Lịch tẩy giun cho chó, mèo

Bệnh giun sán ở chó mèo có thể lây sang người, gây ra những bệnh nghiêm trọng. Nếu người nếu nuốt phải trứng giun sán, các ấu trùng giun sán sẽ được phóng thích, đi xuyên qua thành ruột và theo đường máu di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh trung ương. Chúng gây bệnh cho các cơ quan này.

Nếu bị nhiễm sán chó ở mắt, có thể gây giảm thị lực, thậm chí là mù lòa. Nhiễm sán chó ở não sẽ gây viêm não, nhức đầu, co giật. Vì thế, bệnh sán chó cũng là căn bệnh nguy hiểm mà bạn cần phải đề phòng.

Để tránh sự phát triển của các loại giun sán kí sinh trong cơ thể chó mèo, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của vật nuôi cũng như con người. Ngay từ khi cún của bạn còn nhỏ, bạn phải chú ý tẩy giun thường xuyên cho chúng:

Lịch tẩy giun sán cho chó mèo con, chó mèo trưởng thành – Lần tẩy giun đầu tiên: Chó mèo, con mới sinh được 3 tuần tuổi (thường ở ngày thứ 21-23, muộn nhất là ngày thứ 25). Lúc này giun có thể đẻ trứng trong ruột chó mèo con do đó cần phải tẩy giun, sán trước khi trứng của chúng lan ra môi trường bên ngoài.

– Sau lần đầu tiên: Cứ 2 tuần 1 lần tẩy giun cho chó mèo cho tới khi được 3 tháng tuổi.

– Sau 3 tháng tuổi: Mỗi tháng 1 lần từ khi 3 tháng cho tới 6 tháng tuổi.

– Chó mèo trên 6 tháng tuổi: 2-3 tháng tẩy 1 lần.

– Chó mèo trên 1 năm tuổi, chó mèo trưởng thành: 1 năm tẩy 1-2 lần. Tùy theo môi trường sống và điều kiện vệ sinh có thể tẩy 3-4 lần 1 năm.

Lịch tẩy giun cho chó mèo mẹ mang thai và cho con bú: Chó mèo mẹ nhiễm giun sán sẽ lây truyền sang con qua nhau thai và sữa vì vậy đặc biệt lưu ý tiến hành thật cẩn thận cho chó mèo mẹ.

– Tẩy giun cho chó mèo cái sinh sản trước khi phối giống 1 tháng. – Tẩy một lần cho chó mèo mẹ trước khi sinh khoảng 1 -2 tuần. – Chó mèo mẹ đang cho con bú tẩy cùng với chó mèo con.

Lịch tẩy giun cho chó mèo đã bị nhiễm giun, sán Tiến hành tẩy giun sán ngay lập tức khi phát hiện bị chó mèo bị nhiễm giun và tẩy lại sau 2 tuần. Chú ý quan sát và theo dõi phân của chó mèo để đánh giá hiệu quả của việc tẩy giun.

Lịch tẩy giun cho chó mèo mới mua Cũng tiến hành tẩy giun như trường hợp chó mèo bị nhiễm giun sán. Tẩy ngay lập tức và lặp lại sau 2 tuần. Sau đó thực hiện tẩy giun theo lịch trình tẩy giun theo độ tuổi.

Lưu ý trước khi tiến hành tẩy giun sán cho chó mèo: – Nếu sáng ngày hôm sau định tẩy giun thì buổi tối hôm trước cho ăn ít hơn so với mọi lần. – Khi tẩy chỉ nên cho ăn ít thôi và thức ăn ngon hơn mọi ngày (nửa khẩu phần ăn như mọi khi).

– Cách tẩy giun chó mèo: Có thể tán thuốc thật nhỏ rồi trộn vào thức ăn cho chó mèo nhỏ hoặc kẹp viên thuốc vào giữa miếng thịt, gan và cho ăn đối với chó mèo phàm ăn. Cách khác là dùng tay bóp miệng, cho chó ngửa cổ, đặt thuốc vào lưỡi, đẩy vào bên trong, cho chó ngậm miệng lại, vuốt cổ.

– Tùy theo môi trường vệ sinh ăn, ở sạch hay bẩn mà điều chỉnh lịch tẩy cho hợp lý. Vd chó mèo trưởng thành hay ăn thả rông, ăn linh tinh, vệ sinh không được sạch sẽ như nuôi nhốt thì 1 năm có thể tẩy 3-4 lần.

– Không nên tẩy giun sán khi chó đang mắc bệnh hoặc thời tiết nóng quá. – Sau khi tẩy nên cho chó mèo uống men tiêu hóa để hỗ trợ hệ tiêu hóa, tốt cho đường ruột hơn.

– Thực hiện vệ sinh chuồng nuôi và nơi chăn thả chó mèo phòng ngừa tái nhiễm giun sán – Hạn chế trẻ em tiếp xúc với chó, sau đó phải rửa tay sạch sẽ để hạn chế lây nhiễm bệnh giun móc.

Hãy đến với chúng tôi: Bệnh viện Thú y Học Viện Nông nghiệp Việt Nam – Ngõ 64 Ngô Xuân Quảng – Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội