Tìm hiểu về cây Lan Kiếm Xanh Huế – Những điều bạn chưa biết

I. Giới thiệu về cây lan Kiếm xanh Huế

  • Tên thường gọi: Cây lan Kiếm xanh Huế
  • Tên gọi khác: Mỗi địa phương đặt cho cây những tên gọi khác nhau như Vàng Sài Gòn, Kiếm vàng Quảng Bình, Tứ thời…
  • Tên khoa học: Cymbidium finlaysonianum alba
  • Họ thực vật: Cây thuộc họ Phong Lan (Orchid)
  • Nơi sống: Cây mọc thành khóm trên đá, trên cây mục trong rừng nhiệt đới ẩm
  • Nguồn gốc, xuất xứ: Cây được tìm thấy riêng ở Huế – Việt Nam
  • Tuổi thọ: Hầu hết các loài phong lan rừng tự nhiên đều có tuổi thọ khá cao
  • Phân bố: Hiện nay, người trồng lan đã nhân giống cây rộng rãi ra các tỉnh, thành khác trong nước một cách hiệu quả bằng những kinh nghiệm vốn có của họ.
Hoa lan kiếm xanh huế
Cây được tìm thấy riêng ở Huế – Việt Nam

II. Đặc điểm của cây lan Kiếm xanh Huế

  • Hình dáng bên ngoài: Lan kiếm xanh Huế thường mọc thành khóm, thân cây có màu xanh đậm hoặc đôi khi xanh ngả vàng là do khí hậu của từng vùng. Có một số cây lại có những sọc trắng mờ chạy dọc trên thân tạo nét đặc biệt cho cây.
  • Kích thước: Thân cây rất ngắn chỉ khoảng 5 – 15cm, hầu như không có thân rõ ràng, thân có thể dài hay ngắn cũng một phần do chế độ chăm sóc và khí hậu của từng vùng.
  • Lá: Lan kiếm xanh huế tự nhiên có bộ lá khá to bản rộng khoảng 3 – 6cm, dày màu xanh đậm, dài từ 40 – 60cm, có đường rãnh chạy dọc chính giữa lá, hai mép lá hơi cúp lại có dạng hình chữ V. Lá cây lan kiếm có bẹ thường ôm trọn cả thân cây.
  • Hoa: Hoa của lan kiếm xanh Huế thường nở rải rác quanh năm kéo dài từ tháng 3 – 11 hàng năm. Hoa mọc theo từng chùm trên một cuống dài từ 20 – 40cm buông rủ xuống, mỗi chùm có khoảng trên dưới 30 bông hoa.
  • Hoa lan kiếm rừng có 5 cánh màu xanh ngọc kết hợp với 3 thùy lưỡi hoa gập màu trắng tinh khôi cùng với sự phân bố hoa không đều ở đoạn cuống đầu tiên đã tạo nên nét đặc trưng riêng có của loài hoa này. Thời gian hoa bung nở thường ngắn khoảng 5 – 7 ngày rồi tàn, ở những nơi mát mẻ có thể giữ được lâu hơn khoảng vài ngày.
  • Đối với lan kiếm xanh được trồng ở vùng miền khác có nhiều nắng và chế độ chăm sóc khác nhau, lá sẽ ngả vàng hơn và hoa cũng vàng hơn.
  • Rễ: Kiếm xanh Huế có bộ rễ chùm giúp chúng bám chắc vào các vật thể nơi nó sống và giá thể nhân tạo. Chúng hút chất dinh dưỡng tốt nhất nuôi các bộ phận khác của cây, phần đầu rễ thường thiếu ánh nắng có màu trắng hoặc màu trắng tím, thân rễ màu trắng ngà.
Tìm hiểu về cây hoa lan kiếm xanh huế
Thân cây có màu xanh đậm hoặc đôi khi xanh ngả vàng là do khí hậu của từng vùng.

III. Tác dụng của cây lan kiếm xanh Huế

Cây hoa lan kiếm xanh Huế tự nhiên có màu sắc riêng biệt nên được nhân giống rộng rãi để làm cảnh, trang trí nhưng vẫn phải đảm bảo đủ các yếu tố tự nhiên thì hoa mới nở đúng màu sắc riêng có của nó.

Cây được trồng trong giỏ treo ở những nơi thoáng mát như hiên nhà ở, ban công, sảnh, quầy lễ tân của các công ty, quán ăn, quán hát… Mang đến không gian trong lành, xanh mát lại vừa mang thông điệp giúp mỗi chúng ta thêm yêu thiên nhiên hơn.

Tác dụng của cây hoa lan kiếm xanh huế
Cây hoa lan kiếm xanh Huế tự nhiên có màu sắc riêng biệt nên được nhân giống rộng rãi để làm cảnh

IV. Cách trồng và chăm sóc cây lan kiếm xanh Huế

1. Cách trồng cây

Bạn có thể mua sẵn cây lan kiếm xanh Huế ở các cửa hàng hoa để tiện chăm sóc. Nếu có điều kiện tìm được cây rừng bạn cần làm những bước sau:

– Bước 1: Chuẩn bị giá thể

Giá thể trồng cây cần phải qua xử lý để giảm mầm bệnh gây hại cho cây, có thể dùng đất thịt đen sạch ẩm ở những nơi không canh tác, trấu mục, sỏi nhẹ, vỏ thông…

– Bước 2: Tách cây

Việc tách cây ra khỏi khóm phải dùng bằng dao sắc bén đã khử khuẩn, cắt tận gốc rễ của mầm trên khóm mẹ. Lau sạch bộ rễ nếu có dính bẩn, loại bỏ rễ quá già có biểu hiện thâm đen, lá già dập nát sau đó bôi keo liền sẹo vào vết cắt cả ở mầm con và cả khóm mẹ tránh vi khuẩn xâm nhập. Phun thuốc chống nấm bệnh lên thân cây rồi trồng vào chậu mới.

– Bước 3: Trồng cây

Cho giá thể vào một nửa giỏ hoặc chậu, đặt thẳng cây để ngọn cây hướng lên trên, điều chỉnh bộ rễ sao cho tỏa đi xung quanh giỏ. Rồi cho phần giá thể còn lại vào giỏ, giữ cho gốc thật chắc, vùi gốc cây lan kiếm xanh cho chặt để không bị lung lay khiến cây bị đứt rễ.

Có thể trồng chìm thân dưới giá thể để cây hồi phục ổn định rồi mới bộc lộ gốc để làm nổi thân lên tránh tình trạng thối gốc do quá ẩm ướt.

2. Cách chăm sóc cây lan kiếm xanh Huế

  • Nước tưới

Sau khi trồng cây lan kiếm xanh Huế nên tưới nước ngay, những ngày sau tưới mỗi ngày một lần để cung cấp đủ độ ẩm cho cây sinh trưởng nhất là bộ rễ.

Khi cây hồi phục hoàn toàn rễ mọc dài chừng 3 – 5 cm, tưới phân bón lá pha với nước sạch giúp cây hấp thụ đủ dinh dưỡng nhất. Những ngày thời tiết nắng nóng cho cây vào chỗ mát, tưới ngày hai lần vào lúc sáng và tối nhưng không nên tưới quá đẫm.

Chăm sóc cây hoa lan kiếm xanh
Sau khi trồng cây lan kiếm xanh Huế nên tưới nước ngay
  • Ánh sáng và nhiệt độ, độ ẩm