Chi phí tài chính mặc dù không phải là loại chi phí tác động quá lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu không quan tâm chi phí tài chính đúng mức thì dễ biến chúng thành gánh nặng thực sự của bất kỳ công ty nào. Vậy chi phí tài chính là gì ? Hãy cùng Top Kinh Doanh tìm hiểu chi tiết dưới đây?
Chi phí tài chính là gì?
Chi phí tài chính là gì?
Chi phí tài chính (tiếng anh: Financial Charges) là khoản chi phí hoặc khoản lỗ được tạo ra từ các hoạt động đầu tư tài chính. Trong doanh nghiệp sẽ được gọi tài khoản 635 và được hạch toán đến tính lợi nhuận của công ty.
Chi phí tài chính của doanh nghiệp
Chi phí tài chính doanh nghiệp gồm những gì?
Chi phí tài chính bên nợ bao gồm những gì?
– Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính.
– Lỗ bán ngoại tệ.
– Chiết khấu thanh toán cho người mua.
– Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư.
– Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ;
– Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
– Số trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác.
– Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính khác.
Chi phí tài chính bao gồm những khoản nào?
Chi phí tài chính bên có bao gồm
– Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết).
– Các khoản được ghi giảm chi phí tài chính.
– Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
Lưu ý đặc biệt: Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ.
Các chi phí không được tính vào chi phí tài chính
- Chi phí bán hàng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Chi phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Chi phí xây dựng cơ bản tại doanh nghiệp.
- Chi phí trang trải bằng nguồn kinh phí khác.
Chi phí tài chính nói lên điều gì?
Chi phí tài chính sẽ nói lên một phần hoạt động kinh doanh của công ty. Bởi khi chi phí tài chính phải chi trả cao thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh đang được đẩy mạnh; còn khi chi phí tài chính về lỗ, lãi cao thì có khả năng công ty đang khó khăn trong hoạt động kinh doanh.
Ý nghĩa của chi phí tài chính
Dựa vào chi phí tài chính có thể nắm bắt tình hình kinh doanh của công ty, rà soát kế toán một cách chặt chẽ, tránh thường hợp thất thoát tiền, biển thủ, tham nhũng…
Bản thân doanh nghiệp cũng sẽ có cơ sở để nhìn nhận lại quá trình sử dụng tài chính của công ty như thế nào qua đó đưa ra kế hoạch điều chỉnh thích hợp hơn.
Cách tính chi phí tài chính của doanh nghiệp phổ biến
- Khi phát sinh chi phí liên quan đến hoạt động bán chứng khoán, cho vay vốn, mua bán ngoại tệ…, ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có các TK 111, 112, 141,…
- Khi bán chứng khoán kinh doanh, thanh lý nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết phát sinh lỗ, ghi:
Nợ các TK 111, 112,… (giá bán tính theo giá trị hợp lý của tài sản nhận được)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ)
Có các TK 121, 221, 222, 228 (giá trị ghi sổ).
- Khi nhận lại vốn góp vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết mà giá trị hợp lý tài sản được chia nhỏ hơn giá trị vốn góp, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 152, 156, 211,…(giá trị hợp lý tài sản được chia)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (số lỗ)
Có các TK 221, 222.
Chi phí tài chính và doanh thu tài chính khác nhau thế nào?
Doanh thu tài chính là khoản thu nhờ vào hoạt động đầu tư tài chính, tiền lời, lợi nhuận được chia, cổ tức. Trong doanh nghiệp thì doanh thu tài chính sẽ được hoạch toán theo tài khoản 515 chứ không phải tài khoản 635 như chi phí tài chính.
Các hình thức của chi phí tài chính cá nhân
Lãi suất
Lãi suất hàng năm là chi phí hành năm để vay tiền từ một tổ chức tín dụng hay ngân hàng. Khoản thế chấp bao gồm tổng số tiền lãi được tính trên khoản vay kết hợp với các khoản chi phí khác.
Khi đề cập đến lãi suất hàng năm cho thẻ tín dụng, dựa trên cách bạn sử dụng hạn mức tín dụng của mình, cụ thể như sau:
– Khi bạn thanh toán thẻ tín dụng đúng thời hạn, sẽ không bị tính lãi. Việc tính toán sử dụng thẻ tín dụng một cách hợp lý còn giúp bạn chiếm dụng một lượng vốn trong ngắn hạn, nhận thêm nhiều ưu đãi khi sử dụng để mua hàng thường xuyên. Tuy nhiên, cần tính toán thời gian trả nợ thẻ tín dụng một cách chính xác bởi lãi suất cao hơn rất nhiều khi vay thế chấp.
– Lãi suất ứng tiền mặt khi sử dụng thẻ tín dụng rất cao có thể lên đến vài chục %/ tháng và tính ngay lập tức ở thời điểm bạn rút tiền mặt. Khác với mua hàng, ứng trước tiền mặt bạn có thể rút tiền tại các trụ ATM hỗ trợ tính năng này.
– Lãi suất phạt được áp dụng khi bạn vi phạm các điều khoản của hợp đồng, phổ biến nhất là thanh toán chậm. Ngoài ra, tại một số tổ chức tín dụng, việc thường xuyên trả nợ chậm còn khiến bạn bị nợ xấu, tăng lãi suất khi vay.
– Lãi suất giới thiệu là lãi suất khuyến mãi kể kích thích người vay mới, trong thực tế phổ biến nhất là 0% lãi suất. Đương nhiên với 0% lãi suất bạn không cần phải trả thêm tiền lãi, áp dụng với giao dịch được áp dụng và loại lãi suất này thường chỉ tồn tại trong 1 năm.
– Lãi suất chuyển tiền còn dư được áp dụng khi bạn tiến hàng chuyển số dư trong tài tín dụng này sang tài khoản tín dụng khác. Tương tự như tiền mặt, chuyển khoản số dự sẽ được tính lãi ngay lập tức và không có thời gian gia hạn.
Chi phí khởi tạo
Tổ chức tín dụng sẽ tính một khoản phí để bắt đầu xử lý khoản của bạn giao động ở mức 0,5-1% khoản vay. Chi phí khởi tạo thường được sử dụng trong trường hợp thế chấp tài sản, khoản vay tiêu dùng, vay mua xe máy, ô tô và khoản vay sinh viên, và một số thẻ tín dụng có hạn mức đặt biệt.
Phí phạt trễ hạn
Phí phạt trễ hạn là chi phí bạn phải trả thêm khi không thanh toán nợ đúng thời hạn. Tại các tổ chức tín dụng thường sẽ quy định rõ số tiền bị phạt, ví dụ như HD SAISON là 150% lãi suất hiện tại của hợp đồng hiện tại và áp dụng theo công thức:
Phí phạt = Lãi quá hạn trên dư nợ gốc * 10% + lãi quá hạn trên phần lãi chậm trả * 150%.
Để hiểu rõ hơn cách tính phí phạt trễ hạn của các ngân hàng bạn có thể xem qua bài viết: Nợ quá hạn HD SAISON là gì? Bị phạt bao nhiêu tiền.
Phí tất toán trước hạn
Phí tất toán trước hạn là khoản chi phí mà bên vay phải trả thêm cho người vay, khi tiến hành thanh toán sớm hơn lịch trình (ví dụ, bạn vay trả góp 6 tháng, nhưng 3 tháng đã trả hết 100% số tiền vay). Khi vay bạn cần tìm hiểu trước về phía tất toán để tránh gây ra những hiểu lầm không đáng có giữa 2 bên.
Giải đáp thắc mắc về chi phí tài chính?
1. Chi phí tài chính gồm những gì?
Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính, lỗ bán ngoại tệ, Chiết khấu thanh toán cho người mua, các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư, Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ, Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, số trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác, Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính khác.
2. Chi phí tài chính tăng nói lên điều gì?
Chi phí tài chính tăng trong hoạt động đầu tư thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh đang được đẩy mạnh; Hoặc cũng có thể doanh nghiệp đang mất kiểm soát các khoản chi phí khiến các khoản chi gia tăng đột biến.
3. Chi phí tài chính giảm nói lên điều gì?
Chi phí tài chính giảm có khả năng công ty đang gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, không thể chi trả hoặc đầu tư tài chính hoặc chủ doanh nghiệp kiểm soát các khoản chi tốt, cắt giảm được những khoản chi gây lãng phí, giúp hạn chế tối đa chi phí cho doanh nghiệp.
Tóm lại chi phí tài chính là gì?
Chi phí tài chính là khoản chi phí hoặc khoản lỗ được tạo ra từ các hoạt động đầu tư tài chính, cho vay và đi vay vốn, chi phí do đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ tỷ giá khi bán ngoại tệ, giao dịch mua chứng khoán và một số khoản chi phí khác. Dựa vào chi phí tài chính sẽ đánh giá được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, rà soát, đánh giá lại hoạt động tài chính.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!