Chatluongthucpham – Bất kì một sản phẩm công nghiệp hay sản phẩm tự nhiên thì điều có khoảng thời gian sản phẩm được xem là sử dụng được. Và ở một cách xác định nào đó của nhà sản xuất, nó được xem là hư hỏng, hết hạn sử dụng. Vậy thì:
Hạn sử dụng là gì?
Là khoảng thời hạn bảo quản lâu nhất mà sản phẩm được phép lưu thông và tiêu thụ. Nhà sản xuất dùng nó để cam kết với khách hàng về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm.
Đã có nhiều phương pháp được áp dụng trong khâu chế biến và đóng gói nhằm để kéo dài hạn sử dụng cho sản phẩm của họ. Đảm bảo thời gian cần thiết từ việc lưu kho, lưu thông, tới nhà bán lẻ, cuối cùng là tới tay người tiêu dùng.
Việc đưa ra hạn sử dụng mà nhà sản xuất cam kết, khách hàng tin tưởng là công việc xuyên suốt từ phòng thí nghiệm đến nhà máy, đến cả việc theo dõi sản phẩm của họ trên gian hàng bán.
Họ đã dùng nhiều phương pháp như sử dụng mô hình toàn học, gia tốc nhiệt, dựa trên các sản phẩm tương tự…để đưa ra kết luận.
Cách ghi hạn sử dụng
1) ký hiệu ngày sản xuất và hạn sử dụng (Expiration date)
Ngày in trên bao bì là cách đơn giản nhất để đọc hạn sử dụng của sản phẩm.
Các mặt hàng VIỆT NAM thì việc ghi hạn sử dụng khá đơn giản:
#Cách 1: ghi ngày sản xuất (NSX) và khoảng thời gian hết hạn: ví dụ HSD: 6 tháng
#Cách 2: chỉ ghi ngày hết hạn: ví dụ HSD: 26/9/2021
Cách ghi hạn sử dụng của NƯỚC NGOÀI khác chúng ta ở ký hiệu, về mặt ý nghĩa thì vẫn như thế.
a) Ngày sản xuất: Manufacturing Date (MFG)
b) Use-By; Best if used By; Best By; Best Before: ngày hết hạn sử dụng (Sản phẩm vẫn có thể an toàn được dùng sau đó – Đảm bảo chất lượng).
Những ngày ‘Use by’ và ‘Best’ thường được tìm thấy trên các sản phẩm ổn định như mù tạt, mayonnaise, và bơ đậu phộng.
Một số sản phẩm là thực phẩm, mỹ phẩm có ký hiệu là BBE/BE nghĩa là best before end date (tương tự là ngày hết hạn đảm bảo chất lượng cao nhất).
Ngày này được cung cấp tự nguyện bởi nhà sản xuất, cho bạn biết sản phẩm có khả năng duy trì CHẤT LƯỢNG tốt nhất tuyệt đối trong bao lâu khi chưa mở nắp. Miễn là bạn đã bảo quản sản phẩm đúng cách, bạn thường có thể tiêu thụ nó sau ngày này.
Nếu chúng ta mua đồ ngoại, các bạn thường nhầm lẫn ngày này là ngày hết hạn, thực sự điều này không liên quan đến an toàn sản phẩm.
Chúng ta chỉ nên loại bỏ các sản phẩm đã phát triển mùi, hương vị hoặc thay đổi kết cấu.
c) Sell by/sell by date/ display until: ngày hết hạn bán
Hầu hết ‘sell by’ được tìm thấy trên các đồ dễ hỏng như thịt, hải sản, thịt gia cầm và sữa. Ngày này là một hướng dẫn cho các cửa hàng để họ biết có thể trưng bày một sản phẩm cụ thể trong bao lâu.
Bạn nên mua sản phẩm trước khi hết hạn bán. Nhưng bạn vẫn có thể bảo quản tại nhà trong một thời gian sau ngày đó, miễn là bạn tuân theo các quy trình lưu trữ an toàn.
Ví dụ, sữa đã được làm lạnh liên tục thường sẽ có thể uống được trong khoảng một tuần sau ngày “sell by” trên bao bì.
d) Expiration date (EXP): ngày hết hạn hạn sử dụng (Sản phẩm không nên được dùng sau đó – Đảm bảo độ an toàn).
Sản phẩm thường gặp là sữa bột trẻ em và một số thực phẩm dành cho trẻ em, là những sản phẩm thực phẩm duy nhất mà chính phủ liên bang quy định liên quan đến hạn sử dụng. Bạn nên luôn luôn sử dụng sản phẩm trước khi ngày hết hạn này kết thúc.
2) Biểu tượng về hạn sử dụng
Trong hệ thống nhãn mác quốc tế thì có 2 biểu tượng về HẠN SỬ DỤNG:
PAO (Period After Opening)Hạn sử dụng sau khi mở nắp sản phẩm.
Thời gian sử dụng sản phẩm được kí hiệu bằng chữ M, chẳng hạn nếu trên bao bì ghi là 36M có nghĩa là mỹ phẩm này có thể sử dụng trong 36 tháng sau khi mở nắp.
Best before end: ngày hết hạn sử dụng (Hết thời hạn đảm bảo chất lượng của sản phẩm).
3) Số lô sản xuất (Batch code)
Batch code là gì? batch code là một dãy các chữ cái và số được in chìm/nổi trên bao bì, quy định thông tin số lô, ngày sản xuất của sản phẩm.
Nhà sản xuất dùng batch code để xác định sản phẩm trong trường hợp thu hồi. Chúng không có nghĩa về chỉ số chất lượng hoặc an toàn thực phẩm. Batch code không có một công thức chung, mà mỗi hãng lại có quy định riêng về mã code cho mình.
Người tiêu dùng dùng batch code để có được thông tin về hạn sử dụng của sản phẩm.
4) Mã sản phẩm (Bar code)
Bar code? được gọi là mã vạch. Là một loại mã vạch xuất hiện dạng các vạch đen có độ rộng khác nhau trên một dãy số. Các nhà sản xuất in chúng trên hầu hết các nhãn sản phẩm nhằm mục đích TRUY XUẤT NGUỒN GỐC, kiểm kê và thông tin tiếp thị (vì máy quét tại siêu thị có thể “đọc” chúng nhanh chóng để ghi lại giá khi thanh toán).
2 tiêu chuẩn mã vạch chính theo thông số kỹ thuật của GS1 (tổ chức quốc tế mã vạch):
– Mã EAN (European Article Number) là tiêu chuẩn mã vạch châu Âu: Từ EAN-8 (8 số) phát triển lên EAN-13 (13 số).
– UPC (Universal Product Code) là tiêu chuẩn mã vạch Mỹ – Canada (12 số).
EAN -13, sau đó được đổi tên thành ‘International Article Number’ được đặt làm mã vạch tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống mã vạch này được phát triển từ 2 hệ thống mã vạch UPC và EAN. Nó Gồm 13 mã số ở phía dưới mã vạch (12 số + 1 số kiểm tra).
Tìm hiểu thêm cách đọc mã vạch.
Hạn sử dụng của các mặt hàng khác nhau
Các mặt hàng gọi chung là hàng hóa thì điều áp dụng chung cách ghi hạn sử dụng, nếu có khác thì khác về kiểu cách, ký hiệu nhưng về mặt ý nghĩa thì không thay đổi.
Theo quy định chung thì thực phẩm và thuốc là những sản phẩm bắt buộc phải ghi thông tin hạn sử dụng lên bao bì. Tuy nhiên đối với sản phẩm là mỹ phẩm thì điều này là không bắt buộc ở rất nhiều nơi như Hoa Kì, Nhật, Đức…
1) Cách xem hạn sử dụng của mỹ phẩm
Đối với mỹ phẩm có 2 loại về hạn sử dụng:
#Loại 1: Mỹ phẩm có hạn sử dụng trên 3 năm:
Những sản phẩm dạng này không yêu cầu phải ghi hạn sử dụng trên bao bì. Thay thế cho điều này, nhà sản xuất phải ghi hạn sử dụng sau khi mở nắp. (PAO – Perid After Opening).
Nếu một số loại không ghi dòng PAO thì hạn sử dụng mỹ phẩm theo luật ngầm sẽ là 3 năm.
Tuy nhiên một số mỹ phẩm sẽ không ghi ngày sản xuất lên bao bì, để có được thông tin này thì cần đọc batch code (nhà sản xuất nào cũng sẽ in).
Thực sự công việc này khá là khó khăn, vì mỗi nước, mỗi công ty, mỗi loại sản phẩm lại có cách ký hiệu riêng khác nhau. Nó là 1 hệ thống quy tắc riêng do nhà sản xuất đặt ra, để quản lý hàng hóa của mình.
Có 3 phương án để có được thông tin ngày sản xuất từ batch code:
+) Bạn tự đọc: nếu bạn là fan trung thành của một thương hiệu nào đó, bạn dễ dàng đọc được quy tắc batch code của họ, chỉ cần 1 lần tìm hiểu.
+) Check batch code bằng website hoặc app.
Đây là 2 web check hạn sử dụng mỹ phẩm được dùng phổ biến nhất.
checkfresh.com
- Lựa chọn thương hiệu
- Điền batch code
checkcosmetic.net
Không phải lúc nào bạn cũng có thể check hạn sử dụng của mỹ phẩm trên web thành công, vì đôi lúc web chưa cập nhập sản phẩm mới, thương hiệu mới…Chính vì thế phương án thứ 3 là:
+) Gửi email (batch code) cho nhà sản xuất để có được thông tin đó.
#Loại 2: mỹ phẩm có hạn sử dụng dưới 30 tháng:
Những loại mỹ phẩm này, hạn sử dụng được in ngay trên vỏ sản phẩm (Expiration date – EXP): thân, đáy, hoặc nắp…
Các ký hiệu, biểu tượng về hạn sử dụng loại này chúng tôi đã đề cập ở phần phía trên.
2) Cách xem hạn sử dụng thực phẩm
Thông thường các thực phẩm đóng bao bì, điều bắt buộc phải có thông tin hạn sử dụng của chúng.
Tuy nhiên hạn sử dụng ghi trên bao bì đã gây ra nhiều nhầm lẫn dẫn đến lãng phí thức ăn, do các bạn không hiểu rõ ý nghĩa thực sự của nó. Về việc đảm bảo chất lượng và đảm bảo an toàn.
Ví dụ: sell by – là hạn bán của nhà phân phối Best by – là hạn đảm bảo chất lượng tốt nhất
Sản phẩm vẫn có thể ăn được sau ngày này nếu bảo quản đúng cách.
Tìm hiểu thêm: hạn sử dụng của các loại thực phẩm
Thực phẩm ngoài hạn sử dụng thì nguồn gốc là điều quan trọng hơn đối với người tiêu dùng. Chính vì thực phẩm bẩn ngày càng nhiều và trôi nổi, dễ mua, dễ bán… khiến nhiều người lo ngại.
Barcode là mã vạch giúp bạn truy xuất nguồn gốc sản phẩm và đôi khi vẫn cho biết thông tin về sản xuất.
Ảnh hưởng của việc sử dụng sản phẩm hết hạn
Mỹ phẩm, các sản phẩm làm đẹp, chăm sóc da cũng như thực phẩm: bia, rượu vang, bánh kẹo…Nếu sản phẩm hết hạn sẽ ảnh hưởng lớn tới làn da, sắc đẹp và thậm chí là sức khỏe của bạn. Vì vậy luôn xem hạn sử dụng của các mặt hàng cần mua là điều mỗi người cần phải làm.
Nếu chúng ta không biết rõ, việc sử dụng sản phẩm quá hạn, hết date sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra một số tác dụng phụ. Thật đáng sợ khi hậu quả là không thể thấy rõ mà ảnh hưởng theo gian do việc sử dụng quá hạn, chất lượng không còn đảm bảo.
Một số cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài
Xu hướng dùng hàng nhập khẩu từ nước ngoài vẫn luôn hot, bởi tính chất ưa ngoại – vì chất lượng tốt (tâm lý của người dùng bao giờ cũng vậy). Tuy nhiên rào cản về ngôn ngữ, quy tắc về các ký hiệu, con số, khiến chúng ta khó khăn trong việc xem hạn sử dụng của chúng.
Nhưng không vì thế mà các bạn xem nhẹ việc này, bởi lẽ sử dụng sản phẩm hết hạn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, phản tác dụng so với mong muốn mà nó mang lại.
Nếu mỹ phẩm của một nước nào đó, xuất khẩu qua nước khác thì phải áp dụng những tiêu chuẩn của cơ quan quản lý nước đó đặt ra. Ngoại trừ hàng xách tay.
Nhìn chung đa số các ký hiệu hạn sử dụng trên bao là biểu tượng, là các con số, hoặc chữ cái latinh. Nhưng nếu các bạn gặp ngôn ngữ khác, thì có thể lên google dịch trợ giúp để tìm ra ý nghĩa của các ký tự đó.
Một số quy tắc ghi hạn sử dụng mỹ phẩm của một số nước phổ biến:
Cách xem hạn sử dụng mỹ phẩm Nhật
Theo những chuyên gia mỹ phẩm và luật hiện hành tại Nhật, các sản phẩm trang điểm sẽ không cần thiết phải in ngày sản xuất và hạn sử dụng mỹ phẩm vì họ luôn làm mới sản phẩm, chỉ cần sản phẩm không thấy mùi lạ, không bị đổi màu, không bị vón cục hoặc vữa ra thì bạn vẫn có thể dùng bình thường.
Tuy nhiên đó là đối với thị trường nội địa, còn hàng xách tay trôi nổi thì lại cần thiết, thông qua batch code để kiểm tra lô sản xuất và barcode để có thông tin sản phẩm.
450 – 459 & 490 – 499 GS1 Nhật Bản (Japan) đầu số mã vạch của Nhật.
Cách xem hạn sử dụng mỹ phẩm Pháp
Tương tự, trên bao bì mỹ phẩm của Pháp sẽ có dòng “hạn sử dụng sau khi mở nắp” (PAO) và “thời hạn sử dụng tốt nhất” (Date of minimum durability). Nó cho biết số tháng giới hạn sử dụng khi đã mở hũ: 6M trong sáu tháng, 8M trong tám tháng …
300 – 379 GS1 Pháp (France) mã vạch sản phẩm của Pháp.
Cách xem hạn sử dụng mỹ phẩm Hàn
Các dòng sản phẩm hàn thường là toàn bộ tiếng hàn, nếu sản phẩm bạn là hàng xách tay, không có phiên dịch từ nhà nhập khẩu thì cần lưu ý các con số, ký hiệu.
880 GS1 mã vạch sản phẩm của Hàn Quốc (South Korea)
Cách xem hạn sử dụng mỹ phẩm Thái Lan
Mỹ phẩm Thái Lan đơn giản nhất đó chính là nhìn vào ngày sản xuất (MFG) và hạn sử dụng (EXP) được in trên bao bì. Với cách xem hạn sử dụng mỹ phẩm Thái Lan, bạn cũng đọc theo thứ tự ngày/tháng/năm.
885 GS1 mã vạch sản phẩm của Thái Lan (Thailand)
Cách xem hạn sử dụng mỹ phẩm Đức
Đức nổi tiếng về hàng hóa cực kỳ bền và chất lượng, thì mỹ phẩm của nó cũng mang một phần nào mang tính chất con người Đức. Việc check hạn sử dụng đảm bảo sản phẩm tốt nhất với cách tương tự sản phẩm của các nước khác.
400 – 440 GS1 mã vạch sản phẩm của Đức (Germany)
Bản quyền thuộc về chatluongthucpham. Nếu bạn copy xin hãy để nguồn link.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!