõ ràng là suy nghĩ sai lầm vì cặn sữa còn lại trong khoang miệng sẽ gây nên những vấn đề răng miệng cho bé.
Việc thực hiện các cách làm sạch lưỡi em bé là rất cần thiết vì khoang miệng trẻ có nhiều vi sinh vật gây mùi hôi và gây hại. Nếu không, con sẽ mất cảm giác hương vị đồ ăn và dễ bị tưa miệng gây khó chịu, thậm chí bỏ bú, biếng ăn. Làm sạch lưỡi cho bé cũng là một phần đóng góp không nhỏ trong việc ngăn chặn nguy cơ bị nấm miệng và viêm nướu ở trẻ. Bởi vậy, ba mẹ nên áp dụng meo lam sach luoi cho tre so sinh ít nhất 1 lần mỗi ngày để làm sạch cặn còn lắng đọng trong miệng.
3/ Những mẹo làm sạch lưỡi cho trẻ sơ sinh
Bên cạnh việc cho bé ăn gì để sạch lưỡi, các mẹ có thể áp dụng nhiều cách khác nhau để rơ lưỡi cho bé. Một số cách làm sạch lưỡi cho bé 1 tuổi dưới đây rất phổ thông, sử dụng nguyên liệu tự nhiên an toàn được nhiều chuyên gia đánh giá cao, ba mẹ có thể tham khảo:
Sử dụng nước muối làm sạch lưỡi cho bé
Nước muối là một gợi ý không thể bỏ qua khi nói về cách làm sạch miệng cho trẻ sơ sinh. Với nồng độ 0.9%, nước muối sinh lý là an toàn để dùng cho cả bé sơ sinh và trẻ nhỏ. Nó không chỉ làm sạch khoang miệng, loại bỏ mảng bám mà còn diệt khuẩn và hỗ trợ điều trị tưa lưỡi, sún răng và viêm lợi nếu có.
Tuy nhiên, để dùng nước muối làm sạch lưỡi cho con hiệu quả, các mẹ cần thực hiện đúng cách. Tham khảo các bước như sau:
- Vệ sinh tay sạch sẽ
- Dùng gạc y tế thấm vào nước muối và đưa từ từ vào miệng trẻ để rơ lưỡi cho con
- Chú ý bế trẻ sao cho đầu cao bằng ngực mẹ
- Rơ lưỡi từ từ ở hai bên má rồi các chỗ khác trong khoang miệng. Tuyệt đối không đưa tay vào quá sâu để tránh làm con nôn trớ
Dùng lá hẹ rơ lưỡi cho bé
Cho bé ăn gì để sạch lưỡi? Lá hẹ cũng được sử dụng để rơ lưỡi cho bé với hiệu quả rõ rệt nhưng không nên dùng cho bé ăn trực tiếp. Không chỉ góp mặt trong nhiều món ăn, lá hẹ cũng có công dụng loại bỏ mảng bám hiệu quả bên trong khoang miệng.
- Rửa sạch nắm lá hẹ xanh và tươi với nước muối
- Đun sôi nước rồi cho lá hẹ vào 1 phút thì tắt
- Vớt lá hẹ ra làm nhuyễn
- Thêm nước và dung dịch lá hẹ rồi đun sôi để nguội
- Dùng nước này để rơ lưỡi cho trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên
Dùng nước rau ngót
Trong những cách làm sạch lưỡi cho trẻ sơ sinh, sẽ là thiếu sót nếu không kể đến nước rau ngót. Đây là một mẹo dân gian phổ biến được nhiều bà mẹ truyền tai nhau thực hiện. Nó sẽ giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn vụn trong khoang miệng và lưỡi bé hiệu quả.
- Đem nắm lá rau ngót rửa sạch và ngâm nước muối loãng khoảng 7-10 phút
- Đun sôi rau lá ngót 2-3 phút, rồi làm nhuyễn lấy nước cốt
- Dùng nước cốt lá ngót để rơ lưỡi cho bé từ 5 tháng tuổi trở lên để đảm bảo không làm bé rối loạn tiêu hóa
Làm sạch lưỡi em bé bằng mật ong
Biết cho bé ăn gì để sạch lưỡi, các mẹ có thể dùng thêm mật ong để rơ lưỡi cho bé hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đây là cách làm sạch lưỡi cho bé từ hơn 1 tuổi, không nên áp dụng cho các bé nhỏ hơn để tránh những rủi ro khôn lường.
- Chuẩn bị 2 thìa mật ong nguyên chất
- Dùng gạc nhúng vào mật ong và rơ lưỡi cho trẻ
- Sau khi rơ lưỡi xong, cho bé uống 1-2 thìa nước để tráng họng
Sử dụng trà xanh
Làm sao để sạch lưỡi em bé? Hãy dùng trà xanh – một trong những loại dung dịch rơ lưỡi an toàn. Trong lá trà xanh có tinh chất sát khuẩn và chống viêm, bởi vậy trà xanh cũng có thể được dùng để rơ lưỡi cho bé sơ sinh hiệu quả.
- Chọn lá trà xanh bánh tẻ, rửa sạch và để ráo
- Đun sôi lá trà xanh với muối khoảng 5-7 phút rồi tắt bếp, để nguội
- Lấy nước trà xanh để rơ lưỡi cho bé mỗi ngày
- Phương pháp này áp dụng với các bé trên 6 tháng
Dùng bột nghệ
Ba mẹ cũng có thể làm sạch lưỡi cho bé 2 tuổi bằng bột nghệ. Với tính kháng khuẩn, sát trùng và bảo vệ niêm mạc, bột nghệ cũng được dùng phổ biến trong cách làm sạch lưỡi cho bé 2 tuổi. Mẹ chỉ cần trộn bột nghệ với nước lọc, lấy hỗn hợp này chà xát và rửa lưỡi hàng ngày cho bé để làm sạch lưỡi hiệu quả.
Như vậy, ba mẹ đã biết cho bé ăn gì để sạch lưỡi và một số mẹo làm sạch lưỡi bé với nguyên liệu tự nhiên. Hy vọng các bậc phụ huynh sẽ chăm sóc bé tốt hơn để đảm bảo vệ sinh răng miệng an toàn và giúp con tránh được những nguy cơ bệnh lý răng miệng.
Tham khảo thêm:
– Trẻ em ăn táo đỏ có tốt không? Những lợi ích cho sức khỏe của con
– Trẻ em ăn rau ngót có tốt không? Gợi ý món ăn rau ngót bổ dưỡng
– Cặn sữa trong miệng trẻ sơ sinh do nguyên nhân nào? Cách vệ sinh
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!