Cây cỏ ngọt, hỗ trợ chữa huyết áp cao, giúp thanh nhiệt cơ thể, giải độc

Xem thêm

Bộ phận của cây cỏ ngọt thường được sử dụng nhất đó là phần cành và lá của cây. Vì tại 2 bộ phận này có chứa nhiều lượng đường ngọt nhiều nhất, những bộ phận này thường được phơi khô và cắt nhỏ để sử dung.

Thành phần hóa học của cây cỏ ngọt?

Theo các nghiên cứu đã chỉ ra trong cây cỏ ngọt có chứa (% chất khô) 6,2% protein, 5,6% chất béo, 52,8% từ carbohydrate, 15% Stevioside và khoảng 42% chất hòa tan trong nước.

Những nghiên cứu khoa học về cây cỏ ngọt?

Năm 1908 hai nhà khoa học Reseback (1908) và Dieterich (1909) đã phát hiện ra trong cỏ ngọt có chứa Glucozit và đến 22 năm sau Bridel và Lavieille mới xác định được glucozit đó chính là Steviozit, chất ngọt cơ bản tạo nên độ ngọt ở loại cây này.

Năm 1931, nhà hóa học người Pháp đã phân lập một glycoside có hương vị ngọt ngào từ lá của cây cỏ ngọt. Chúng được gọi là Stevioside và cô lập như chất aglycone tạo ngọt. Ước tính vị ngọt của Stevioside cao gấp 300 lần độ ngọt của mía.

Trong đầu thập niên 1970, người Nhật bắt đầu trồng cây và sản xuất chiết xuất để thay thế các chất làm ngọt nhân tạo như cyclamate hay saccharin.

Theo nghiên cứu từ Đại học Maringa, Brazil cho thấy, dịch chiết lá cỏ ngọt có khuynh hướng giúp đem glucose vào trong tế bào, nhờ vậy lượng đường trong máu được giảm xuống.

Theo đông y:

Cỏ ngọt có vị ngọt đậm, tính lành, tác dụng giúp thanh nhiệt, mát gan, lợi tiểu, được dùng làm ngọt các loại thức ăn và được dùng làm thức uống một cách hoàn toàn tự nhiên và không gây độc hại.

Công dụng của cây cỏ ngọt?

  • Có tác dụng làm giảm cao huyết áp, béo phì, tiểu đường.
  • Giúp ngủ tốt hơn và lơi tiểu.
  • Giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan.
  • Hỗ trợ giúp làm đẹp, mang lại làn da mịn màng, trắng sáng, ngăn ngừa mụn chứng cá và giúp tóc mượt mà, sạch gàu.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày.
  • Giúp hàm răng chắc khỏe, giảm đau và giúp kháng khuẩn, ngừa chảy máu chân răng.

Những bài thuốc từ cây cỏ ngọt?

Trà thảo dược hoa cúc và cỏ ngọt giúp giải khát, thanh nhiệt, giải độc:

Hoa cúc khô: 10-15g, Cỏ ngọt: 5-10g, Nước sôi: 1-1,5lít, cho vào ấm nước sôi và hãm giống trà, có thể uống nóng hoặc lạnh.

Chữa tăng huyết áp:

Hằng ngày đun uống dừa cạn, hoa cúc, hoa hòe và Cỏ ngọt.

Dùng cho người bị béo phì:

Liều dùng hằng ngày là 7,5g lá cỏ ngọt khô, sắc uống. Dùng liên tục.

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường:

Ngày 2 lần, mỗi lần 2,5g lá cỏ ngọt phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml.

Lưu ý!

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Không dùng cỏ ngọt cho người gầy ốm suy nhược.