Chè khổng lồ tăng cường đạm cho vật nuôi – Mua 5 tặng 1

Chè khổng lồ ( danh pháp khoa học Trichanthera gigantea Humb. & Bonpl. ex Steud. ) là một loài thực vật có hoa trong họ Ô rô ( Acanthaceae ), họ phụ ( Ancanthoideae ), bộ Hoa môi ( Lamiales ). Loài này được (Humb. & Bonpl.) Nees miêu tả khoa học đầu tiên năm 1847. Ở Việt Nam thường gọi với cái tên là “cây chè đại”, hay “cây chè khổng lồ”. Được biết đây là cây tiểu mộc, thân bụi, năng suất lá cao, có khả năng sống trong nhiều điều kiện khí hậu và sinh thái khác nhau. Đặc biệt thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, Campuchia, Philippines, … và là nguồn thức ăn dồi dào không thể thiếu cho gia súc ăn cỏ, gia cầm và thuỷ sản. Dưới đây là hình ảnh cây chè khổng lồ tại Nhà vườn Hải đăng cho bạn đọc tham khảo.

Chè Khổng Lồ 2 (1)
Hình ảnh cây chè khổng lồ
Chè Khổng Lồ 1
Hoa cây chè đại

T. gigantea vốn có nguồn gốc ở Colombia và được phát hiện mọc ở chân đồi Andean dọc bờ sông và khu vực đầm lầy từ Costa Rica đến miền Bắc nước Mỹ ( Mc Dade, 1983 ) và các rừng mưa từ Trung Mỹ đến Peru và lưu vực Amazon, vùng đồng cỏ trên các đảo ở cửa sông Amazon ( Record và Hess, 1972 ). Mutis là người đầu tiên mô tả về cây T. gigantea vào năm 1779. Theo Rosales ( 1997 ) thì Kunt đề xuất thành lập tên chi Trichanther vào năm 1817. Nees dựa trên cơ sở những mô tả ban đầu đặt tên chi thành Trichanthera vào năm 1847.

Được biết họ Ô rô ( Acanthaceae ) là một họ thực vật hai lá mầm trong thực vật có hoa, gồm khoảng 214 – 250 chi ( tùy theo hệ thống phân loại ) và khoảng 2.500 – 4.000 loài, trong khi đó các hệ thống phân loại của APG chấp nhận ít chi hơn nhưng lại nhiều loài hơn ( khoảng 229 chi và khoảng 4.000 loài ). Các loài trong họ này phần lớn là cây thân thảo, cây bụi hay dây leo nhiệt đới; một số có gai. Chỉ có một số ít loài sinh sống trong khu vực ôn đới, 4 khu vực phân bổ chính là khu vực Indo – Malaya, châu Phi, Brasil và Trung Mỹ. Các đại diện của họ này có thể được tìm thấy ở gần như mọi môi trường sinh sống, chẳng hạn trong các rừng rậm và rừng thưa, trong các bụi cây hay trên các cánh đồng và thung lũng ẩm ướt, ven biển và trong các khu vực biển, đầm lầy như là một thành phần của các rừng đước.

Về đặc điểm, các loài trong họ này có các lá đơn, mọc đối xếp chéo chữ thập với mép lá nhẵn ( hoặc đôi khi có răng cưa hay thùy ). Lá có thể chứa các viên sỏi ( cystolith ), nhìn thấy dưới dạng các sọc trên bề mặt. Hoa đầy đủ, đối xứng hai bên tới gần như đối xứng tỏa tia, các hoa này mọc thành một cụm hoa hoặc là kiểu chùm hoặc kiểu xim. Thông thường có lá bắc nhiều màu sắc đối diện với mỗi hoa; ở một vài loài thì lá bắc lớn và sặc sỡ. Đài hoa thông thường là loại 4 – 5 thùy; tràng hoa hình ống, 2 môi hay 5 thùy; các nhị hoa hoặc là 2 hay 4 được sắp xếp thành cặp và lồng vào tràng hoa; bầu nhụy lớn, 2 lá noãn, với kiểu đính noãn gắn trụ. Quả là loại quả nang 2 tế bào, nẻ ra có phần hơi mạnh mẽ. Ở phần lớn các loài, hạt gắn liền với cuống móc nhỏ ( một loại cán phôi biến đổi ) để đẩy chúng ra khỏi quả nang. Hạt là loại không có nội nhũ với các phôi lớn.

>>>> Nhân giống chè khổng lồ đơn giản với lọ siêu ra rễ

Đặc điểm cây chè khổng lồ

Chè khổng lồ là cây thân bụi gỗ sống lâu năm, ngoài tự nhiên còn có thể mọc cao 5m, đường kính gốc vào khoảng 7 – 10 cm, nếu không thu cắt cây có thể mọc cao tới tận 15 m với đường kính gốc 25 cm. Còn nếu trồng thành luống tại vườn ươm cây chỉ đạt chiều cao tối thiểu 25 – 30 phân. Cây mọc thẳng, có tán tròn, nhánh bậc 2, trên thân có nhiều mấu lồi nhỏ phân bố thẳng hàng dọc theo thân cây, tạo nên 2 – 4 đường bên ở 2 phía dọc theo thân. Trên thân cây phân nhiều cành nhánh, các cành phát triển luôn luôn có chiều hướng thẳng. Khi còn non thân cây mềm mọng nước. Sau gần 6 tháng sinh trưởng thân hoá gỗ cứng ở phía ngoài, mầu nâu, phía trong mềm nhưng không hoá bấc. Lá T. gigantea hình cánh quạt dài đến 26 cm và rộng 13 – 14 cm thuôn nhọn về chót lá, bản hẹp, cuống lá dài 1 – 5 cm, có màu xanh sẫm, mọc đối chéo chữ thập, lá đơn nguyên, giòn, có lông nhỏ mịn và hơi ráp, khi khô lá ngả mầu đen.

Chè Khổng Lồ 3 (1)
Chè đại tại vườm ươm

Mỗi quả của cây T. gigantea có từ 35 – 40 hạt, trung bình có 1123 quả/kg và 4.050.000 hạt/kg ( Acero, 1985 ). Tuy nhiên, hạt cây thường khó hoặc hiếm khi nảy mầm nên tỷ lệ trồng bằng hạt thường chỉ đạt 0 – 2 % ( Angel J. E, 1988 ) nên người ta thường chọn cách nhân giống chủ yếu bằng hom. Theo Mc Dade ( 1983 ) nguyên nhân là do cây không tự thụ phấn khi nhụy hoa không có hạt phấn. T. gigantea có khả năng ra rễ từ gốc đến ngọn, ngay cả một mẩu lá nhỏ cũng có khả năng ra rễ, tuy nhiên, lá lại không có khả năng tạo thành cây mới. Rễ là một trong những bộ phận giúp T. gigantea có thể nhân giống, phần thân trưởng thành tại vị trí gần đất sẽ hình thành rễ, các rễ này khi tiếp xúc với đất sẽ hình thành cây mới ( Gomez và Murgueitio, 1991 ).

T. gigantea có khả năng nhân giống vô tính rất nhanh, trong 6 tháng từ một cây con có thể cho ra ít nhất 100 cây mới. Theo tìm hiểu thì khi sử dụng các đoạn hom có đường kính 4 cm, dài 50 cm để nhân giống thì tỷ lệ nảy mầm có thể đạt 95 % ( Acero, 1985 ). Khi sử dụng cây có đường kính 2,2 – 2,8 cm; dài 20 cm và có 2 mắt lá thì tỉ lệ nẩy mầm là 92 %. Nhưng khi sử dụng các đoạn hom có đường kính lớn hơn ( 3,2 – 3,8 cm ) và chiều dài ngắn hơn ( 20 – 30 cm ) để nhân giống thì tỷ lệ mọc mầm chỉ đạt được 50% ( Jaramillo và River, 1991 ).

Chè khổng lồ có hoa nở theo chu kỳ nhưng chỉ thấy cây ra hoa ở vùng miền Nam Việt Nam còn vùng miền Bắc thì chưa thấy. T.gigantea là cây ưa ẩm, chịu bóng râm vừa, có tốc độ sinh trưởng đều trong năm. Tuy nhiên nếu gặp sương muối cây bị táp lá và sinh trưởng kém. T. gigantea rất nhạy cảm với phân đạm: khi thiếu đạm lá ngả mầu vàng, nhưng cũng chỉ một lượng nhỏ phân đạm cũng làm lá xanh trở lại. Cây được trồng chủ yếu bằng phương pháp giâm cành và cành giâm có thể nẩy mầm tốt ở các mùa trong năm. Cây ưa ẩm vừa phải, nếu ở nơi thiếu nước thì năng suất bị hạn chế vì cây có lá mỏng và to bản nên thoát nước rất mạnh. Giống này ít bị sâu bệnh nhưng khi trồng với mật độ cao và đất quá ẩm thì nó thường bị bệnh thối nhũn lá, hầu hết lá chuyển thành màu xám đen và nhũn với tốc độ lây lan rất nhanh. Cách chữa trị hết sức đơn giản, chỉ cần cắt bỏ những cây bị sâu bệnh, sau đó thu hoạch toàn bộ, làm sạch cỏ, bón bổ sung phân lân và vôi.

>>>>> Rất nhiều bạn bị nhầm lẫn chè khổng lồ với cây lá đăng ( mật gấu )

Đặc điểm sinh thái

T. gigantea thích nghi được với nhiều điều kiện sinh thái khác nhau. Cây có phản ứng ánh sáng tán xạ nên có thể phát triển được cả ở những nơi có bóng râm. Cây sống ở độ cao khoảng từ 0 đến 2000 m so với mực nước biển, thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới ẩm và lượng mưa hàng năm từ 1.000 đến 2.800 mm, nhưng vẫn có khả năng sinh trưởng và phát triển được ngay cả khi lượng mưa lên đến 5000 đến 8000 mm trên năm ( Acero [ 1985 ], Murgueitio [ 1989 ], Jaramillo và Corredor [ 1989 ] ). Đặc biệt T. gigantea phát triển được trong điều kiện đất chua ( pH = 4,5 ), kém màu mỡ nhưng phải thoát nước tốt. Ở Việt Nam, T. gigantea cho thấy khả năng phát triển tốt ở cả ba vùng đặc trưng là: miền Bắc khí hậu nóng ẩm ( Nguyen Ngoc Ha và Phan Thi Phan, 1995 ) hay ở Miền Trung ( Nguyen Xuan Ba và Le Duc Ngoan, 2003 ) và miền Nam ( Nguyễn Thị Hồng Nhân, 1998 ).

Chè Khổng Lồ 5
Ngọn lá cây chè đại

Thành phần dinh dưỡng của cây chè đại

T. gigantea được nhập vào Việt Nam năm 1993 từ nước Colombia, đây là loại cây thân bụi, lá to, năng suất khá cao, giàu protein, khoáng và vitamin. Hiện nay, cây T. gigantea được trồng nhiều ở miền Tây Nam Bộ, Tây Nguyên và vùng núi phía Bắc nước ta để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thỏ và cá. Kết quả cho thấy sử dụng loại cây này đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt trong chăn nuôi. Nghiên cứu cho thấy T. gigantea có hàm lượng nước trong lá cao, từ 80 – 85 % khi lá ở độ tuổi 30 – 45 ngày, vì vậy lá rất khó phơi khô; tỷ lệ protein thô trong VCK của lá dao động từ 18 – 26 % tùy thuộc vào tuổi của lá; trong protein hầu hết là protit, nitơ phi protit rất ít; tỷ lệ lipit thấp, khoảng 2 – 3 % VCK; tỷ lệ xơ thô thấp, khoảng 10 – 18 % VCK tùy theo tuổi của lá; tỷ lệ khoáng rất cao ( 20 – 25 % VCK ), hàm lượng canxi cao hơn rất nhiều so với các loại cây thức ăn khác, do đó có thể sử dụng bột lá T. gigantea như một nguồn cung cấp canxi cho vật nuôi.

Tỷ lệ protein và khoáng trong VCK của lá cao khiến tỷ lệ dẫn xuất không chứa nitơ ( DXKN ) thấp hơn so với một số loại lá khác, dao động từ 30 – 40 % VCK. Tỷ lệ lipit và DXKN trong VCK đều thấp dẫn đến năng lượng của bột lá thấp. Do vậy đây là điều cần lưu ý khi phối hợp bột lá vào khẩu phần ăn của vật nuôi; bổ sung thêm dầu, mỡ để bù đắp năng lượng thiếu hụt là yêu cầu bắt buộc khi bổ sung bột lá vào khẩu phần ăn của gia cầm. Trong thí nghiệm kiểm tra các chất kháng dinh dưỡng ( Rosales và Galindo, 1987 ) đã chứng minh rằng, trong T. gigantea không có alkaloid hay tanin, hàm lượng sanponin và steroid thấp. Hàm lượng phenol tổng số và steroid là 450 và 6,2 ppm. Bằng phương pháp tiêu hóa dạ cỏ để xác định tỷ lệ tiêu hoá đối với lá cây T. gigantea thấy rằng tỷ lệ phân giải chất khô là 77 %.

T. gigantea có thể cho thu hoạch lứa đầu vào lúc 4 – 6 tháng sau khi trồng, năng suất đạt 15,64 đến 16,74 tấn/ha ( với thân lá tươi ) với mật độ trồng 40.000 cây/ha ( khoảng cách 0,5 x 0,5 m ). Sản lượng sinh khối ( lá tươi và thân ) đạt trên 50 tấn/ha/năm; khi trồng với mật độ 17.690 cây/ha ( khoảng cách 0,75 x 0,75 m ) và khoảng cách cắt ( KCC ) 1,5 – 3 tháng một lần, năng suất bình quân đạt 17 tấn/ha/lứa từ năm thứ 2 trở đi. Sản lượng sinh khối ( lá tươi và thân ) đạt trên dưới 100 tấn/ha/năm.

T. gigantea có khả năng tái sinh mạnh mẽ, ngay cả trong điều kiện thu hoạch nhiều lần mà không cung cấp phân bón. Điều này cho thấy quá trình tổng hợp nitơ có thể xảy ra ở phần rễ thông qua hoạt động của nấm rễ cộng sinh hay những vi sinh vật khác. Cây T. gigantea chịu được các vết cắt liên tục nhiều lần trong năm vì hình thành nhánh non rất tốt. Tuy nhiên, tốc độ tái sinh chậm nên trong năm đầu chỉ có thể thu được khoảng 4 lứa, các năm sau dần cải thiện với khoảng 5 – 6 lứa/năm. Cắt ngang phần thân lá mà gia súc có thể ăn được. Sau khi thu cắt nên để héo rồi mới cho gia súc ăn hoặc có thể ủ chua với cám hoặc bột sắn/bã sắn… theo tỷ lệ 3 – 5% cám ( tính theo khối lượng lá tươi ). Nhiều đối tượng vật nuôi có thể sử dụng thân lá cây thức ăn này, như bò, dê, lợn, gà, cá, … Lá T. gigantea giàu protein và sắc tố do đó ngoài cho vật nuôi ăn tươi còn có thể chế biến thành bột lá bổ sung vào thức ăn của gia cầm. Mặc dù năng suất T. gigantea không cao nhưng phân bố sinh khối đều trong năm, đặc biệt có tỷ lệ lá cao vào lúc giáp vụ nên giống là cây thức ăn xanh tốt trong vụ đông – xuân. Có thể sử dụng lá T. gigantea như là thuốc chữa bệnh táo bón cho gia súc mà không gây độc hại.

>>>>> Phèn đen giải pháp ngành chăn nuôi sạch

Cây chè khổng lồ có tác dụng gì ?

Theo Arango ( 1990 ) ngọn lá T. gigantea có thể thay thế cho cám hỗn hợp với tỷ lệ 30 % trong khẩu phần cho thỏ.

Chè Khổng Lồ 7
Cây chè khổng lồ cho thỏ ăn

Theo Vasquez năm 1987 và Perez- Arbelaez vào năm 1990, chè khổng lồ còn được sử dụng làm thuốc để điều trị bệnh đau bụng, chứng sa ruột ở ngựa, giúp duy trì nhau thai và tắc nghẽn ruột ở giống bò sữa.

Cũng theo nghiên cứu của ( Vasquez năm 1987 ), thân cây non là nguyên liệu dùng làm thuốc điều trị viêm thận, rễ cây là thuốc bổ máu, chồi búp non có thể được sử dụng làm thức ăn cho con người.

Khả năng thích ứng

Như đã nhắc ở trên, chè khổng lồ có khả năng tái sinh rất mạnh, kể cả có thu hoạch nhiều lần mà không cần cung cấp thêm phân bón. Năm 1993, cây được Bộ môn Chăn nuôi – khoa NN – trường Đại học Cần Thơ lựa chọn nghiên cứu và đưa ra trồng thử nghiệm tại nhiều hộ chăn nuôi trong Tp. Cần Thơ từ năm 1996, đến nay đều cho thấy kết quả rất tốt. Chè đại giàu chất dinh dưỡng ( hàm lượng đạm cao, nhiều vitamin ), gà đẻ được cho ăn lòng đỏ đậm hơn, gà con có da, mỏ vàng hơn, rất hợp với đa số thị hiếu người tiêu dùng. Cây cực dễ trồng, kể cả trồng bằng hom thì tỉ lệ sống cao luôn đạt trên 90%, cây phát triển mạnh trong mùa mưa, hay trong điều kiện bóng râm. Ngoải ra cây có thể trồng trên vùng đất thiếu dinh dưỡng, dọc theo mé mương, ngập nước. Càng ngắt đọt, cây càng phát triển đọt non mới nhiều và càng xanh tốt. Cây chống chịu sâu bệnh cao.

Kỹ thuật trồng cây chè khổng lồ

Có thể trồng chè khổng lồ tập trung với mật độ 4 cây/m2 ( 50 x 50 cm ). Cây con được tạo ra từ đoạn ngọn, thân non hay thân già dài 20 cm và ít nhất có 3 cặp lá thật hay đốt để khi trồng 1 đốt sẽ được vùi xuống dưới mặt đất, đốt này sẽ là nơi ra rễ. Còn một đốt nằm trên mặt đất, đốt này sẽ là nơi ra lá mới.

Chè Khổng Lồ 6
Chè khổng lồ ở miền Bắc
Chè Khổng Lồ 4 (1)
Cây chè khổng lồ cho lợn ăn

Đất ươm cây giống cần râm mát. Sau khi giâm cành hay ngọn 15 – 20 ngày, mầm non xuất hiện và khi mầm mới có 2 cập lá thật có thể đem trồng trên ruộng. Tuy nhiên có thể trồng sớm hay muộn tùy thuộc vào thời tiết lúc trồng. Tốt nhất ươm cây con vào cuối tháng giêng và trồng ra ruộng vào tháng 3. Cũng có thể ươm cây con vào tháng 8 và trồng vào cuối tháng 9 để có thể thu hoạch lứa đầu vào tháng 12 hay tháng 1, là lúc thiếu thức ăn xanh.

Bình thường sau 120 ngày có thể thu hoạch lứa đầu ở độ cao cách mặt đất 60 cm và 90 – 100 ngày cho cách lứa tái sinh. Khi cắt nên chừa 3 – 4 cm trên đoạn tái sinh. Sau mỗi lần cắt nên làm sạch cỏ và bón 80 – 100 kg ure/ha và nên bón cho cây một lượng hữu cơ vào đầu mùa xuân hàng năm. Chú ý thu hoạch thường xuyên đừng để cây quá cao, lá già, gia súc không thích ăn.

Địa chỉ bán chè khổng lồ tại Hà Nội uy tín ?

Vậy mua giống cây chè đại làm thức ăn cho gia súc ở đâu? Địa chỉ bán cây giống cây giống chè đại giá rẻ tại Hà Nội. Tại công ty giống cây trồng Hải Đăng đang bán cây giống chè khổng lồ và nhiều giống cây dược liệu chất lượng khác. Với đam mê và kinh nghiệm lâu năm về giống cây trồng, Nhà vườn Hải Đăng tự tin sẽ đem lại sự hài lòng cho quý khách hàng với các sản phẩm cây giống chè lá to và cả cây lâu năm với chất lượng tốt nhất.

Tài liệu tham khảo

  • Wikipedia Tiếng Việt
  • ( Luận văn thạc sĩ ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và khoảng cách cắt đến năng suất, chất lượng của cây thức ăn T. gigantea trong năm thứ hai

Tìm kiếm thông tin

  • Cây chè khổng lồ có tác dụng gì
  • Cây chè khổng lồ cho thỏ ăn
  • Chè khổng lồ ở miền bắc
  • Cây chè khổng lồ cho lợn ăn
  • Kỹ thuật trồng cây chè khổng lồ
  • Mua giống cây chè khổng lồ ở đâu
  • Thành phần dinh dưỡng của cây chè đại
  • Bán giống cây chè khổng lồ tphcm

Sản phẩm liên quan: Cây mần tưới

Mần Tưới 2
Mần tưới