Sau một thời gian làm việc, bạn cảm thấy công việc không còn phù hợp và muốn xin nghỉ để thay đổi công việc hoặc bất kỳ một lý do nào đó. Tuy nhiên, bạn lại chưa biết cách xin nghỉ việc sao cho chuyên nghiệp và khéo léo để vừa không làm mất lòng sếp lại vừa được việc cho bản thân.
Vậy thì hãy để Glints chia sẻ cho bạn cẩm nang cách xin nghỉ việc chuyên nghiệp nhất.
Các lý do xin thôi việc thuyết phục
Lý do xin thôi việc cực kỳ thuyết phục, nhanh tay mở ngay sổ tay lưu lại nào!
Nghỉ do vấn đề cá nhân
Vì một lý do cá nhân nào đó chẳng hạn như: chuyển nơi ở; có kế hoạch sinh em bé, v.v. Điều này khiến bạn không thể hoàn thành công việc tốt nhất trong một thời gian nhất định, từ đó gây ảnh hưởng lớn tới hiệu quả công việc chung của team, thậm chí là cả doanh nghiệp.
Thay đổi vị trí làm việc
Sau một khoảng thời gian làm việc, bạn nhận thấy công việc hiện tại không phù hợp với định hướng nghề nghiệp của mình.
Bạn hãy chia sẻ điều này với sếp của mình để họ có thể đưa cho bạn một định hướng tốt hơn, thuyên chuyển bạn sang một bộ phận khác mà bạn có khả năng.
Tự kinh doanh riêng
Tự ra ngoài kinh doanh riêng là một lý do cũng có tính thuyết phục không kém mà bạn có thể sử dụng.
Trong quá trình làm việc, bạn đã tích lũy được một số vốn và mong muốn tự kinh doanh một sản phẩm nào đó. Do đó, bạn cần tập trung toàn bộ thời gian vào dự án kinh doanh của mình.
Đi học để nâng cao trình độ
Trong thời gian tới bạn có ý định đi học để trau dồi kiến thức nên không có đủ thời gian để hoàn thành các công việc được giao một cách tốt nhất.
Nghỉ do vấn đề sức khỏe
Bạn gặp một vài vấn đề về sức khỏe, do đó không đảm bảo hiệu quả công việc. Do đó, bạn cần xin nghỉ việc để có thể điều trị dứt điểm bệnh tình của mình.
Không phù hợp với công việc
Bạn hãy chia sẻ thật lòng cho leader về những trải nghiệm mà bạn có được trong suốt thời gian làm việc tại công ty, cũng như về công việc này không phù hợp với bạn. Vậy nên, bạn cần tìm một công việc mới phù hợp với bản thân.
Thay đổi môi trường làm việc
Môi trường làm việc bao gồm nhiều yếu tố như đồng nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, v.v. Sau một khoảng thời gian công tác, bạn nhận thấy bạn không phù hợp với môi trường làm việc tại đây. Do vậy bạn cần tìm kiếm một môi trường mới thích hợp với bản thân hơn.
Tuy nhiên, trong quá trình viết đơn thôi việc, bạn nên thận trọng trong việc sử dụng từ ngữ để tránh gây hiểu lầm, mất thiện cảm với ban quản lý.
Cách xin nghỉ việc khéo léo
Nếu xin thôi việc như thế nào cho khéo léo? Làm thế nào để vẫn giữ được thiện cảm với cấp trên, đồng nghiệp sau khi sa thải? Điều này phụ thuộc nhiều vào cách xin nghỉ việc của bạn.
Tìm hiểu quy định nghỉ việc của công ty
Trước hết, bạn cần tìm hiểu các quy tắc, quy định nghỉ việc của công ty. Bạn hãy kiểm tra hợp đồng, hoặc sổ tay nhân viên để biết được khoảng thời gian bạn cần thông báo đến người quản lý, có thể là trước 2 tuần, 1 tháng hoặc có thể nhiều hơn.
Điều này không chỉ thể hiện bạn là người làm việc chuyên nghiệp, lịch sự mà còn giúp bạn để lại ấn tượng tốt đẹp với công ty cũ trước khi nghỉ việc. Sau khi chấm dứt hợp đồng những lợi ích của bạn vẫn có thể phụ thuộc vào việc bạn xin nghỉ đúng quy định hay không.
Nếu bạn mong muốn nghỉ sớm hơn so với thời hạn quy định, bạn có thể trao đổi trực tiếp với bộ phận nhân sự của mình. Một vài công ty có thể sẽ thông cảm và cho phép bạn nghỉ trước thời hạn, nhưng cũng có thể không.
Do vậy bạn cần tìm hiểu kỹ các quy tắc liên quan đến nghỉ việc nhằm đảm bảo các quyền lợi của bản thân và không gây ảnh hưởng đến công ty.
Nếu công ty mới của bạn là một đối thủ cạnh tranh với công ty hiện tại, bạn hãy đảm bảo rằng mình không vi phạm những điều khoản liên quan đến vấn đề này trong hợp đồng.
Đọc thêm: Nên Hay Không Chuyện Nghỉ Việc Cuối Năm?
Chia sẻ thẳng thắn với cấp trên
Hầu hết chúng ta khi xin nghỉ việc đều có một lý do cụ thể và rõ ràng, tuy nhiên nhiều người lại không muốn chia sẻ thẳng thắn lý do với sếp, đây là một cách xin để nghỉ việc không trọn vẹn.
Mọi người thường chỉ đưa ra những lý do hết sức chung chung như: lý do cá nhân, không phù hợp, v.v.
Ở bất kỳ quy mô nào, nhân sự của doanh nghiệp luôn là một vấn đề gây đau đầu cho người quản lý. Do đó, bạn hãy thẳng thắn chia sẻ lý do bạn muốn nghỉ việc để nhận được sự thông cảm, cũng như sự được sự trân trọng và đánh giá cao của sếp cũ dành cho bạn.
Ví dụ, bạn thấy môi trường làm việc không phù hợp với định hướng phát triển của bản thân. Khi đó, bạn hãy đề cập trực tiếp đến vấn đề mà bạn cảm thấy không phù hợp.
Chọn thời gian thôi việc hợp lý
Lựa chọn thời gian xin nghỉ thích hợp cũng là một cách giúp bạn xin thôi việc khéo léo. Chẳng hạn, bạn xin nghỉ việc trong đúng dịp công ty đang gặp khủng hoảng. Mặc dù không phải nhưng bạn sẽ dễ bị hiểu nhầm là người đứng núi này trông núi nọ, không có trách nhiệm với công việc và công ty.
Do đó, bạn cần lựa chọn thời điểm xin thôi việc sao cho thích hợp nhất.
Viết đơn xin nghỉ việc
Làm đơn xin nghỉ việc sao cho chuyên nghiệp nhất? Thực chất việc viết đơn xin nghỉ việc không quá phức tạp như bạn nghĩ, bạn hãy xem đây là một lời tạm biệt tới công việc hiện tại của mình.
Mặc dù vậy, một lá thư quá dài hay quá sơ sài không phải là một cách viết thư xin nghỉ việc chuyên nghiệp. Bạn cần lưu ý yếu tố chuyên nghiệp, và tôn trọng khi viết, dù là xin nghỉ việc đột xuất hay đã có kế hoạch từ trước.
Cách viết đơn xin nghỉ việc
Dưới đây là cách viết email xin nghỉ việc tiêu chuẩn, bạn có thể tham khảo:
- Đặt tiêu đề: Khi gửi email, tiêu đề là một phần không thể thiếu. Khi viết email xin thôi việc cũng vậy, bạn cần in hoa tiêu đề hoặc in đậm.
- Phần mở đầu: Trong phần này, bạn cần đề cập đến đối tượng nhận thư của bạn, đó có thể là người quản lý của bạn, trưởng phòng nhân sự hay quản lý cấp cao, v.v.
- Lý do xin nghỉ việc: Bạn hãy thẳng thắn chia sẻ về lý do hợp lý mà bạn không thể tiếp tục công việc tại công ty. Khi đó, bạn sẽ dễ dàng nhận được sự thông cảm và sự tôn trọng với quyết định của bạn từ người quản lý.
- Thông báo về thời gian nghỉ việc: Sau khi thông báo về quyết định xin thôi việc, bạn cần đề cập đến thời gian cụ thể mà bạn sẽ rời nghỉ. Bạn cần đảm bảo thời gian này không sai quy định của pháp luật, cũng như những thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Trong vài trường hợp đặc biệt, bạn cần nhiều thời gian để bàn giao thì có thể kéo dài thêm thời gian ở lại công ty để hoàn tất công việc và hỗ trợ người mới.
- Báo cáo về tình trạng công việc hiện tại: Bạn cần thông báo đến người quản lý chi tiết về tiến độ của công việc mà bạn đang đảm nhận tại thời điểm viết email nghỉ việc.
- Lời chào cuối thư: Bạn hãy kết thúc bằng một lời ngỏ giữ liên lạc, và một lời chúc thân mật đến công ty, Sếp, và các đồng nghiệp.
Một vài lưu ý khi viết email xin nghỉ việc
- Ngôn ngữ sử dụng thể hiện sự chuyên nghiệp, tôn trọng người nhận.
- Thẳng thắn chia sẻ về lý do xin thôi việc.
- Không đề cập hay thể hiện các quan điểm tiêu cực về công ty, cấp trên hoặc đồng nghiệp.
- Trước khi gửi thư, bạn hãy cố gắng độc soát lại thư thêm vài lần nữa nhằm đảm bảo không mắc phải những lỗi sai không đáng có như sai chính tả, lặp từ, không chấm kết thúc câu, v.v.
- Gửi thông báo xin nghỉ việc đúng thời gian quy định của Bộ Luật Lao động, hay thỏa thuận có liên quan trong hợp đồng lao động.
Đọc thêm: Văn Hoá Giao Tiếp Qua Email Chuyên Nghiệp
Không nghỉ đột xuất nếu như không có sự cho phép
Tự nghỉ việc mà chưa sự đồng ý của cấp trên thực sự là một điều tối kỵ. Đó là một cách cư xử rất tệ và vô cùng thiếu chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, việc bạn nghỉ đột xuất mà không thông báo trước người quản lý sẽ làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ công việc của nhóm mà bạn đang làm việc, và hiệu quả công việc chung của toàn công ty.
Đọc thêm: Cách Xin Nghỉ Việc Đột Xuất Chuyên Nghiệp
Làm gì trước và sau khi đã nghỉ việc?
Những gì bạn làm trước hay sau khi nghỉ việc đều có ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của bạn, cũng như mối quan hệ với công ty, sếp hay các đồng nghiệp. Vậy nên làm gì trước và sau khi nghỉ việc, cùng xem những gợi dưới đây nhé.
Không bỏ bê công việc đang làm
Mặc dù bạn sắp nghỉ việc tại công ty nhưng cũng đừng vì thế mà bỏ bê công việc, thay vào đó bạn hãy cố gắng hoàn thành tốt nhất những đầu mục công việc mà bạn có khả năng.
Điều này không chỉ giúp đảm bảo mức lương thưởng bạn nhận được mà còn thể hiện thái độ làm việc chuyên nghiệp của bạn. Ngoài ra, bạn còn để lại những cái nhìn rất ấn tượng với sếp và đồng nghiệp.
Bàn giao công việc hoàn chỉnh
Trước khi nghỉ việc bạn sẽ có một khoảng thời gian để bàn giao công việc cho người mới, tuy nhiên bạn nên lưu trữ dần các thông tin về công việc, dự án mà bạn đang đảm nhận ngay khi bạn có quyết định thôi việc.
Qua đó, bạn sẽ có góc nhìn tổng quan về trách nhiệm của người đảm nhận vị trí đó tiếp theo, cùng như nhận ra những điểm cần cải thiện và điểm mạnh để truyền đạt lại cho nhân sự mới.
Luôn cư xử đúng mực cho đến ngày cuối
Bạn hãy giữ một thái độ cư xử tốt đẹp với mọi người cho đến những ngày cuối. Bạn hãy giữ cho mình một hình ảnh chuyên nghiệp như ngày đầu mới đi làm cho đến ngày rời công ty.
Trước khi rời đi, bạn nhớ gửi một lời cảm ơn đến những người đã gắn bó cùng mình trong suốt thời gian làm việc tại công ty nhé.
Dọn dẹp vị trí làm việc
Nếu bạn đang sử dụng những đồ vật mà công ty cung cấp hãy bàn giao lại trước khi nghỉ việc. Xử lý các thông tin cá nhân, dữ liệu không liên quan đến công việc, v.v có trong máy tính. Dọn dẹp bàn làm việc sạch sẽ trước khi bàn giao cho người mới.
Giữ mối quan hệ tốt đẹp với mọi người
Sau một thời gian làm việc chung với nhau, chắc hẳn bạn và đồng nghiệp đã có những kỷ niệm tốt đẹp với nhau. Thậm chí trong tương lai, những người đồng nghiệp cũ cũng có thể trở thành những đối tác của bạn, hoặc là người giúp đỡ bạn trong công việc.
Do vậy, bạn hãy cố gắng giữ một mối quan hệ tốt đẹp với mọi người nhé. Chẳng hạn, bạn có thể tổ chức một bữa tiệc nhỏ trước khi chia tay hay rủ mọi người đi uống cà phê để trò chuyện, v.v.
Đọc thêm: Làm Sao Để Xây Dựng Mối Quan Hệ Lâu Dài Trong Công Việc?
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ về cách xin nghỉ việc sao cho chuyên nghiệp mà Glints muốn gửi tới bạn. Hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn nhiều thông tin có giá trị, cũng như gợi ý cho bạn cách xin nghỉ việc khôn ngoan, khéo léo.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints giải đáp chi tiết nhé.
Tác Giả
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!