Chắc hẳn ai cũng đã từng bị trầy xước vùng da quanh móng tay và trải qua cảm giác đau rát khó chịu ấy. Hiện tượng ấy được gọi là xước măng rô. Hãy cùng xem qua một vài cách để chữa trị hiện tượng phiền toái này nhé!
Xước măng rô (xước da quanh chân móng tay) có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, là một dấu hiệu phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn. Nhiều người thấy khó chịu sẽ dùng tay để dứt các sợi măng rô ra và làm tình trạng càng thêm trầm trọng. Hãy cùng xem qua một vài cách xử lý hiệu quả hơn khi gặp tình trạng này nhé!
1 Xước măng rô tây là gì?
Xước măng rô (hay còn gọi là xước móng rô) là hiện tượng vùng da xung quanh chân móng tay, móng chân bị xước thành từng sợi da nhỏ. Đây là một hiện tượng thường gặp, gây ra đau, rát, khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Đây là một hiện thượng thường gặp và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
2 Nguyên nhân xước măng rô tay?
Theo bác sĩ Phạm Thị Hồng Nhung (Bệnh viện Quốc gia Hà Nội), nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng xước măng rô là do cơ thể bị thiếu vitamin C và axit folic.
>> Dấu hiệu bạn đang thiếu Vitamin C cực kì nghiêm trọng
Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân chủ quan khác như công việc thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa (nước rửa chén, xà phòng,…). Hoặc do thói quen lấy khóe móng tay quá sát khi làm đẹp sẽ gây nên tình trạng da tay bị rách nham nhở. Cũng có thể là nguyên nhân bệnh lý như: Bệnh viêm da, nấm da, bệnh Eczema,… gây tổn thương phần da quanh móng tay, gốc móng tay, làm xuất hiện những đường gờ ngang dễ bị trầy xước.
Một số trường hợp thì có hiện tượng xước măng rô mỗi khi sắp tới kỳ kinh nguyệt, khi đó nội tiết buồng trứng tăng cao đột ngột dẫn đến hiện tượng giãn mao mạch, có khi còn gây mẩn ngứa da hoặc nổi mụn trên mặt. Thói quen cắn móng tay cũng là một trong những nguyên nhân khiến da tay hay bị xước măng rô.
Xước măng rô nhìn có vẻ khá đơn giản vì chỉ là một sợi da nhỏ. Tuy nhiên nếu xử lý không đúng cách thì sẽ khiến bạn cực kỳ đau đớn, nặng có thể gây chảy máu, mưng mủ, nhiễm trùng,…
3 Cách xử lý khi bị xước măng rô tay
Sử dụng kềm hoặc bấm móng tay
Cách xử lý đơn giản nhất để giải quyết tình trạng xước măng rô chính là sử dụng kềm hoặc bấm móng tay. Ngay khi phát hiện những sợi da xước, bạn nên dùng kềm hoặc bấm móng tay rồi bấm sát vào phần chân của sợi da đó. Lưu ý là cần vệ sinh đồ bấm móng tay sạch sẽ trước khi thực hiện nhé.
Bạn tuyệt đối không dùng tay để dứt ra vì có thể gây xước dài và sâu hơn. Tiếp theo, bạn cần làm giữ vệ sinh cho vết xước, tránh vi khuẩn xâm nhập gây sưng tấy hay nhiễm trùng.
Làm cho phần móng xước măng rô mềm hơn
Ngâm móng tay trong hỗn hợp gồm 2 muỗng dầu ô liu vào nước ấm trong khoảng 10 phút để loại bỏ tình trạng xước măng rô. Có thể ngâm tay sau đó dùng bấm móng tay để loại bỏ sợi măng rô, ngâm tây sẽ khiến da bạn mềm và dễ bấm hơn.
Dùng dầu vitamin E
Vitamin E có khả năng phục hồi làn da bị xước, bạn có thể sử dụng dầu vitamin E như một biện pháp điều trị bệnh móng tay xước măng rô hiệu quả nhất vì nó giúp dưỡng ẩm cho nền móng được mềm mại hơn. Để ngăn ngừa tình trạng xước măng rô, hãy nhỏ một vài giọt vitamin E lên nền móng sau khi cắt móng nhé
Mật ong
Mật ong là một hoạt chất dưỡng ẩm và duy trì độ ẩm tự nhiên tốt nhất. Thêm vào đó, mật ong có tính năng kháng khuẩn và chống viêm nhiễm, chống sưng rất tốt. Để xử lý xước măng tô, bạn có thể thoa mật ong nguyên chất lên phần da xung quanh móng và bọc lại trong khoảng vài tiếng đồng hồ.
Bổ sung vitamin C, axit folic
Những người thường bị chứng xước măng rô tay cần điều chỉnh chế độ ăn bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin C như: Dâu tây, mùi tây, rau cải, bưởi, cam, quýt,…
>> Đừng nghĩ chỉ có cam mới giàu vitamin C, các loại rau xanh cũng cực giàu loại vitamin này
Bổ sung các loại thực phẩm giàu axit folic như: Gan các loài động vật (lợn, gà, bò), các loại cá ,bông cải xanh, các loại rau có màu xanh thẫm,.. hoặc giá đỗ, mầm lúa gạo, mầm lúa mì,…
Loại bỏ thói quen cắn móng tay
Cắn móng tay không chỉ làm bệnh xước măng rô trầm trọng hơn mà đây còn là nguyên nhân của nhiều bệnh đường ruột khác như giun sán. Nếu bạn có thói quen này thì cần loại bỏ ngay lập tức nhé.
Móng tay là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn gây hại, cắn móng tay sẽ làm cho vi khuẩn càng có nguy cơ sinh sôi trong vòm họng và đường ruột.
Giảm tiếp xúc với các hóa chất
Khi cần phải tiếp xúc với hóa chất như rửa chén, bột giặt, hóa chất tẩy rửa,… cần mang các dụng cụ bảo hộ như găng tay, ủng cao su. Nếu có điều kiện hãy sử dụng các sản phẩm chuyên dụng dành cho vùng da này để dưỡng ẩm, đặc biệt là vào mùa đông.
>> Cách chọn nước rửa chén không hại da tay
>> Tự làm kem dưỡng da tay tại nhà, giúp da không bị khô
Còn nếu xước măng rô là theo thời kỳ kinh nguyệt thì các bạn gái không nên tác động nhiều do đây là nguyên nhân nội tiết nên cơ thể sẽ tự điều chỉnh. Sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt, các vết xước sẽ tự động khỏi, các tác động bên ngoài là thừa thãi và đôi khi có thể phản tác dụng. Thay vào đó hãy chăm chút và dưỡng ẩm da tay nhiều hơn một chút nhé!
Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu được xước măng rô là gì và cần làm gì khi bị xước măng rô. Hẹn gặp lại ở những bài viết sau nhé!
Chọn mua đồ chăm sóc móng chất lượng tại Bách hóa XANH nhé:
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!