Mang nhiều ý nghĩa phong thủy, lại là một cây thuốc quý nên cây ngũ gia bì đang được nhiều nhà phố ưa chuộng trồng chậu tại nhà. Bạn đã biết ý nghĩa phong thủy, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây ngũ gia bì trong chậu tại nhà chưa, cùng Nông nghiệp phố tìm hiểu nhé.
1. Đặc điểm cây ngũ gia bì
Tên khoa học cây ngũ gia bì là Schefflera heptaphylla, ở Việt Nam cây ngũ gia bì còn được gọi bằng nhiều tên như ngũ gia bì chân chim, chân chim bảy lá, chân chim hoa trắng, đáng, lằng, sâm nam, chân vịt, thích gia bì, xuyên gia bì.
Cây ngũ gia bì thường được biết đến như một loại xạ hương, có mùi gần giống như cây bạc hà. Loài này phân bố rộng rãi ở Việt Nam, vùng khí hậu nóng ẩm, vì vậy bạn có thể trồng và chăm sóc cây ngũ gia bì trong chậu tại nhà.
Cây ngũ gia bì là cây thân gỗ, có kích thước nhỏ đến trung bình, tùy vào vị trí trồng và cách chăm sóc mà cây có thể cao từ 30cm – 2m. Lá ngũ gia bì dạng lá kép chân vịt, mọc so le, gồm 6 – 8 lá chét.
Hoa cây ngũ gia bì kết thành từng chùm, mọc ở kẽ lá hay đầu cành, hoa nhỏ, màu trắng, nở từ mùa thu đến đầu đông, sau đó kết quả. Quả mọng, hình cầu, bên trong có từ 6 – 8 hạt.
2. Cây ngũ gia bì có mấy loại
Hiện nay cây ngũ gia bì có 3 loại chính là cây ngũ gia bì cẩm thạch, cây ngũ gia bì hương và cây ngũ gia bì gai.
Ngũ gia bì gai ở phần mép lá có xuất hiện rất nhiều gai. Ngũ gia bì hương hay còn có tên gọi khác là tế trụ gia bì, được xếp vào danh sách dược liệu quý cần được bảo tồn.
Có lẽ ngũ gia bì cẩm thạch là phổ biến nhất, với phần lá có màu sắc đẹp, trên cùng 1 cuống lá có thể xen lẫn lá màu xanh và màu vàng, rất được ưa chuộng đặt trong nhà, phòng khách, bàn làm việc…
3. Cách nhân giống cây ngũ gia bì
Cây ngũ gia bì có thể được trồng và nhân giống bằng cách gieo hạt, giâm cành và chiết cành.
a. Cách trồng cây ngũ gia bì bằng hạt giống
Hạt giống ngũ gia bì bạn có thể thu hoạch từ quả, mỗi quả sẽ có 6 – 8 hạt. Tuy nhiên cây ngũ gia bì chủ yếu được trồng bằng cành vì cây cảnh ngũ gia bì thường rất khó ra hoa.
b. Cách chiết cây ngũ gia bì
Cây ngũ gia bì vẫn có thể được nhân giống bằng phương pháp chiết cành, tuy nhiên không được phổ biến bằng phương pháp giâm cành vì giâm cành dễ thực hiện và tiện lợi hơn nhiều.
Để chiết cây ngũ gia bì, bạn chọn cành khỏe mạnh, sau đó khoanh vỏ, đắp bầu đất và chờ cành ra rễ thì cắt rồi trồng vào chậu.
c. Cách giâm cành cây ngũ gia bì
Để giâm cành cây ngũ gia bì bạn chỉ cần thực hiện vài bước đơn giản. Đầu tiên bạn chọn cành giâm là cành không quá non, không quá già, dài khoảng 20cm – 30cm, trên cành giâm cần có ít nhất 3 – 4 mắt để cây có thể nảy mầm tốt.
Sau đó bạn dùng dao, kéo chuyên dụng đã được khử trùng cắt cành giâm đi và tỉa bỏ hết lá, rồi ngâm phần gốc của cành giâm vào trong nước đã pha phân bón kích rễ như N3M, Atonik, Dekamon, Root 2, Bimix Super Root…
Ngâm cành giâm trong 20 – 30 phút. Trong lúc này bạn chuẩn bị giá thể giâm cành. Bạn có thể sử dụng 100% giá thể mụn dừa, giá thể Peatmoss hoặc bạn trộn theo tỷ lệ 3 đất sạch : 3 phân trùn quế : 2 giá thể mụn dừa : 2 giá thể trấu hun.
Sau 20 – 30 phút ngâm thì mang cành cây ra ươm vào bầu đất đã chuẩn bị sẵn sao cho phần thân trồng xuống sâu khoảng 7cm – 10cm. Đặt cành giâm ở nơi râm mát, thông thoáng và tưới nước đều đặn cho đất trồng đủ ẩm.
Sau 15 – 20 ngày giâm, cây có thể ra rễ và nảy mầm mới. Khi cây đủ cứng cáp, bạn đem trồng vào chậu lớn, bạn cũng có thể ghép những cây nhỏ này lại thành bụi cây lớn.
4. Cách trồng cây ngũ gia bì trong nhà
Khi trồng cây ngũ gia bì trong nhà, bạn có thể trồng thổ canh hoặc thủy canh đều được.
a. Trồng cây ngũ gia bì trong đất
Đất trồng cây ngũ gia bì bạn nên chọn đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, khả năng giữ nước và thoát nước tốt. Bạn có thể phối trộn đất theo công thức 3 đất sạch trồng cây : 3 phân trùn quế : 2 giá thể trấu hun : 2 giá thể mụn dừa.
Nhưng với đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên cho hoa, cây kiểng, cây con được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong 60 ngày sau trồng mà bạn không cần phải phối trộn thêm bất cứ thành phần nào, việc trồng cây ngũ gia bì trong nhà sẽ vô cùng tiện lợi và nhanh chóng.
Sau khi đã chuẩn bị đất xong, bạn tiến hành cho đất vào chậu trồng, trải đều, đất mặt cách miệng chậu 3cm – 5cm. Sau đó đặt cây con vào rồi lấp đất lại và tưới giữ ẩm 1 – 2 lần/ ngày.
Khi đã trồng xong, bạn có thể sử dụng các chế phẩm kích rễ như N3M, Vitamin B1, kích rễ Bimix Super Root, Roots 2… còn dư lúc giâm cành để phun tưới cho cây con giúp kích thích cây phát triển nhanh.
b. Trồng thủy sinh cây ngũ gia bì
Với cách trồng ngũ gia bì thủy sinh, bạn cần chọn cây con khỏe, có bộ rễ đẹp, không sâu bệnh. Bình trồng thủy sinh bạn nên chọn bình thủy tinh, vừa đẹp mà lại giúp bạn quan sát sự phát triển của bộ rễ một cách dễ dàng.
Đầu tiên, bạn rửa sạch bộ rễ cho hết đất, cắt tỉa những rễ bị đứt, thối, sâu bệnh. Sau đó bạn đổ dung dịch dinh dưỡng thủy sinh đã pha sẵn vào bình rồi cho cây con vào. Một số dung dịch thủy sinh như Hydroponic, Bio-Life…
Nếu cây không thể đứng cố định trong bình, bạn có thể cắm thân cây vào giỏ nhỏ để cố định thân cây. Sau khoảng 15 ngày thì bộ rễ sẽ phát triển tốt, thay dung dịch thủy sinh 1 lần/ tuần.
5. Cách chăm sóc cây ngũ gia bì
Cây ngũ gia bì ưa bóng bán phần vì vậy bạn cần đặt cây ở vị trí có đủ ánh sáng nhưng tránh để cây trực tiếp dưới ánh nắng gay gắt vào buổi trưa. Hàng ngày, bạn nên cho cây phơi nắng khoảng 4 giờ hoặc 1 – 2 lần/ tuần.
Cây ngũ gia bì không chịu được quá nóng hoặc quá lạnh, ngưỡng nhiệt độ thích hợp từ 20 – 30 độ C, nếu nhiệt độ quá thấp dưới 10 độ C cây ngũ gia bì sẽ bị rụng lá.
Ngũ gia bì là cây ưa nước, nếu trồng cây ngoài trời, tưới 1 lần/ ngày, nếu trồng trong nhà thì 2 lần/ tuần, giữ độ ẩm đất ở mức 75%, tưới lại khi thấy đất đã khô, tránh để đất ẩm lâu sẽ tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn phát triển.
Sau khi trồng 10 – 15 ngày, bạn có thể sử dụng một số loại phân hữu cơ như trùn quế viên, phân gà, phân dê… để bón thúc cho cây. Đồng thời, 15 – 20 ngày/ lần bón luân phiên thêm các loại NPK như 20-20-15, 30-10-10, 20-20-20… trong suốt vòng đời của cây.
Cây ngũ gia bì trồng chậu trong nhà đôi khi sẽ bị rầy tấn công vào thời điểm cây ra lá non. Vì vậy, trước khi cây bắt đầu ra lá non bạn cần vệ sinh nơi trồng, di chuyển chậu cây đến nơi cao ráo và thoáng mát. Khi phát hiện rầy xuất hiện cần tiến hành phun trừ rầy bằng Dantotsu, Yamida…
6. Ý nghĩa cây ngũ gia bì
Vì lá có 5 thùy tương ứng với 5 nguyên tố trong ngũ hành, cây ngũ gia bì trong phong thủy tượng trưng cho sự sống đang sinh sôi nảy nở. Ngoài ra, cây ngũ gia bì trong phong thủy còn có ý nghĩa giúp gia chủ phát triển vững mạnh, tài vận thăng hoa, tiền tài vô lượng.
Vì là loại cây thường xanh, cây ngũ gia bì tương sinh cho mệnh mộc, hợp tuổi nào mang mệnh mộc. Bạn có thể đặt cây ngũ gia bì ở phòng khách, bàn lễ tân, bàn làm việc hay gần cửa sổ trong gia đình.
7. Tác dụng cây ngũ gia bì
Công dụng của cây ngũ gia bì rất nhiều, bạn có thể trồng cây ngũ gia bì vừa làm cây cảnh, cây để bàn không những có ý nghĩa về mặt phong thủy, tạo điểm nhấn xanh cho không gian sống, mà cây ngũ gia bì còn có tác dụng đuổi muỗi, thanh lọc không khí.
Bên cạnh đó, người ta còn dùng vỏ thân, lá cây ngũ gia bì ngâm rượu hoặc sắc thuốc chữa cảm lạnh thông thường, đau lưng, các bệnh về xương khớp, giúp an thần, chống suy nhược cơ thể và nâng cao hệ miễn dịch.
8. Cây ngũ gia bì có độc không
Thành phần hoá học chính là Saponin, tinh dầu, cây ngũ gia bì hoàn toàn không có độc và có thể trồng trong nhà. Vậy lá cây ngũ gia bì có ăn được không. Thực tế lá cây ngũ gia bì có thể làm rau ăn sống hoặc nấu canh với cá, thịt.
Tuy nhiên chỉ với các cây trồng ngoài sân vườn, to cao… còn cây trong chậu để bàn thì nên hạn chế.
⫸ Xem thêm: cách trồng hoa dâm bụt thái tại nhà
⫸ Xem thêm: ý nghĩa và cách trồng hoa thanh tú
⫸ Xem thêm: ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây kim ngân lượng
Hy vọng qua bài viết cách trồng và chăm sóc cây ngũ gia bì trồng chậu tại nhà, Nông nghiệp phố đã chia sẻ với bạn nhiều điều thú vị về cây ngũ gia bì. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết sau nhé.
Nông Nghiệp Phố – chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.
➤ Website: https://nongnghieppho.vn/
➤ Hotline: 0865 399 986
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!