Cách trồng lan ngọc điểm mới mua về

Đại diện Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hoa Lan Đồng Nai (Hoa Lan Đồng Nai) – đơn vị chuyên cung cấp hoa, cây cảnh tại TP.HCM chia sẻ những bí quyết để trồng lan ngọc điểm tại nhà thành công.

Những lưu ý khi lựa chọn cây giống

Để có một giò lan phát triển khỏe mạnh, bước quan trọng đầu tiên là chọn giống lan. Theo đại diện Hoa Lan Đồng Nai, lan ngọc điểm rừng thường có 2 loại giống: lan bóc rừng và bóc trụ.

Loại bóc rừng có bề ngoài không được đẹp về lá và thân, do quá trình tách bóc, di chuyển từ rừng đến tay người mua. Loại bóc trụ tức là đã được nhà vườn ghép vào trụ thuần dưỡng, lấy giống rồi bán trên thị trường. Loại này thường đẹp mã, lá tròn dài, xanh bởi được cấy dưỡng trong điều kiện chăm sóc của nhà vườn.

{keywords}

Nếu vườn nhà gia chủ rộng rãi, thoáng mát có thể mua lan bóc trụ về trồng. Nếu không có thể chọn loại bóc rừng; vì nhờ đặc tính tự nhiên, lan sẽ thích nghi nhanh với vườn nhà, giúp cây phát triển tốt hơn.

Đối với lan ngọc điểm Thái, việc chọn giống đơn giản hơn nhiều vì đã được các nhà vườn chăm cho ra rễ.

Trồng và chăm sóc lan ngọc điểm

Sau khi chọn giống lan tốt, người trồng cần chú ý về những yếu tố khác để lan sinh trưởng tốt như ở nhà vườn.

Chọn giá thể

Cây khi mới mang về cần đặt ở nơi thoáng mát, nhằm giúp cây quen với môi trường và khí hậu tại nhà. Tiếp đến, người trồng cắt rễ và lá hỏng, bỏ đi, ngâm lan 3 tiếng vào dung dịch kích rễ và treo ngược gốc lan lên.

Sau 15 – 30 ngày, người trồng có thể ghép gốc vào giá thể gỗ, vào cây, hoặc cho vào rọ.

Với giá thể gỗ, nên chọn giá thể gỗ lũa vì có độ bền cao, không bị hỏng mối mọt. Tuy nhiên, người trồng nên tránh dùng loại gỗ lũa có tinh dầu như: thông, gió bầu. Bên cạnh đó, giá thể gỗ vải, nhãn, vú sữa… khá phổ biến bởi ưu điểm dễ kiếm, khả năng chống nấm mốc tốt, dễ dàng để ghép lan vào.

{keywords}

Đại diện Hoa Lan Đồng Nai lưu ý, dù người trồng quyết định chọn loại giá thể nào, vẫn nên xử lý, ngâm giá thể vào nước vôi trong để tránh ẩm mốc và sâu bệnh lây lan về sau.

Trồng và tưới nước

Mùa phát triển của lan ngọc điểm là từ tháng 6 đến tháng 11. Người trồng nên chọn thời điểm này để cấy ghép cây vào giá thể, sẽ giúp cây nhanh phục hồi và không mất sức, kích thích rễ phát triển.

Khi ghép gốc lan vào giá thể gỗ đã được đục lỗ, để cây không bị lung lay, ảnh hưởng đến phần rễ, người trồng nên cho một chút sơ dừa vào gốc. Người trồng không được trồng vào giá thể đất, chỉ nên sử dụng hỗn hợp đất trồng lan đặc biệt.

{keywords}

Nước tưới lan phải sạch, nên dùng bình nước có vòi dài, mảnh tưới vào bóng gốc hay giá thể; không nên tưới vào buổi tối để tránh gây thối rễ, cây nhiễm bệnh.

Bên cạnh đó, lan ngọc điểm là loại ưa sáng 60%. Người trồng không nên đặt cây vào nơi quá rợp bóng hay gắt nắng vì có thể làm bỏng lá, bộ rễ kém phát triển, cây yếu, khó ra hoa.

Phòng tránh sâu bệnh

Lan ngọc điểm có khả năng “chống lại” các loài sâu bệnh cao. Tuy nhiên, khi cây đặt ở nơi nắng gắt, lá bị bỏng, sẽ dẫn đến việc bị nấm và virus xâm nhập.

Vì thế, người trồng cần sử dụng các loại thuốc phòng, trị bệnh cho lan như: Booc Đo, Tilt Super… pha cùng phân, phun vào mùa khô 1 tháng/lần, mùa mưa 2 tuần/lần. Không những vậy, người trồng có thể dùng các loại phân bón đặc biệt dành cho hoa lan với liều lượng thấp, để nồng độ muối cao trong phân không tích tụ vào giá thể gây chết cây.

{keywords}

Bên cạnh đó, người trồng cần dọn sạch cỏ trong vườn nhà và dưới giàn lan hàng tháng, khơi thông nước đọng, thường xuyên loại bỏ thân cây héo và khô.

Tìm hiểu thêm về lan ngọc điểm, cách chăm sóc lan tại website: https://hoalandongnai.vn

Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hoa Lan Đồng Nai

Địa chỉ: 71/24A Trịnh Đình Trọng, phường Phú Trung, quận Tân Phú, TP.HCM

Hotline: 0329.028.744

Lệ Thanh