Kỹ thuật trồng cây Tùng La Hán bonsai đúng là không phải đơn giản nhưng với người yêu cây cảnh, đam mê sáng tạo thì việc tạo ra được những cây Tùng La hán đẹp lại không phải chuyện khó.
Đặc điểm cây Tùng La Hán làm say đắm giới mê cây cảnh
Tùng La Hán là loài cây có nguồn gốc ở Trung Quốc, Nhật Bản, cây được nhập về Việt Nam và ngày càng phát triển rộng khắp.
Lá của cây Tùng La Hán mọc so le, có dạng hình xoắn ốc, dày, cứng và có màu xanh đậm. Lá cây bền, ít rụng và xanh quanh năm. Quả của cây Tùng La Hán có dạng hình trứng, khi chín có màu đỏ tía nhìn giống ông La Hán khoác áo cà sa nên cây có tên gọi là Tùng La Hán.
Chính vì những đặc điểm và ý nghĩa của Cây Tùng La Hán nên nó được xếp vào hàng cây cảnh quý hiếm nhiều người chuộng và trồng ở khắp nơi như công viên, đình chùa, khuôn viên các công trình văn hóa, sân vườn biệt thự, tiểu cảnh… Cây được trồng thành hàng hay trồng kết hợp với các loại cây trồng viền, cây cỏ nền tạo cảnh quan xanh thu hút người chiêm ngưỡng.
Nhiệt độ thích hợp trồng cây Tùng La Hán
Tùng La Hán là cây thân mộc nên có thể chịu hạn tốt, thích nhiệt độ nóng ẩm từ 18-25oC. Tuy nhiên Tùng La Hán là loài cây chịu lạnh kém nên vào mùa Đông lá thường cằn cỗi.
Đất trồng cây Tùng La Hán
Trồng cây Tùng La hán có thể thích hợp ở nhiều loại đất khác nhau nhưng nên trồng trên đất thịt để khi bứng cây không bị rã bầu. Thành phần đất trồng cũng có thể lựa chọn là mụn dừa và trấu. Khi dưỡng cây con trong bầu có thể trộn thêm phân hữu cơ đã oai mục, với tỉ lệ 20-30% phân hữu cơ, 30% vỏ trấu, 40-50% sơ dừa.
Kỹ thuật trồng cây Tùng La Hán
Nói về kỹ thuật trồng cây Tùng La Hán bạn có thể áp dụng theo phương pháp gieo hạt hoặc chiết cành và giâm cành. Nếu dùng phương pháp giâm cành trong bầu sẽ rất thuận tiện cho việc chăm sóc. Cành giâm trong giai đoạn vườn ươm phải đạt độ cao 15 – 20 cm, đặt cây trong bóng râm 30 – 45 ngày, sau đó có thể đưa ra nắng. Khi cây được 80cm trở lên mới đem trồng xuống đất.
Còn đối với phương pháp gieo hạt. Bạn chỉ cần đợi tới khi quả chín đỏ, tức là thời điểm hạt đã già. Tiến hành lấy quả và gieo toàn bộ số hạt vào trong một khay đất mịn được chuẩn bị từ trước. Sau đó để vào nơi râm mát, giữ ẩm thường xuyên. Sau khi gieo hạt được khoảng từ 1-2 tháng, tùng la hán bắt đầu phát triển thành cây con. Bạn chỉ cần chờ đợi cho cây cứng cáp và đánh ra ngoài trồng. Bạn có thể gieo hạt Tùng quanh năm nhưng thích hợp nhất vào đầu mùa Xuân.
Cách chăm sóc cây Tùng La Hán
Do là cây ưa sáng nên nếu trồng trong nhà cần phải cho cây ra nắng thường xuyên để cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Cây có khả năng chịu hạn, nhưng nên cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết để cây phát triển tốt. Có thể phun bổ sung phân bón lá nhưng nên nhớ không tưới phân khi cây đang ra đọt.
Phòng trừ sâu bệnh
Trong quá trình trồng cây Tùng La Hán cần phải chú ý tới 2 loại sâu đó là rầy mềm và sâu vẽ bùa. Chúng tấn công khi cây vừa ra đọt non. Để phòng trừ cần phải ngắt hết lá đã có hiện tượng úa, héo hay sâu ăn lá sau đó tiến hành phun bằng thuốc đặ trị theo sự hướng dẫn.
Cách tạo thế bonsai cho cây Tùng La Hán
Để có thể tạo tán và thế đẹp cho cây Tùng La Hán đầu tiên hãy làm sạch bằng cách ngắt bỏ mọi đọt lá nhỏ xuất hiện từ thân của cành tùng, kể cả các lá già và toàn bộ những chi thứ chúi đầu hướng xuống đất. Hãy tỉa làm sao để nhìn cây Tùng có độ thoáng chỉ giữ lại những chi khỏe mạnh
Bước tiếp theo la tiến hành bấm ngọn. Trước khi bấm ngọn, bạn thấy những đọt non vọt tương đối mạnh mẽ. Bạn hãy bấm bỏ những ngọn vượt này cho tới vùng biên của lá. Nên nhớ khi cây Tùng không ra đọt không nên cắt tỉa vì như vậy có nghĩa là Tùng đang phát triển không tốt. Nếu cây chưa phát triển mạnh mà uốn tỉa sẽ lại càng yếu.
Khi cành đã được gọn sạch tiến hành buộc dây. Thông thường người ta sẽ dùng cỡ dây khoảng 1,5 mm khắp các chi thứ của cành Tùng. Nhờ xếp chi tỏa đều, những điểm phát tán của ngọn chi thứ trong cành sẽ có đủ điều kiện để phát triển tốt.
Do đặc điểm sinh lý của cây Tùng là lá phải ngửa hứng sương mới phát triển khỏe mạnh được. Do đó bạn sẽ phải nắn vuốt làm sao cho mọi lá của cây đều hướng lên trời để cây tùng bonsai có thể phát triển bình thường được.
Trên đây chỉ là các bước kỹ thuật trồng cây Tùng La Hán bonsai cơ bản nhất. Nếu muốn thực hiện thành công cần trang bị thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm của giới chơi cây cảnh để áp dụng hiệu quả.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!