Đặc điểm, nguồn gốc cây Vạn Niên Thanh
Cây Vạn Niên Thanh là loài cây cảnh được nuôi trồng phổ biến ở nước ta hiện nay. Nó có tên khoa học là Dieffenbachia Amoena, thuộc họ cây Ráy. Đây vốn là loài cây thân thảo, cây sống lâu năm, có chiều cao thân trung bình từ 50-100cm. Lá cây có màu xanh kèm gân trắng ở giữa vô cùng đặc trưng, rễ cây dạng rễ chùm, phình to ở phía dưới.
Hình ảnh cây Vạn Niên Thanh
Cây Vạn Niên Thanh vốn có nguồn gốc từ phía Tây của Ấn Độ, sau này chúng được du nhập vào nước ta thông qua nhiều con đường khác nhau. Dần dần chúng phổ biến đến nỗi đã trở thành loài cây cảnh trang trí trong nhà, trong công ty, trên bàn làm việc và được đông đảo người dùng ưa thích và đón nhận. Không chỉ dễ trồng, cây còn sống lâu năm và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại Việt Nam.
Cách nhận biết cây Vạn Niên Thanh
Cây Vạn Niên Thanh rất dễ bị nhầm lẫn với cây Trầu Bà bởi hai loại cây này có ngoại hình khá là giống nhau. Để có thể nhận biết được loài cây này, bạn hãy dựa vào một số điều sau đây:
– Lá có phần gân màu trắng loang rộng trên nền màu xanh lục ban đầu của lá. Đây chính là điểm nhận biết dễ dàng nhất của cây Vạn Niên Thanh mà bạn nên biết.
– Thân cây vòng quanh có nhiều bẹ lá, dễ trồng, dễ sinh trưởng, cây chỉ có chiều cao khiêm tốn và không mọc quá lớn.
– Cây Vạn Niên Thanh rất ít khi ra hoa, nếu bạn may mắn trồng được chúng ra hoa, thì hoa của cây sẽ mang màu trắng.
Cây Vạn Niên Thanh có mấy loại?
Như đã đề cập ở trên, cây Vạn Niên Thanh thuộc họ nhà Ráy, trong họ này có chia cây thành nhiều chi khác nhau, mỗi chi lại mang hình dáng cũng như đặc điểm nổi bật:
– Chi Dieffenbachia Amoena: Hay còn được gọi là cây Vạn Niên Thanh leo cột, nó vốn có nguồn gốc chủ yếu tại các nước nhiệt đới thuộc châu Phi. Cây có màu lá xanh đậm hơn hẳn so với các loại cây mà chúng ta thường thấy.
– Chi Aglaonema: Đây là giống cây có nguồn gốc tại khu vực Đông Nam Á, lá cây có dạng hình trứng hoặc hơi xoan, phiến lá mỏng và nhẹ cùng với đó là màu sắc loang ít hơn chi Dieffenbachia Amoena. Chi này chính là loài cây Vạn Niên Thanh xuất hiện phổ biến ở nước ta.
– Chi Rohdea Japonica: Có nguồn gốc tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,… Chi này có lá màu xanh đậm, mọc vươn dài, khi nở hoa có màu vàng nhạt chứ không phải màu trắng thường thấy. Chúng cũng được trồng để làm cảnh tại một số quốc gia.
Công dụng của cây Vạn Niên Thanh
Sở dĩ cây Vạn Niên Thanh rất được ưa chuộng để trồng làm cây cảnh trong nhà là bởi những công dụng sau đây:
1. Làm trong lành không khí
Trồng cây Vạn Niên Thanh trong nhà sẽ giúp giảm đi đáng kể tác hại của các độc chất có trong không gian sống xung quanh như benzen, acetone, toluene, bức xạ sóng điện tử từ các thiết bị điện trong nhà…. Từ đó khiến cho không khí xung quanh nơi bạn sinh sống trở nên trong lành và an toàn với sức khỏe hơn.
2. Làm cây cảnh phong thủy trang trí đẹp mắt
Cây Vạn Niên Thanh nổi tiếng là loại cây trồng trong nhà đẹp mắt, đồng thời nó cũng có thể trở thành cây cảnh phong thủy phục vụ cho gia chủ. Rất nhiều người bên cạnh việc trồng loài cây này trong nhà, họ còn trồng cây tại công ty, nơi làm việc nhằm trang trí cho không gian thêm đẹp mắt.
Cây Vạn Niên Thanh thường được sử dụng làm cây cảnh trang trí
3. Giảm nồng độ CO2 giúp giảm ô nhiễm
Theo như nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cây Vạn Niên Thanh có khả năng hấp thụ CO2 trong không khí cao hơn rất nhiều các loại cây cảnh khác. Việc nồng độ CO2 trong không khí giảm xuống sẽ giúp chất lượng không khí trong ngôi nhà của bạn được cải thiện đáng kể, giúp trong lành hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn.
Ý nghĩa cây Vạn Niên Thanh trong phong thủy
Cây Vạn Niên Thanh là loài cây có giá trị ý nghĩa trong phong thủy vô cùng tốt đẹp. Nếu trồng chúng trong nhà, chúng sẽ mang lại hạnh phúc, tài lộc, thịnh vượng, may mắn về cho gia chủ. Chính vì lẽ đó mà chúng thường được sử dụng để làm quà tặng bạn bè, người thân nhân dịp khai trương, tân gia, hoặc thậm chí có thể làm quà tặng sinh nhật.
Cây Vạn Niên Thanh hợp tuổi gì, hợp mệnh gì?
Cây Vạn Niên Thanh với hình dạng và màu sắc đặc trưng của mình, phù hợp nhất đối với những người mang mệnh Kim hoặc mệnh Thủy. Những người mang hai mệnh này nếu trồng cây trong nhà sẽ giúp thu hút tài lộc, vượng khí về cho bản thân, đồng thời các công việc, kế hoạch sẽ luôn gặp thuận lợi và may mắn. Đặc biệt, những người mang tuổi Thìn mà thuộc mệnh Kim hoặc mệnh Thủy là người thích hợp nhất để trồng loại cây này làm cây cảnh phong thủy.
Cách trồng cây Vạn Niên Thanh trong chậu đất
1. Phương pháp trồng
Cây Vạn Niên Thanh được trồng chủ yếu thông qua phương pháp giâm cành hoặc gieo hạt giống. Để có thể trồng cây dễ dàng nhất, bạn hãy lựa chọn cành cây khỏe mạnh từ cây mẹ để có thể giâm vào trong đất. Cách thực hiện như sau:
– Chọn lấy cành cây khỏe mạnh từ cây mẹ, có chiều dài từ 10-12cm.
– Cắt vát một góc 45 độ dưới phần mà bạn chọn làm gốc để cắm, sau đó đem cắm cành cây đó trong cát ẩm khoảng 3-4 tuần.
– Sau thời gian đó, cành cây bắt đầu ra rễ, khi này bạn đã có thể mang nó trồng trong chậu đất như bình thường. Thường xuyên tưới nước để giúp cây có thể sinh trưởng và phát triển.
2. Đất trồng
Cây Vạn Niên Thanh thích hợp để trồng với những loại đất giàu mùn, nhiều dinh dưỡng và có độ tơi xốp tốt. Bạn có thể trộn thêm xơ dừa, vỏ trấu để làm tăng thêm hàm lượng dinh dưỡng trong đất khi trồng cây.
3. Nước tưới
Do là cây cảnh trồng trang trí trong nhà hoặc nơi làm việc, do đó mà Vạn Niên Thanh không cần quá nhiều nước để có thể sinh trưởng. Hàng ngày bạn chỉ cần tưới nước dưỡng ẩm cho đất là đủ, hoặc có thể dùng bình tưới phun sương để phun nhẹ lên mặt lá của cây.
4. Ánh sáng
Cây Vạn Niên Thanh không cần ánh sáng mà vẫn có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện không gian kín, trong phòng. Tuy vậy thì bạn hãy cho cây ra tắm nắng vài lần trong tuần để cải thiện khả năng quang hợp, giúp cho cây xanh tốt hơn.
Cây Vạn Niên Thanh không cần ánh sáng Mặt Trời mà vẫn có thể sinh trưởng
5. Bón phân
Do là loại cây trồng trong văn phòng, trong nhà khá phổ biến, vậy nên bạn có thể bón thêm phân nhằm giúp cây xanh tốt và khỏe mạnh hơn. Bạn có thể sử dụng các loại phân bón trong đất hoặc phân bón qua đường lá là tiện lợi nhất. Tuy nhiên không nên lạm dụng bón quá nhiều, bởi nó có thể khiến màu sắc lá cây thay đổi, thậm chí lá bị rụng nhiều hơn.
Cách trồng cây Vạn Niên Thanh thủy sinh
Bên cạnh việc trồng cây trong những chậu đất, bạn hoàn toàn có thể trồng loại cây này bằng phương pháp thủy sinh mà vẫn đảm bảo cây xanh tốt và phát triển khỏe mạnh. Cách thực hiện như sau:
– Đầu tiên, bạn hãy cắt lấy một đoạn thân cây non từ cây mẹ khỏe mạnh để có thể trồng thủy sinh.
– Kế đến, bạn hãy đem ngâm nó trong dung dịch kích rễ khoảng vài tiếng, hoặc đem cắm trong một chậu đất khác vài ngày để cho cây non ra rễ.
– Tiếp đến, bạn hãy cho cây Vạn Niên Thanh non đã ra rễ đó vào trong bình thủy tinh, sau đó đổ nước ngập 2/3 bình là được.
– Cuối cùng, bạn cho thêm một ít dung dịch dinh dưỡng chuyên dùng cho các loài cây thủy sinh được bán rộng rãi ngoài thị trường nhằm giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cây.
Cây Vạn Niên Thanh có độc không?
Lá và phần nhựa của cây Vạn Niên Thanh có chứa một chút độc tố, chúng có khả năng gây bỏng rát nhẹ và gây ngứa trên da nếu con người hoặc thú nuôi trong nhà tiếp xúc phải. Vậy nên hãy đặt chậu cây ở trên cao, tránh xa tầm với của trẻ nhỏ cũng như thú nuôi trong nhà.
Nếu bạn lỡ bị dính nhựa cây Vạn Niên Thanh trên da, hãy rửa sạch nó bằng nước muối loãng, không được phép gãi vết ngứa kẻo nó sẽ lan rộng gây ngứa ngáy cho bạn nhiều hơn. Nếu tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, hãy tìm đến bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Cây Vạn Niên Thanh có hoa không?
Mặc dù là cây trồng trong văn phòng, nhà ở để mục đích trang trí cảnh quan. Chúng ta thường xuyên bắt gặp cây ra lá nhiều hơn là ra hoa, thế nhưng loài cây này hoàn toàn có thể nở hoa nếu như đáp ứng được một số điều kiện chăm sóc đặc biệt. Hoa của cây có màu trắng, thường bắt đầu nở khi thời tiết bước vào đầu mùa hè. Sau thời gian hoa nở, cây sẽ tạo quả, quả có dạng hình cầu, khi còn non có màu xanh lá, khi chín sẽ có màu đỏ vô cùng đẹp mắt.
Giá cây Vạn Niên Thanh trên thị trường hiện nay
Đây là loài cây vô cùng phổ biến, xuất hiện nhiều hiện nay, không chỉ dễ trồng và chăm sóc mà chúng còn có giá thành vô cùng dễ chịu nếu như bạn muốn tìm mua một chậu cây. Thông thường, giá cây Vạn Niên Thanh sẽ dao động từ 50.000 đồng đến 150.000 đồng/cây tùy theo kích thước hiện tại của chúng. Tuy nhiên, một số giống cây được trồng trong những điều kiện đặc biệt, có khả năng ra hoa, tạo quả hoặc giống cây leo cột thì sẽ có giá thành cao hơn, trung bình từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng/cây.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!