Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về lượng và chất, mối quan hệ biện chứng giữa chúng, đồng thời đưa ra ví dụ về chất và lượng để giúp Quý vị có thêm thông tin hữu ích. Mời Quý vị theo dõi nội dung tiếp theo:
Khái niệm chất và lượng? Ví dụ về chất và lượng?
Thứ nhất: Khái niệm chất
Chất của sự vật là khái niệm chỉ tính quy định vốn có của sự vật hiện tượng, là sự kết hợp hữu cơ giữa các thuộc tính để nói lên nó là cái gì, phân biệt nó với cái khác.
+ Chất là khái niệm chỉ tính quy định vốn có của sự vật.
Ví dụ: Khi ta nói đến muối ăn là nói đến chất của muối (NaCl) và thuộc tính của muối là: Thể kết tinh, tan trong nước, có vị mặn…
Thể kết tinh, tan trong nước, vị mặn là những tính chất (thuộc tính) quy định vốn có của sự vật (muối) không lệ thuộc ý muốn của con người do vậy mang tính khách quan.
+ Sự kết hợp hữu cơ giữa các thuộc tính.
Không phải là sự cộng lại của các thuộc tính và cũng không phải là sự xếp đặt bên cạnh nhau của các thuộc tính mà là sự liên hệ chặt chẽ, gắn bó, tác động, quy định lẫn nhau cùng tồn tại trong sự vật hiện tượng.
Ví dụ: Khi ta nói đến Đường ăn là nói đến chất của Đường (C6H12O6) và thuộc tính của đường là: Thể kết tinh, màu trắng, tan trong nước, có vị ngọt…
Chú ý: Sự vật hiện tượng có thể có một chất hoặc nhiều chất tuỳ theo các quan hệ vì sự vật hiện tượng có nhiều thuộc tính, nhưng mỗi một thuộc tính cũng có thể coi là một chất.
Thứ hai: Khái niệm lượng
Lượng của sự vật là khái niệm chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật hiện tượng, biểu thị con số những thuộc tính, tổng số những bộ phận cấu thành nó như về độ lớn, về quy mô, về trình độ, về tốc độ, về màu sắc.
Như vậy lượng của sự vật chỉ biểu thị con số những thuộc tính, tổng số những bộ phận cấu thành nó.
Ví dụ: Lượng của học viên trường TCKT Xe-Máy
+ Lượng của sự vật cũng mang tính khách quan, nó là cái vốn có của sự vật.
Ví dụ: Khi ta nói đến lượng nguyên tố hóa học trong một phân tử nước là H20 nghĩa là gồm hai nguyên tử hiđrô và một nguyên tử ôxi.
+ Có những lượng ta có thể đo đếm được chính xác bằng đơn vị đo lường, nhưng có những lượng phải bằng khái quát, trừu tượng hoá ta mới xác định được.
Ví dụ: Có những lượng ta có thể đo đếm được chính xác như trọng lượng của cơ thể hay chiều cao của một con người…
Có những lượng phải bằng khái quát, trừu tượng chúng ta mới nhận thức được như lượng tri thức hiểu biết của một lớp học cao hay thấp….
+ Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ là tương đối, trong mối quan hệ này là lượng nhưng trong mối quan hệ khác lại là chất.
Ví dụ: Trong mối quan hệ của một lớp học có học viên là đảng viên và học viên là đoàn viên là nói đến lượng của một lớp học. Nhưng trong mối quan hệ lãnh đạo thì học viên là đảng viên và học viên là đoàn viên khác nhau về chất.
Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất
Mọi sự vật hiện tượng đều là thể thống nhất giữa hai mặt lượng và chất, cách thức vận động phát triển của sự vật hiện tượng bao giờ cũng đi từ sự biến đổi dần dần về lượng đến một độ nhất định mới dẫn đến sự biến đổi về chất. Chất mới ra đời lại tạo điều kiện mới, khả năng mới cho sự biến đổi về lượng.
– Mọi sự vật hiện tượng đều là sự thống nhất giữa chất và lượng (chất nào lượng ấy, lượng nào chất ấy không có chất lượng nói chung tồn tại tách rời nhau)
Ví dụ: Khi nói lớp A có 30 học viên là nói đến sự thống nhất giữa chất và lượng của lớp đó.
– Chất và lượng bao giờ cũng thống nhất trong độ nhất định.
Độ chính là khái niệm để chỉ phạm vi giới hạn, trong đó sự biến đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất, sự vật vẫn là nó chưa là cái khác.
Ví dụ: Người học viên TCKT ôtô khi vào trường học tập, trong hai năm học người học viên đó phải tích lũy những kiến thức những học phần theo quy định. Sự tích lũy những kiến thức đó chính là sự thay đổi về lượng nhưng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất. Khoảng hai năm học tập và tích lũy đó gọi là độ.
Tại thời điểm xẩy ra bước nhảy gọi là điểm nút.
Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng làm thay đổi về chất.
Bước nhảy là sự thay đổi về chất do những thay đổi về lượng trước đó sinh ra. Nói cách khác bước nhảy chỉ giai đoạn chuyển hoá về chất do những thay đổi về lượng trước đó sinh ra.
Ví dụ: Người học viên TCKT ô tô sau khi đã tích lũy đầy đủ các học phần theo quy định, có đủ điều kiện và thi tốt nghiệp ra trường trở thành người nhân viên chuyên môn kỹ thuật. Từ người học viên trở thành người nhân viên chuyên môn kỹ thuật gọi là bước nhảy.
Tại thời điểm bế giảng nhận quyết định ra trường gọi là điểm nút.
– Chất mới ra đời tạo điều kiện mới, khả năng mới cho lượng biến đổi.
Chất mới được bổ sung những đặc trưng mới, những yếu tố mới. Mặt khác kế thừa được những yếu tố tích cực của sự vật cũ do đó nó thúc đẩy lượng mới phát triển nhanh hơn, mạnh hơn so với lượng của chất cũ.
Ví dụ: Người học viên khi ra trường trở thành người nhân viên chuyên môn kỹ thuật sẽ được bổ sung những yếu tố mới về mặt phẩm chất đạo đức, về năng lực chuyên môn… sẽ giúp người nhân viên biến đổi nhanh hơn về chất.
Trên đây là một vài chia sẻ của chúng tôi về chất và lượng, cũng như ví dụ về chất và lượng. Bài viết rất mong nhận được những thông tin phản hồi, đóng góp từ Quý độc giả.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!