Khi cần làm lành vết mổ hoặc vết thương các bác sĩ thường dùng chỉ để khâu lại trong đó loại được ưa chuộng hơn là chỉ tự tiêu. Vậy chỉ tự tiêu là gì, có cần cắt không, bao lâu mới tiêu hết,… những thắc mắc ấy sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
14/09/2022 | Hướng dẫn cách sử dụng chỉ nha khoa dành cho người mới 12/09/2022 | Nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Những lưu ý cần nắm 06/09/2022 | Chỉ điểm 8 nguyên nhân khiến cho mũi có mùi hôi
1. Chỉ tự tiêu là gì, gồm những loại nào, chỉ định dùng cho ai?
1.1. Chỉ tự tiêu là loại chỉ gì?
Chỉ khâu được dùng trong y khoa với vai trò đóng kín miệng cho vết mổ phẫu thuật hoặc vết thương rách to. Dựa trên vật liệu, thành phần và cấu trúc của sợi chỉ mà nó được phân thành 2 dạng chính là chỉ không tiêu và chỉ tự tiêu.
Chỉ tự tiêu là chỉ được làm từ chất liệu mà cơ thể có thể tự phá vỡ và hấp thụ được
Vậy chỉ tự tiêu là gì? Đây là loại chỉ được sản xuất bằng những vật liệu đặc biệt như Polymer tổng hợp hoặc Protein có nguồn gốc từ động vật; chúng được các Enzyme trong tổ chức mô của cơ thể hấp thụ rồi phá vỡ một cách tự nhiên vào thời điểm khi vết thương đã ổn định tương đối.
1.2. Có những loại chỉ tự tiêu nào?
Có thể phân chỉ tự tiêu thành các loại sau:
– Chỉ Simple Catgut: 100% vật liệu làm từ nguyên liệu tự nhiên là huyết thanh và Collagen trong ruột động vật. Loại chỉ này thường dùng cho vết thương, vết rách sâu trong mô mềm, đặc biệt là phẫu thuật phụ khoa, không được dùng cho phẫu thuật thần kinh hoặc tim mạch.
– Chỉ Polydioxanone (PDS): được làm từ vật liệu tổng hợp, là dạng sợi đơn, dùng cho vết thương mô mềm, có thể dùng trong phẫu thuật tim của bệnh nhi.
– Chỉ Polyglecaprone (MONOCRYL): được làm từ vật liệu tổng hợp, thuộc dạng đơn sợi, thường dùng cho vết mổ ngoài ra, vết rách, không dùng cho phẫu thuật thần kinh và tim mạch.
– Chỉ Polyglactin (Vicryl): làm từ vật liệu tổng hợp, có tác dụng làm khép miệng vết rách trên mặt hoặc tay, tuyệt đối không dùng cho phẫu thuật tim mạch và thần kinh.
Nhiều người băn khoăn không biết chỉ tự tiêu màu gì. Để dễ phân biệt với các mô mềm xung quanh và da thịt, các loại chỉ tự tiêu sẽ có màu sọc kẻ, đen, xanh dương hoặc tím. Nhờ có những màu sắc khác biệt ấy mà việc khâu vết thương trở nên dễ dàng hơn, tránh được tình trạng không buộc được hay cắt nhầm chỉ.
1.3. Trường hợp nào cần dùng chỉ tự tiêu?
Mục đích của việc dùng chỉ tự tiêu là giảm số lần tái khám vì mục đích cắt chỉ, hạn chế nhiễm trùng và sẹo ở vết thương. Tùy vào kích thước, vị trí và độ sâu của vết thương mà bác sĩ sẽ chọn sử dụng loại chỉ nào cho phù hợp. Thường thì chỉ tự tiêu chỉ thích hợp cho việc khâu vết thương trong mô mềm và ở vùng ít cần vận động.
Chỉ tự tiêu rất hay được dùng trong phẫu thuật phụ khoa
Đối với các vết mổ sâu bên trong thì việc dùng chỉ tự tiêu là cần thiết vì nó có khả năng tự hòa tan nên sau thủ thuật sẽ không cần cắt chỉ. Những trường hợp vết thương trên da có độ căng cũng nên dùng chỉ tự tiêu để giúp cho thao tác của bác sĩ trở nên dễ dàng và phù hợp hơn với hình dạng vết thương, giảm nguy cơ phải mở lại vết thương hoặc để lại sẹo ở vết thương.
Mặt khác, bác sĩ cũng thường dùng chỉ tự tiêu với các trường hợp:
– Vết thương ở vùng da dễ lành nhằm hạn chế để lại sẹo.
– Đóng vết rách ở vùng niêm mạc miệng hoặc lưỡi.
– Phẫu thuật ghép da.
– Phẫu thuật ở một số mô liên kết và cơ bắp bị rách.
– Khâu cắt tầng sinh môn và âm đạo của nữ giới.
– Cắt bao quy đầu cho nam giới.
– Phẫu thuật ổ bụng.
2. Cần bao lâu để chỉ tự tiêu, nếu không tiêu cần làm gì?
2.1. Mất bao lâu chỉ tự tiêu được?
Vấn đề thời gian để chỉ tự tiêu trong bao lâu cũng được nhiều người quan tâm. Đại đa số các trường hợp chỉ sẽ tự tiêu trong khoảng 1 – 2 tuần, có trường hợp hiếm hơn sẽ phải đến vài tháng chỉ mới tự tiêu hủy được. Nói chung, thời gian để chỉ tự tiêu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
– Loại hình phẫu thuật được thực hiện và loại vết thương được khâu.
– Vết cần khâu là vết thương hay vết mổ.
– Vật liệu của chỉ tự tiêu.
– Độ dài chỉ tự tiêu được sử dụng.
2.2. Nếu chỉ không tự tiêu hết cần làm gì?
Hầu hết các trường hợp chỉ tự tiêu có khả năng tự phân hủy mà không cần phải cắt. Có một số rất ít trường hợp do cơ thể từ chối hấp thụ chỉ nên không tiêu hết và có thể gây viêm nhiễm nhưng hoàn toàn không đáng lo.
Trường hợp chỉ không tiêu hết nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ rút chỉ an toàn
Thực tế chỉ tự tiêu vẫn có thể cắt như các loại chỉ bình thường. Để phòng ngừa trường hợp chỉ không tiêu hết, tròng quá trình khâu, bác sĩ sẽ nới lỏng một chút ở vết khâu để sau khi kết thúc sưng nề, mô mềm sẽ co lại và mũi chỉ khâu lộ ra giúp cho việc cắt chỉ sau đó trở nên dễ dàng hơn. Vì thế, nếu sau 100 ngày mà phát hiện ra chỉ không tiêu hết thì nên đến cơ sở y tế để được cắt chỉ an toàn.
3. Cách chăm sóc vết khâu dùng chỉ tự tiêu
Các loại chỉ tự tiêu đều có khả năng tự tiêu hủy mà không cần có bất cứ tác động nào. Tuy nhiên, muốn để hạn chế nhiễm trùng, giúp vết thương mau lành và không bị đau nhức thì người bệnh cần lưu ý:
– Mặc quần áo kín để che vết khâu, tránh không cho vết khâu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
– Không tìm cách tạo áp lực lên vết khâu vì nó có thể dẫn đến nhiễm trùng và khiến cho vết thương bị hở ra.
– Thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ về việc chăm sóc vết thương.
– Giữ cho vùng có vết thương được khâu luôn khô ráo, trong khoảng 12 – 24 giờ đầu sau khâu chỉ tự tiêu không nên bơi hoặc tắm, khi tắm nên dùng vòi hoa sen.
– Theo dõi để kịp thời phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, có mủ hay vết khâu sưng đỏ, chảy máu thấm qua bông băng,… và đến cơ sở y tế ngay để khử trùng và khâu lại vết thương.
Mong rằng nội dung được chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu được những điều cơ bản nhất về chỉ tự tiêu. Nếu còn băn khoăn nào khác về loại chỉ này bạn đọc có thể gọi đến số điện thoại 1900 56 56 56, Tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ trả lời cụ thể.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!