8 cách uống rượu bia không say, giúp QUÝ ÔNG bất tử trên bàn nhậu

Say rượu không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn gây ra nhiều hệ lụy về xã hội. Đó là lý do quý ông quan tâm tới cách uống rượu bia không say. Nếu bạn là người có tửu lượng kém hãy thử 10 cách dưới đây mỗi khi ngồi trên bàn nhậu.

1. Tại sao uống rượu, bia lại say?

Nguyên nhân gây nên tình trạng say rượu là do thành phần ethanol (cồn) trong rượu, bia. Tùy vào lượng ethanol cơ thể nạp vào sẽ có các mức độ say khác nhau.

Ethanol đi vào thần kinh trung ương sẽ giải phóng dopamine (chất giúp não bộ kiểm soát chuyển động và phối hợp vận động) ở vỏ não gây cảm giác lâng lâng. Khi domapmie liên kết với các cơ quan thụ cảm thần kinh, ức chế glutamate làm chậm quá trình phản ứng và gây mất tập trung.

Ngoài ra, ethanol còn liên kết với GABA – axit gamma aminobutyric (chất đảm bảo sự hoạt động ổn định của não) gây ra hiện tượng say xỉn, bất tỉnh.

Sau khi đi ngang qua trung ương thần kinh, ethanol quay về gan. Thông qua quá trình thải độc ở gan, ethanol sẽ phân giải thành axit axetic, CO2 và năng lượng. Bạn uống càng nhiều bia rượu thì CO2 trong gan và máu tăng cao. Lúc này máu và khí CO2 đi khắp cơ thể ảnh hưởng thần kinh và cơ quan khác. Đó là lý do vì sao uống nhiều rượu bia thường khiến chúng ta bị nhức đầu, mất tập trung.

2. 8 cách uống rượu bia không say, giúp bạn tỉnh táo, làm chủ bản thân

Trong những buổi tiệc cùng bạn bè hoặc công việc cần phải “làm vài ly” rất dễ khiến bạn bị say xỉn. Đừng lo, nếu tửu lượng kém hãy thử những cách này:

2.1. Ăn nhẹ trước khi uống – Mẹo uống rượu bia không say

Trước khi nhập tiệc, đừng để bụng đói. Bạn có thể chọn những thực phẩm hấp thụ bớt phần cồn như bánh mỳ hoặc có thể ăn cơm.

Theo các chuyên gia, việc ăn nhẹ trước khi uống rượu sẽ ngăn cản sự tiếp xúc cồn với niêm mạc dạ dày và ruột, giúp bạn lâu say.

Ngoài ra, một ly sữa trước khi uống rượu cũng giúp hạn chế sự chuyển hóa acetaldehyde hấp thụ vào máu. Từ đó, chúng giúp làm chậm quá trình hấp thụ rượu trong cơ thể, giảm kích thích của rượu với dạ dày.

cách uống rượu bia không say

2.2. Bổ sung thêm nước

Khi uống rượu bia, cơ thể sẽ trong tình trạng mất nước. Vì thế, lúc này bạn cảm thấy có biểu hiện buồn nôn, khó chịu. Mẹo đơn giản là uống một ly nước trước hoặc trong khi nhậu. Cách này giúp làm loãng bia trong bụng, giảm nồng độ cồn, từ đó hạn chế biểu hiện say xỉn.

2.3. Uống bia, rượu chậm rãi – Bí quyết lâu say

Một mẹo nhỏ để uống rượu bia lâu say chính là uống chậm lại. Vừa uống rượu, vừa tán dốc vui vẻ cùng bạn bè là chìa khóa giúp cơ thể có thời gian hấp thu và đào thải ethanol. Bên cạnh đó, bí quyết nhỏ này cũng giúp cơ thể kiểm soát lượng rượu nạp vào.

2.4. Không pha trộn các đồ uống có cồn với nhau

Việc trộn lẫn rượu bia với nước uống có gas gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Bởi, nước có gas chứa lượng khí carbon dioxide lớn thúc đẩy nhanh tốc độ thẩm thấu cồn vào máu khiến chúng ta dễ say. Bên cạnh đó, việc pha trộn hai loại thức uống này còn có nguy cơ gây ra các bệnh về tim mạch, dạ dày…

2.5. Vừa uống vừa nói chuyện – Cách uống rượu không say

Mục đích của những cuộc nhậu là chia sẻ, trao đổi công việc… nên thay vì uống liên tiếp bạn có thể “buôn” chuyện. Nói chuyện không chỉ làm tăng thêm sự đoàn kết, vui vẻ mà còn đẩy một lượng cồn đáng kể bay hơi ra ngoài. Bên cạnh đó, mẹo nhỏ này còn góp phần quan trọng quyết định đến việc bạn uống nhiều hay ít.

2.6. Lựa chọn đồ uống có nồng độ cồn thấp

Nếu bạn không quen uống rượu bia, hãy chọn những loại đồ uống có nồng độ cồn thấp như rượu trái cây, rượu vang…

Ngoài ra, những loại rượu có vị đắng nhẹ, dễ uống cũng là lựa chọn cho giúp bạn hạn chế say xỉn.

2.7. Không hút thuốc khi đang nhậu

Cánh mày râu không biết, hút thuốc được xem là chất kích thích đẩy nhanh cơn say của bạn. Hơn nữa, việc hút thuốc lá kèm uống rượu bia sẽ gây ra tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe, đặc biệt là gan.

2.8. Uống nước ép cà chua khi uống rượu

Nhóm nghiên cứu Nhật Bản cho biết, uống nước ép cà chua có thể làm giảm nồng độ cồn trong cơ thể, hạn chế say rượu. Bởi, thành phần trong cà chua có tác dụng kích hoạt enzyme thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa rượu. Vì vậy, khi uống rượu bạn có thể thưởng thức ly nước ép cà chua.

Cách này vừa bổ sung nước cho cơ thể, vừa hạn chế say rượu. Trường hợp uống rượu xong, nếu muốn nhanh tỉnh táo, bớt đau đầu cũng có thể uống nước ép này.

>> Tìm hiểu thêm: {SOS} 11 tác hại của rượu bia đối với sức khỏe con người

3. Tham khảo sản phẩm thảo dược hỗ trợ giải độc gan, giảm tác hại rượu bia ảnh hưởng đến gan

Theo nghiên cứu, chỉ có khoảng 10% lượng cồn được đào thải qua đường nước tiểu, mồ hôi, hơi thở, 90% còn lại được chuyển hóa ở gan. Trong khi đó, một lá gan khỏe mạnh có khả năng chuyển hóa 2 đơn vị cồn/ngày (tương đương 2 lon bia 330ml, 60ml rượu mạnh cồn 40 độ). Nếu dung nạp quá nhiều cồn sẽ khiến gan “quá tải”, cồn không được chuyển hóa hết sẽ gây tổn thương gan. Vì vậy, để bảo vệ gan, bạn nên sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ giải độc, giảm tác hại bia rượu lên gan.

Từ thực tế đó, Dược phẩm Tâm Bình – Top 5 Công ty Đông dược uy tín Việt Nam đã cho ra đời sản phẩm Bổ gan Tâm Bình.

4. Lưu ý từ chuyên gia sau khi uống rượu bia

Không chỉ chú ý tới việc làm thế nào để uống rượu lâu say, cánh mày râu cũng cần để ý tới sức khỏe sau khi uống rượu bia.

Rượu bia làm xáo trộn hormone điều chỉnh đồng đồ sinh học của chúng ta. Bên cạnh đó, bia, rượu còn gây ra chứng đau nửa đầu, mệt mỏi sau khi tỉnh dậy. Vì vậy, làm thế nào để giải rượu nhanh chóng.

4.1. Bổ sung nước, chất điện giải

Mất nước là nguyên nhân khiến bạn say rượu. Vì vậy, hãy uống ly nước đầy trước khi đi ngủ giúp phòng tránh tác dụng khử nước của rượu. Nhờ đó, bạn sẽ hạn chế cảm giác nôn nao, khó chịu.

Ngoài ra, bạn có thể uống nước dừa để bổ sung lại lượng muối natri, kali đã mất khi uống rượu. Hoặc có thể là nước ép cam, bưởi, dưa hấu… tránh tình trạng mệt mỏi, kiệt sức.

4.2. Ngủ đủ giấc

Uống nhiều rượu bia làm gan hoạt động quá sức dẫn đến không kịp đào thải độc tố. Điều này có thể gây tổn thương não, vì vậy ngủ đủ giấc sẽ giúp gan dễ dàng chuyển hóa bia, rượu trong cơ thể. Nhờ vậy, gan có thể thải độc rượu bia ra ngoài nhanh chóng giúp cơ thể khỏe lại.

4.3. Tập thể dục thể thao

Vận động sẽ kích thích cơ thể tiết mồ hôi, giúp bạn cảm thấy khỏe hơn sau khi uống say. Trường hợp say nhẹ, đi bộ nhẹ nhàng cũng thấy bạn khỏe hơn.

Qua bài viết trên, chắc hẳn độc giả, đặc biệt là cánh mày râu đã hiểu hơn về cách uống rượu bia không say. Hi vọng, mọi người có thể áp dụng thành công trên những bàn nhậu. Đừng quên bổ sung sản phẩm hỗ trợ giải độc gan, bảo vệ gan nếu phải uống rượu, bia thường xuyên.

Xem thêm:

  • Bổ gan Tâm Bình – Hỗ trợ giải độc gan, giảm tác hại bia rượu ảnh hưởng đến gan
  • Tổn thương gan do bia rượu? – Đọc để hiểu đúng và tác hại của chúng
  • Top 10 loại thuốc chống say rượu – Tham khảo bài viết và đừng quên chọn cho mình một sản phẩm phù hợp