Dây cóc (dây ký ninh) – Công dụng, cách dùng chữa bệnh thần kỳ

Đặc điểm mô tả

Dây cóc hay còn được nhiều người biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Dây ký ninh, dây cóc kèn, cây da cóc, cây sốt rét,… Loài cây này có tên tiếng anh là: Tinospora crispa Miers, thuộc họ Menispermaceae.

Hình ảnh dây cóc
Hình ảnh dây cóc rừng

Khi nghe đến “dây cóc“, chắc hẳn bạn có thể hình dung một phần về hình dạng của nó. Đây là loài thực vật có hoa, thuộc loại cây dây leo, sống rất khỏe, chiều dài của cây thường khoảng 6 – 7m. Khi còn nhỏ thân sẽ nhẵn, về già thân cây chuyển sang màu nâu hơi nhạt, xù xì trông như da cóc. Đây cũng chính là nguyên nhân người ta đặt tên là dây cóc.

Lá cây cóc kèn có hình dạng tim hoặc hình thuôn, thường mọc so le nhau, phần mép nguyên, có chiều dài khoảng 9 – 12cm, chiều rộng khoảng 6 – 7 cm và cuống lá ngắn. Hoa của cây mọc tập trung thành 1 hoặc 2 chùm tại nách lá.

Cây dây cóc
Cây dây cóc (kí ninh, sốt rét, cóc kèn, cây cóc đắng,…)

Quả có dạng hình trứng, khi chín quả sẽ có màu đỏ vàng, chiều dài khoảng 1,5cm, cơm dày, chứa 1 hạt dẹt màu đen. Cây thuốc thường phát triển tốt vào các mùa nắng nóng, còn những mùa rét lạnh thì sẽ ngừng không phát triển nữa.

Nơi phân bố

Cây dây cóc được bắt nguồn từ Đông Dương, Ấn Độ. Ở nước ta, cây ký ninh thường mọc hoang ở rất nhiều nơi thuộc các tỉnh miền Bắc, nơi có nhiều vùng núi cao như: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang, Hòa Bình, Hà Tây,… Chúng còn hay được tìm thấy ở ven các bờ suối, ven đồi hay những nơi có nhiều bụi cây rậm rạp.

Nếu muốn tự trồng hay nhân giống loài cây này thì cũng rất đơn giản: Ta chỉ cần cắt thân cây thành từng đoạn nhỏ có chiều dài vào khoảng 10cm hoặc 15cm rồi ghim xuống đất (đặt thân cây hơi nghiêng). Sau đó, chỉ cần tưới nước thường xuyên, đầy đủ cho cây thì chỉ trong khoảng 2 tuần cây sẽ bén rễ và phát triển thành cây giống.

Liên hệ mua dây cóc
Liên hệ mua dây cóc

Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

Bộ phận được sử dụng để điều chế thuốc của loài cây này chính là phần thân của cây (dây leo). Để có thể điều chế cây ký ninh để hỗ trợ trị bệnh, người ta thường dùng phần dây đã già có nhiều gai được thu hoạch quanh năm.

Sau khi thu hoạch, mang đi rửa sạch rồi phơi cho ráo, cắt cây thành các đoạn ngắn vừa phải hoặc cắt mỏng rồi để dùng dần. Ngoài ra, ta cũng có thể tán chúng thành bột, làm thành dạng viên để có thể giúp dễ uống hơn.

Dây cóc khô
Dây cóc khô

Dây cóc có vị rất đắng, tính mát, thường được dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường, đau mỏi gân cốt, bệnh cảm hoặc sốt.

Thành phần hóa học

Loài cây này còn được biết đến với tên gọi khác là dây cóc đắng vì vị của nó rất đắng. Trong cây có chứa lượng nhỏ chất của alcaloid là palmatin có hàm lượng là 0,1% trọng lượng khô.

Ngoài ra, nó còn chứa các chất đắng với tỷ lệ là 0,6 – 0,8% trọng lượng khô. Chất đắng này được gọi là chất heterosid, không hút ẩm và không kết tinh, rất khó thủy phân do các axit. Các chất này còn được gọi là protein hoặc picroretin osid.