Cách Ủ EM Tỏi Nuôi Tôm Khỏe Mạnh

Là một loại kháng sinh của tự nhiên có tác dụng cực kỳ mạnh, thì rất nhiều người đã thực hiện chữa bệnh cho tôm bằng tỏi và đạt được kết quả tốt. Đây là việc làm sẽ giúp cho tôm có được năng suất thu hoạch lớn cùng chất lượng cao. Cùng BSF Smart Farm tìm hiểu nhé.

Kỹ Thuật Sử Dụng EM Tỏi Trong Nuôi Tôm

Đặc Điểm Kháng Sinh Của Tỏi Trong Nuôi Tôm

– Tỏi có chứa Allin – một axit hữu cơ, khi bị đập dập sẽ kết hợp với Allicinase có trong tỏi để tạo thành Allicin. Allicin có khả năng kháng khuẩn và nấm. Chất Allicin có khả năng kháng khuẩn bằng 1/5 thuốc Peniciline và bằng 1/10 thuốc Oxytetracycline. Tỏi cũng có công hiệu để trị bệnh sán, giun kim, các bệnh nấm,…Cơ chế tác động của Allicin là gây ức chế quá trình tổng hợp protein, DNA và RNA làm chậm quá trình sinh trưởng của vi sinh vật. Trong tỏi còn chứa Diallyl Disulfide – chất này không những mạnh hơn nhiều hai dòng kháng sinh thường đang dùng trong nuôi trồng thủy sản là Erythromycin, Ciprofloxacin mà còn có tác dụng nhanh hơn. Ngoài khả năng kháng khuẩn, tỏi còn có công hiệu trị các bệnh nấm.

Sử dụng tỏi trong điều trị bệnh không những hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, nó còn hạn chế hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn. Lợi thế lớn nhất của việc sử dụng tỏi như là một loại thảo mộc đó là chi phí thấp, tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Ưu điểm nữa của việc sử dụng tỏi đó là dễ tìm hoặc bà con có thể tự trồng được. Tỏi là một loại thuốc nam được dùng nhiều trong điều trị bệnh thủy sản. Tỏi có tác dụng trong việc phòng trị bệnh đường ruột cho tôm.

Nuôi Tôm Và Trị Bệnh Cho Tôm Bằng EM Tỏi BIO ST

Việc chữa bệnh cho tôm bằng tỏi là phương pháp thường thấy bởi đây là một loại thuốc nam, chúng sẽ phòng hoặc trị các bệnh đường ruột có ở tôm. Cho dù được nuôi ở môi trường nước ngọt, mặn hay lợ thì vi khuẩn cũng sẽ bị phân lập nếu như dùng tỏi. Từ khả năng này mà tôm sẽ có thể phát triển mạnh mẽ, đem tới sản lượng tốt hơn so với thông thường.

Thêm nữa là tỏi cũng sẽ kích thích cho tôm phát triển hệ miễn dịch tự nhiên, tăng cường khả năng kháng khuẩn và các loại nấm hay virus. Nếu có thể sử dụng tinh dầu tỏi thì các chỉ số về tiểu cầu, bạch cầu, hồng cầu trong tôm sẽ tăng lên. Vậy là tỏi có thể được sử dụng giống như là kháng sinh, trị liệu hóa học đối với tôm tương đương với các loại thuốc khác.

Chữa bệnh cho tôm bằng tỏi cũng mang theo khả năng ức chế, hay thậm chí là kháng lại được những ký sinh trùng, vi khuẩn và virus gây bệnh ở tôm, tăng cường miễn dịch cho những thủy hải sản nói chung và tôm nói riêng. Đây là nguyên liệu giá rẻ, dễ tìm kiếm xung quanh với tác dụng tốt, trở thành phương pháp phổ biến trong những trại tôm.

Cách Dùng Tỏi Cho Tôm Truyền Thống

  • Chữa bệnh cho tôm bằng tỏi không pha trộn cực kỳ dễ dàng, bởi allicin trong tỏi sẽ xuất hiện mỗi khi được đập nát, cho nên chúng ta nghiền tỏi ra là được. Thế nhưng allicin cũng rất nhanh biến mất bởi chúng không bền tại môi trường xung quanh, chính vì thế mà không nên nấu tỏi bởi nhiệt độ tăng khiến tác dụng của tỏi bị giảm bớt, dẫn tới hiệu quả không được như mong muốn.
  • Thêm nữa là kết hợp với rượu trắng thì tỏi cũng không có thêm tác dụng nào khác như nhiều người vẫn hiểu nhầm. Công việc của các bạn đơn giản là sử dụng tỏi để xay nhuyễn ra và trộn với thức ăn hàng ngày của tôm là được. Tỷ lệ tốt nhất để pha trộn thức ăn cùng tỏi là 400g tỏi/1 tạ thức ăn.
  • Tuy nhiên có một lưu ý đó là trong tỏi allicin cũng là thành phần khiến tôm bị rối loạn tiêu hóa khi đang đói, bởi vậy mà không nên cho tôm ăn tỏi khi đói. Tốt nhất là các bạn chỉ nên cho tôm ăn tỏi vào bữa ăn cuối trong ngày mà thôi. Đây là tác dụng phụ từ tỏi, không có hậu quả gì quá nghiêm trọng nhưng tốt nhất vẫn nên né tránh.

Nuôi Tôm Hiệu Quả Nhờ EM Tỏi

Việc chữa bệnh cho tôm bằng tỏi và có kết hợp cùng một số chế phẩm sinh học sẽ giúp cho quá trình điều trị vi khuẩn được tăng cường. Thông thường thì tỏi cũng có thể sẽ diệt luôn những vi khuẩn có lợi, dùng chế phẩm sinh học có thể khắc phục nhược điểm này. Giữ lại vi khuẩn có lợi sẽ tăng cường được sự phát triển của tôm trong ao.

Ủ tỏi với men vi sinh để có được dung dịch EM-Tỏi trộn vào thức ăn vừa tăng sức đề kháng vừa giúp hệ tiêu hóa tôm ổn định.

Cách Ủ Em Tỏi Cho Tôm Ăn

Chuẩn bị ủ nguyên liệu

  • Tỏi bóc vỏ, dập nát hoặc xay nhuyễn: 5kg
  • Mật rỉ đường: 2 lít hoặc có thể thay thế bằng đường vàng.
  • 0.5 Kg Chế Phẩm Vi Sinh Ủ Tỏi BIO ST và 50g phụ gia
  • Nước sạch: 30 lít
  • Chuối chín bóc vỏ, bóp nhuyễn: 20 quả

Cách ủ đạt hiệu quả nhanh nhất

  • Đảo đều tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên
  • Đậy chặt kín ủ trong thùng ủ sau 4 ngày là sử dụng được
  • Sản phẩm thu được là chế phẩm EM tỏi BIO ST sử dụng cho tôm, cá rất hiệu quả
  • Ủ 5kg tỏi thu được 35 lít chế phẩm EM Tỏi BIO ST

Cách dùng chế phẩm EM Tỏi BIO ST cho tôm ăn

  • Ủ với cám cho tôm ăn: 50ml Chế Phẩm EM Tỏi cho 1kg thức ăn.
  • Tạt ao tôm: tạt 5 lít Chế Phẩm EM Tỏi cho 1000m3.
  • Định kì khoảng 7-10 ngày bổ sung EM Tỏi vào thức ăn 1 lần.
  • Nếu để trị bệnh thì tăng liều lượng lên gấp đôi và bổ sung liên tục.

Trị Bệnh Cho Tôm Nhờ EM Tỏi BIO ST

Tôm nổi đầu do khí độc

Trong trường hợp này, các bạn chỉ cần sử dụng khoảng 20 lít nước từ ao nuôi tôm và pha cùng với khoảng 2 lít chế phẩm EM Tỏi BIO ST, sau đó tạt đều trở lại vào ao nuôi lúc mà tôm nổi đầu. Các dàn quạt cần bật lên và chạy hết công suất.

Tôm mòn đuôi và cụt râu

Lúc này thì các bạn sẽ cần phải xử lý nước ở trong ao tôm. Thông thường thì sẽ cần dùng khoảng 50 lít chế phẩm EM Tỏi BIO ST cho 1000m2 nước, hãy thực hiện cách này khoảng 3 lần trong 1 tuần. Ngoài ra thì cũng có thể trộn vào 10kg thức ăn khoảng 2 lít EM Tỏi BIO ST để ủ trong 4-6 giờ và cho ăn theo tỷ lệ 1kg thức ăn/100,000 tôm giống trong 1 ngày.

Tôm bị đóng rong tảo

Khi tôm trong ao bị đóng rong hoặc tảo, các bạn nên dùng khoảng 4 lít EM Tỏi BIO ST đối với 1000m2 ao. Liên tục áp dụng trong 5 ngày và vào buổi sáng để khắc phục tình trạng. Trong trường hợp nếu pH bị thấp hoặc tảo chết quá nhiều thì có thể phải dùng cả vôi để cân bằng lại độ pH.

Tôm nổi đầu do khí độc

Trong trường hợp này, các bạn chỉ cần sử dụng khoảng 20 lít nước từ ao nuôi tôm và pha cùng với khoảng 2 lít chế phẩm EM Tỏi BIO ST, sau đó tạt đều trở lại vào ao nuôi lúc mà tôm nổi đầu. Các dàn quạt cần bật lên và chạy hết công suất.

Tôm mòn đuôi và cụt râu

Lúc này thì các bạn sẽ cần phải xử lý nước ở trong ao tôm. Thông thường thì sẽ cần dùng khoảng 50 lít chế phẩm EM Tỏi BIO ST cho 1000m2 nước, hãy thực hiện cách này khoảng 3 lần trong 1 tuần. Ngoài ra thì cũng có thể trộn vào 10kg thức ăn khoảng 2 lít EM Tỏi BIO ST để ủ trong 4-6 giờ và cho ăn theo tỷ lệ 1kg thức ăn/100,000 tôm giống trong 1 ngày.

Tôm bị đóng rong tảo

Khi tôm trong ao bị đóng rong hoặc tảo, các bạn nên dùng khoảng 4 lít chế phẩm EM Tỏi BIO ST đối với 1000m2 ao. Liên tục áp dụng trong 5 ngày và vào buổi sáng để khắc phục tình trạng. Trong trường hợp nếu pH bị thấp hoặc tảo chết quá nhiều thì có thể phải dùng cả vôi để cân bằng lại độ pH.

Lưu ý khi chữa bệnh cho tôm bằng tỏi

Khi tiến hành chữa bệnh cho tôm bằng EM tỏi, có những điều mà chúng ta nên thực hiện, cũng như là một số hành động cần phải tránh né.

Những điều nên làm

  • Nên trộn thức ăn cùng EM tỏi cho tôm ăn càng sớm càng tốt, bởi vì allicin sẽ biến mất rất nhanh trong môi trường. Sau khi đập dập hãy trộn hay hòa với thức ăn/ chế phẩm rồi cho ăn ngay.
  • Đối với mỗi trường hợp bệnh lý của tôm khác nhau thì liều lượng dùng tỏi cho tôm cũng khác nhau. Để làm được như vậy thì các bạn cần hiểu biết nhất định về lĩnh vực nuôi tôm.
  • Có các trường hợp mà trong 1 tháng các bạn chỉ nên cho tôm ăn EM tỏi vài ngày mà thôi, thế nhưng các ngày này lại không được trải đều mà ăn thành đợt, ví dụ như mòn vỏ, phân trắng.
  • Bởi vì tỏi cũng là kháng sinh, cho nên nó có thể diệt luôn cả vi khuẩn có lợi. Để khắc phục tình trạng này thì hãy kết hợp với chế phẩm sinh học có trên thị trường.

Những điều nên tránh

  • Không nên nấu chín tỏi rồi mới cho tôm ăn, bởi vì khi nhiệt độ tăng cao thì hoạt chất có trong tỏi sẽ mất đi tác dụng.
  • Không nên ngâm tỏi trong rượu trắng, bởi thực tế thì việc này không có thêm bất cứ tác dụng nào khác cả.
  • Không nên cho tôm ăn quá nhiều tỏi hoặc là ăn khi đói, bởi có thể nó sẽ khiến tôm bị rối loạn hệ tiêu hóa đường ruột.

Video Cách Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học Trong Nuôi Tôm

Video Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú Ăn Bột Tỏi

Video Hướng Dẫn Ủ Men Tỏi Chữa Bách Bệnh Cho Tôm Cá