Chi tiết về Cây Thông Đặc điểm Tác dụng và Cách chăm Sóc

Cây Thông là loài cây khá quen thuộc với chúng. Được biết đến là biểu tượng của mùa Noel cây Thông đã và đang được rất ưa chuộng ở một số quốc gia, trong đó Việt Nam mình cũng nằm trong số đó. Trong bài viết này mời bạn với Xanh Bonsai cùng tìm hiểu về loài cây này nhé!

Cây Thông là gì? Đặc điểm cây Thông

Thông tin chung về cây ThôngTên thường gọiTên khoa họcLoại câyTuổi thọNguồn gốc xuất xứNơi sống

Cây Thông thuộc loài sống lâu năm và có độ tuổi trung bình từ tùy theo từng giống và có chiều cao “chọc trời” từ 2m đến 100m. Có những loài Thông tuổi thọ lên tới hơn 4000 năm tuổi, có thể kể đến như Longaeva hay cây Thông Great Basin Bristlesone.

Họ thông có tên gọi chung là , cùng một họ với họ cây Tùng (Tuyết Tùng, tùng la hán, Thủy Tùng,…) Có rất nhiều thông tin cho rằng có đến 220 -250 loài cây Thông khác nhau, tuy nhiên phổ biến và được nhiều quốc gia công nhận thì chỉ khoảng 115 loài Thông cho tới thời điểm hiện tại.

Cây Thông sống ở đâu ở Việt Nam

Tại Việt nam, cây Thông phân bố đều Bắc bộ và vùng Tây nguyên. Những tỉnh mà bạn có thể thấy được cây Thông như Lâm đồng( Đà Lạt), đỉnh phangsipang

Tác dụng của Cây Thông

Cây Thông được xem là có rất nhiều công dụng từ nhựa cây đến vẻ ngoài. Bạn có thể thấy cây Thông có lẽ là biểu tượng chính trong mùa Giang Sinh hoặc cũng là loài cây cảnh được trung bày trong các khuôn viên rộng như các biệt thự hay những khu Villa, resort,.. Vậy cây thông còn có những tác dụng nào nữa thì mời bạn cùng tìm hiểu thêm ở phần dưới đây.

Trang trí: Cây Thông là một trong những cây được ứng dụng trong việc trang trí khá nhiều, bạn có thể thấy như vài dịp noel, người ta thường chặt những cành thông, cắt tỉa và trang trí thành những cây Thông đầy màu rực rõ mà chúng ta vẫn thường thấy trong dịp noel.

Tham khảo thêm: Gợi Ý 3 Mẫu Cây Thông Noel Mini Đẹp

Tác dụng của nhựa thông

Thành phần của nhựa cây Thông chứa một lượng lớn axit lambertianic. Được biết chất này có tác dụng kháng khuẩn.Mặt khác còn thúc đẩy lưu lượng máu trong cơ thể. Một trong những công dụng khác không thể bỏ qua là điều trị mụn nhọt, những vết thương có mủ, vết bỏng hay vết cắt. Trong những trường hợp trên người ta sử dụng nhựa thông như dung dịch kháng khuẩn vậy.

Được biết, nhựa thông có khả năng ngăn cảng sự phá hoại của các loại mối mọt bên ngoài lên gỗ, làm cho đồ gỗ được làm từ gỗ Thông như có một bức tường kiên cố bất xâm nhập đối với mối mọt nên được ứng dụng trong các ngành công nghiệp là sơn.

Trong công nghiệp, người ta ví nhựa thông hảy ra “tiền tỉ” vì là sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Cụ thể,nhựa thông được dùng làm dầu bóng, phụ gia làm sơn ( sơn các loại đồ gỗ và ngoài trời,..), chế biến xà phòng. Trong công nghiệp điện thì nhựa thông dùng làm chất đốt.

Tác dụng của gỗ thông

Việc trồng cây Thông lấy gỗ đang được rất nhiều doanh nghiệp khai thác. Thời gian khai thác vừa phải công với giá thành không cao, chất lượng đảm bảo và vân gỗ bóng đẹp. Cây Thông được chọn để chế tạo thành các thiết bị nội thất.

Các loại thông thường thấy

Thông đất

  • Đặc điểm:

Đây có lẽ là loài thông nhỏ nhất trong số họ Thông vì có chiều cao chỉ vỏn vẹn cây bonsai là 50 – 70cm. Đây là loài thân thảo phụ sinh, mọc thẳng từ dưới đất sau thì lá cây phát triển rũ xuống. Lá thông đất mọc sát với nhau có chiều dài từ 5 – 7mm.

Loài Thông đất này không có hạt và hoa, nó chỉ phát triển bằng các bà tử sinh ra từ nách lá.

  • Tác dụng: Cây Thông có vị hơi khó ngửi và khi nếm có vị đắng, cay,.. Cây Thông đất là bài thuốc giúp cải thiện trí nhớ, chữa bệnh teoo não theo y học cổ truyền cho biết.

Ngoài ra còn trị một số bệnh như Viêm gan cấp tính, Mắt sưng đỏ đau, Phong thấp nhức xương, Ho mạn tính, Đau nhức khớp xương.Ra mồ hôi trộm,Tiểu tiện bất lợi, Có triệu chứng đẻ non, Bỏng lửa, Trẻ em bị tê liệt sau di chứng

Thông 2 lá

  • đặc điểm : Thông hai lá còn được gọi là thông nhựa, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, đăk lak, các tỉnh miền bắc và miền trung Việt Nam. Là giống cây họ thông có gỗ lớn và có chiều cao tới 30cm hoặc hơn.
  • Lá cây có màu lục thẫm, cứng, và có chiều dài khoảng 15-25cm, xếp từng đôi ở đầu các cành ngắn, gốc có bẹ lá dài từ 1 đến 2cm. Thông 2 lá có quả dạng chiêc nón, hình trứng, có cuống dài, mặt vẩy hình thoi. Hạt hình trái xoan hơi dẹp, có cánh mỏng, dài độ 2cm.
  • Tác dụng: Nhựa Thông 2 lá có tính kháng sinh, sát trùng, tiêu viêm. Nhựa Thông hoặc tinh dầu của Thông 2 lá dùng chữa các bệnh ngoài da, mụn nhọt hay ghẻ lở. Theo Nam Dược thần hiệu, nhựa cây Thông 2 lá khi dùng tươi đắp vết thương mở rất nhanh lành. Bạn cũng có thể dùng nhựa thông 2 lá khô đem sắc thuốc uống. Terpen được điều chế từ tinh dầu cây Thông 2 lá dùng làm thuốc ho.

Thông Thảo

  • đặc điểm : Là giống họ Thông nhỏ có chiều cao từ 3 -6m. Thân cây có phần giòn lõi xốp. Cành cây thì càng già lõi càng chắc. Ở Việt Nam, giống thông thảo mọc hoang ở những vùng như Cao Bằng Lạng Sơn và một số tirh vùng núi phía bắc. Đây là loài cây ra quả. Cây có khá nhiều công dụng về y học nên được rất nhieuf người ưa trồng để điều chế ra các loại thuốc.
  • Tác dụng: Theo Y học cổ truyền, Thông thảo được điều chế ra các thuốc chữa các bệnh như lợi tiểu, hạ sốt, lợi sữa. Bên cạnh đó còn có khả năng dùng chữa chứng phù, tiểu tiện khó khăn, phụ nữ sau sinh ít sữa.

Thông đà lạt

  • đặc điểm Cây thông Đà Lạt hay còn được biết đến với cái tên thông năm lá. Có tên khoa học Pinus dalatensis, đây là loài thực vật đặc hữu chỉ phân bố tại Việt Nam. Cây được tìm thấy tại các tỉnh Lâm Đồng, Tây Nguyên, Thừa Thiên Huế, Đắc Lắc.Cây thông Đà Lạt thuộc loại cây thân gỗ to, các tán có hình nón thưa. Cây có thể cao lên đến hơn 30m với đường kính từ 0.6 – 0.8m. Lá cây màu xanh, dạng kim và mọc 5 lá ở đỉnh mỗi cành ngắn.
  • Tác dụng:Người ta trồng cây thông Đà Lạt để lấy nhựa sản xuất tùng hương và tinh dầu thông. Gỗ cây thông Đà Lạt rắn chắc, có mùi thơm dễ chịu nên được dùng để khai thác gỗ làm đồ gia dụng.

Thông đỏ

  • đặc điểm: Cây được tìm thấy ở tỉnh Lâm Đồng nước ta, được biết đây là giống cây cực kì quý hiếm và đã được liệt vào danh sách đỏ tại Việt Nam. Cây có tên khoa học là Taxus Wallichiana, có giá trị kinh tế cao và đang dần bị cạn kiệt vì khai thác quá mức. Hơn nữa, một phần vì cây có bộ rễ cọc kém phát triển và phát triển chậm. Cây trưởng thành rơi vào khoảng35m và có đường kính tầm 1m
  • Tác dụng: Cây thông đỏ mang độc tính hầu như toàn bộ các phần của cây đều có độc. Tuy vậy, phần vỏ và lá của cây có chứa chất điều chế để trị bệnh. Trong y học cổ truyền, người ta thường thu thập lá và vỏ cây này làm thuốc hóa trị điều trị bệnh ung thư. Bên cạnh đó, tinh dầu của cây lại mang giá trị vô cùng tuyệt vời liệt trong hàng thuốc hiếm dùng để chữa các bệnh như viêm xoang, rối loạn máu nhiễm mỡ, các bẹnh về tim mạch,..

[affegg id=438]

Xem thêm: 99+ cây cảnh trồng trong nhà dễ sống, dễ chăm sóc

Ý nghĩa của cây Thông

Trong phong thủy, cây Thông được cho là biểu tượng của sự mạnh mẽ từ nội lực. Rất dễ dàng có thể thấy rằng, cây Thông vẫn giữ vững phong độ dẫu là dưới trời tuyết trắng âm độ mà vẫn không hề rụng lá. Từ đó, cây Thông là biểu tượng của sự mạnh mẽ, khả năng chịu đựng trong không khí khắc nghiệt của thời tiết vẫn sống một cách hiên ngang như đấng trượng phu.

Cây Thông cũng được cho là biểu tượng của sự trường thọ vì có sức sống hàng trăm năm tuổi. Vì đó mà những bức tranh được tặng vẽ hình cây Thông cũng rất được ưu ái cho những bữa tiệc mừng thọ người cao tuổi.

Trong sử sách có ghi lại, một số nhà thơ đã cụ thể là Khổng Tửdùng cây Thông làm ngụ ý cho những bản tính kiên định và khả năng đứng vững trong mọi nghịch cảnh.

Mặt ý nghĩa khác là sự chung thủy, bền chặt trong hôn nhân cũng là một biểu tượng của cây Thông.

Cách trồng và cách chăm sóc cây Thông

Những cây thuộc họ thông đa phần đều là thân gỗ, tuy mỗi cây đều có những đặc tính sinh thái riêng cũng như cách phát triển nhưng nhìn chung bạn có thể chăm sóc cây theo những tiêu chí sau

  1. Đất trồng

Những cây họ thông thường đa số dễ sống nên đất trồng chỉ cần đất cát hay là đất sỏi trên núi có thể thoát nước là được. Khi trồng, đất cung quanh phải được ép thật chặt và cần được tưới tiêu đủ nước để duy trì độ ẩm và khi trồng hoặc chăm cây sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Trong trường hợp bạn không có đất núi hay đồi thì có thể đem trộn không có cát vàng hạt to với xơ dừa theo tỷ lệ 7:3.

2.Tưới nước :Thường thì cây thông chịu hạn khá tốt, bạn cũng cần tưới nước nhưng ở mức vừa phải và đặt cây nơi có ánh nắng, khô ráo. Nếu trồng cây kiểng trong nhà thì cứ cách 5 ngày bạn nên đem phơi nắng một lần nhé! Tưới nước khi thấy chậu đã khô, tránh tưới ngập úng sẽ làm cho rễ cây bị úng và thối.

  1. Bón phân

Thời điểm nên bón phân thích hợp là vào mùa thu, bạn không nên bón phân cây mới trồng. Không nên bón phân cho cây vào mùa xuân vì chồi và lá mọc dài ra ảnh hưởng đến vẻ đẹp của cây.

Những loại phân nên bón là phân hữu cơ tránh bón phân hóa học vì sẽ làm mất đi tính ph của đất ảnh hưởng đến việc sinh trưởng của cây. Nên bón phân hưu cơ tự nhiên như: phân chuồng ngâm lấy nước, nước vo gạo,…

  1. Ngắt chồi: Đây cũng là một trong số những khâu quan trọng trong chăm sóc cây Thông. Để giữ dáng cho cây thì bạn cần ngắt chồi và theo các hướng dẫn sau.

Nên thực hiện ngắt chồi sau khi các nến bắt đầu chuyển màu xanh Ngắt chồi Lúc này bạn cần ngắt khoảng 2/3 chồi hoặc nhiều hơn tùy theo ý bạn muốn tỉa cây như nào thường chiều dài của chồi rơi vào 2 -4cm. Nhưng những chồi non, yếu thì nên để dài khoảng 3 -4cm hẵn ngắt và khi ngắt thì khoảng ½ là vừa vì cây non yếu. Sau khoảng 1 tháng ngắt chồi, sẽ có 3 -5 mầm mới nhú và bạn cần loại bớt chỉ giữ lại tầm 1 đến 2 mầm là được.

Lưu ý: Trong trường hợp chồi mọc dài thì bạn cần nên ngắt hết vì sẽ ảnh hưởng đến vẻ đẹp của cây.

  1. Thay chậu: Bước này rơi vào độ 5 – 7 năm mới thay lại một lần và các bước đều tương tự như đào đất hay trộn đất, ép chặt và tưới ẩm đất.
  1. Làm ngắn lá :

Theo các nguồn sách tham khảo về việc làm ngắn lá để cây có bộ lá dày và ngắn thì bạn có thể áp dụng phương pháp sau đây.Sau khi cây bật mầm và lá dài khoảng cỡ 2 – 3cm thì tiến hành vặt lá tiếp, theo kiể 1 cách 1 lá bỏ 1 lá. Kêt quả thì lá sẽ ngắn lại sau quá trình làm cản thận và lâu năm

Kỹ Thuật tạo hình cho cây

Với những người chơi thông kiểng thường rất thích tạo hình, cây được uốn lượn những nét tinh tế mang lại giá trị thẩm mỹ và kinh tế càng cao.

Thường nếu muốn tạo hình cho cây thì phải đợi cây vào chậu từ 1 – 2 năm. Thời điểm thích hợp để tạo hình là tầm tahnsg 12 đến tháng 2 âm lịch hoặc tháng 10 đến tháng 11 âm lịch.

Trước khi bắt đầu tiến hành uốn dẻo cây thì bạn không cần tưới nước, chậu cây không được no nước thì cành mới không bị tổn thương, nhựa đặc hơn và thân dẻo hơn thuận tiện để uốn. Ngoài ra nhìn ngọn thông đã già và cay chuẩn bị cho đợt lá mới.

Sau đó bạn cần tiến hành vặt bớt lá, chú ý vặt lá theo chiều xui vì vặt ngược thì cây sẽ bi xước. Nếu kĩ hơn thì bạn có thể láy tay vịn khi lặt lá còn những ai đã chuyên rồi thì không cần.

Cần lưu ý vấn đề vỡ lớp vỏ trong quá trình uốn vặn đây. Đối với cành to nên quấn dây vải, dây cọ hoặc dây đay trước khi quấn dây nhôm bên ngoài để tránh trường hợp trên

Một lưu ý nữa là đối với thông khi tạo hình cần nghiên cứu kỹ để định hướng, tránh vặn nhiều lần cây sẽ chết. Khi vặn nhớ nghe tay, cảm thấy cây vỡ lớp gỗ là dừng lại định hình luôn.

Xem thêm: 20+ mẫu cây hợp phong thủy hút tài lộc cho gia chủ

[affegg id=438]

Xem thêm những câu hỏi có thể gặp với cây Thông