Cách nuôi chim hút mật 5 màu, 7 màu con đơn giản, nhanh thuần

Cách nuôi chim hút mật con đơn giản, đúng kỹ thuật. Chia sẻ cách nuôi chim hút mật 5 màu, 7 màu con đơn giản, tiết kiệm, nhanh thuần nhất.

Chim hút mật là loài chim nhỏ, có thể coi là nhỏ nhất trong thế giới các loài chim. Giống như tên gọi, chim sinh tồn bằng cách hút mật hoa.

Vì vậy, nếu bạn có ý định nuôi một chú chim hút mật thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Yêu Chim sẽ hướng dẫn bạn cách nuôi chim hút mật đơn giản, dễ thực hiện

I. Giới thiệu về chim hút mật

1. Chim hút mật

  • Tên gọi: chim hút mật
  • Tên khoa học: Nectariniidae
  • Phân bố: châu Phi, miền nam châu Á, miền bắc Australia và trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh Nam Bộ như Cà Mau, Trà Vinh, Cần Thơ,…

Nguồn thức ăn chính của chim hút mật là mật hoa thiên nhiên. Ngoài ra, chúng cũng ăn một số sâu bọ, côn trùng nhỏ. Đặc biệt, chúng rất thích ăn nhện.

Chim hút mật có thân cong với bộ cánh dài để giúp chúng bay nhanh và có thể đứng yên một chỗ để hút mật.

Đây là loài chim rất được con người yêu thích và săn về nuôi vì màu sắc rực rỡ, óng ả của bộ lông của chúng.

2. Cách phân biệt chim hút mật trống và chim hút mật mái

Cách phân biệt chim hút mật trống và chim hút mật mái dễ nhất là dựa vào ngoại hình của chúng:

  • Chim hút mật trống: đầu to hơn, nhìn bè hơn; hình dáng giống như hình tam giác; thân hình to hơn và dài hơn; khoảng cách giữa hai vai rộng hơn; màu lông óng ả hơn con mái
  • Chim hút mật mái: đầu tròn hơn, dẹp hơn; thân hình ngắn hơn; chỗ đôi vai cánh hẹp hơn và nhỏ hơn; màu lông sẫm hơn con trống

3. Cách bẫy chim hút mật

Để có thể bẫy được chim hút mật, bạn cần phải có một con chim mồi và một cái lụp:

  • Lụp phải có mắt lưới nhỏ để tránh chim có thể thoát ra ngoài
  • Chim mồi: nếu chim mồi lười hót, bạn có thể sử dụng máy ghi âm tiếng hót của chúng để dụ chim hút mật ra

Không giống như vẻ bề ngoài có màu sắc xinh đẹp, rực rỡ, chim hút mật khá hung dữ để bảo vệ lãnh thổ của mình. Khi phát hiện có con chim nào đi lạc, chúng sẽ bay đến và chiến đấu ngay lập tức để bảo vệ lãnh thổ. Do đó, nếu chuẩn bị đủ dụng cụ cần thiết, bạn dễ dàng có thể bắt được chim hút mật.

Xem thêm: Cách nuôi chim huýt cô dễ dàng, đơn giản

II. Cách nuôi chim hút mật

Vì sống ngoài tự nhiên nên thức ăn chủ yếu chim hút mật của mật hoa cùng một số loài động vật, côn trùng, phù du nhỏ như nhện, trứng kiến vàng,… Do đó, để có thể nuôi loài chim này, bạn phải tập cho chúng cách ăn các loại thức ăn nhân tạo để dễ dàng chăm sóc, nuôi dưỡng hơn.

1. Cách nuôi chim hút mật con

Chim hút mật con mới nở được 10 ngày là khoảng thời gian phù hợp để bạn có thể bắt về nuôi. Bởi vì khi này, chim con đã đủ khỏe mạnh, việc chăm sóc cũng sẽ dễ dàng hơn.

Giống như các loại chim con khác, do chim còn bé nên việc giữ ấm cho chim là vô cùng quan trọng. Nếu không được giữ ấm, chim sẽ rất khó để sống sót. Bạn có thể giữ ấm cho chim bằng cách sử dụng các loại bóng đèn thích hợp, với nhiệt độ và khoảng cách hợp lý để giúp chim sinh tồn.

Về thức ăn, nếu không tìm được mật hoa hoặc trứng kiến vàng, bạn hãy pha nước đường và đút cho chim ăn. Hoặc bạn có thể cho chim ăn một số loại côn trùng, sâu bọ nhỏ như sâu, nhện,..

Sau khoảng 2 tháng, khi chim hút mật trưởng thành, bạn tập cho chim ăn cám bằng cách trộn cám với côn trùng với tỷ lệ nhiều cám ít côn trùng. Và thay đổi tỷ lệ dần dần đến khi chúng có thể ăn được cám, không cần đến côn trùng làm mồi nhử.

2. Cách nuôi bổi chim hút mật

Khi vừa mới bẫy về, chim hút mật chưa biết ăn thức ăn nhân tạo (cám chim). Vì vậy, bạn có thể cho chúng ăn trứng kiến vàng trong 1 – 2 ngày đầu. Nếu chúng không chịu ăn, bạn hãy nhét thức ăn vào miệng chúng. Chỉ cần vài lần cho ăn đầu, chim hút mật có thể tự ăn sau đó.

Tuy nhiên, thức ăn này không dễ tìm nên phải cho tập cho chim hút mật ăn cám để dễ dàng, thuận tiện nuôi dưỡng. Bạn có thể tập cho chúng ăn cám bằng cách trộn trứng kiến vàng với cám với tỷ lệ ít trứng nhiều cám. Ban đầu, chúng chỉ ăn trứng, nhưng do trứng lẫn cám nên chúng sẽ ăn luôn cám.

Sau một khoảng thời gian, chúng nhận thấy cám có thể ăn được thì bạn giảm dần tỷ lệ trứng – cám dần dần đến khi chúng hoàn toàn có thể ăn được cám.

Cách bổi nuôi chim hút mật này phù hợp với chim hút mật 5 màu, chim hút mật 7 màu, chim hút mật đà lạt, chim hút mật gáy tím, chim hút mật ngực cam, chim hút mật xác pháo,…

3. Cách thuần chim hút mật

Cách thuần chim hút mật rất đơn giản. Bạn hãy trùm kín lồng và treo lồng gần nơi có nhiều qua lại. Sau đó, bạn mở từ từ trùm vải ra cho đến khi chim hút mật không còn sợ người nữa.

Ngoài ra, chim hút mật rất hay tuyệt thực để chết. Vì vậy, trong 2 ngày đầu khi mới bắt chim về, bạn không nên mở trùm vải ra. Bạn chỉ cần để đầy đủ thức ăn, nước uống vào trong đó, chim sẽ tự ăn để sống mà không nhịn đói.

Như vậy, Yêu Chim vừa chia sẻ với bạn cách cách nuôi chim hút mật đơn giản, dễ thực hiện. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin, kiến thức bổ ích để có thể nuôi được loài chim này.

Ann Tran – Ban biên tập Yêu Chim