Bạn có thể quan tâm: Làm gel lô hội tại nhà với công thức đơn giản không ngờ!
5. Rửa bằng oxy già – cách chữa chữa viêm nang lông tức thì
Bạn có thể tìm mua oxy già (hydrogen peroxide) ở bất kỳ hiệu thuốc nào gần nhà. Loại thuốc này giúp loại bỏ một số vi khuẩn và nấm gây viêm nang lông.
- Pha loãng oxy già với nước sạch, vô trùng hoặc sử dụng trực tiếp.
- Thoa hỗn hợp lên da bằng tăm bông. Bạn có thể sử dụng bình xịt nhỏ cho các khu vực lớn hơn.
- Để khô và thoa lại nếu cần.
- Tránh sử dụng oxy già trên những vùng da khỏe mạnh – bạn không muốn tiêu diệt vi khuẩn “tốt” trên da. Một số vi khuẩn còn giúp loại bỏ vi trùng gây nhiễm trùng như viêm nang lông.
6. Bôi kem kháng sinh
Kem, gel và thuốc mỡ kháng sinh không kê đơn có thể giúp làm sạch các vùng da bị viêm nang lông. Bạn nên tìm các loại kem kháng sinh chuyên dùng để bôi lên vết cắt và vết xước. Thoa kem bằng tăm bông sạch.
Kem bôi kháng sinh cũng có thể “quét” sạch những loại vi khuẩn có lợi trên da. Vì vậy, bạn không nên dùng quá nhiều kem kháng sinh và chỉ sử dụng khi cần thiết. Nó có thể quét sạch vi khuẩn “thân thiện” cho da và cơ thể.
7. Dùng kem chống ngứa để chữa viêm nang lông
Các loại kem dưỡng da chống ngứa chứa urea 5-10% giúp da dưỡng ẩm tốt hơn.
Retinoids cũng giúp làm dịu các triệu chứng viêm nang lông. Retinoids kích thích lớp tế bào da cứng và chết trên bề mặt bong ra, có thể được bác sĩ chỉ định dùng trong viêm nang lông do vi khuẩn. Lưu ý, bôi tại nhà nên bắt đầu từ nồng độ thấp. Bạn chỉ nên thoa một lớp mỏng lên vùng da bị viêm và nhớ rửa tay sau khi dùng.
8. Tránh dùng dao cạo
Một số loại viêm nang lông xảy ra khi cạo râu trên mặt, đầu hoặc cơ thể. Lí do là bởi dùng dao cạo có thể gây kích ứng da và làm hở các nang lông, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Bạn nên tránh cạo lông cho đến khi hết viêm. Nếu dùng dao cạo trên mặt, hãy dùng lưỡi còn sắc bén để đường đi trên da mượt mà hơn. Đừng quên làm sạch da trước và sau khi cạo với nước ấm.
9. Ngừng wax lông
Wax lông có thể làm nang lông mở ra quá nhiều, từ đó khiến lông mọc ngược và nhiễm trùng da. Thay vào đó, bạn có thể thử phương pháp tẩy lông khác như kem tẩy lông.
Bạn có thể quan tâm: Những sự thật về tẩy lông có thể bạn chưa biết
10. Chữa viêm nang lông với tinh dầu
Các nghiên cứu y học cho thấy một số loại tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm gây viêm nang lông.
Khi sử dụng, bạn không nên thoa trực tiếp tinh dầu lên da. Hãy pha loãng tinh dầu bằng cách thoa trộn thêm một vài giọt dầu nền hoặc kem dưỡng ẩm. Tinh dầu có tính kháng khuẩn mạnh, nếu sử dụng trực tiếp hoặc quá nhiều có thể gây kích ứng da.
Các loại tinh dầu có thể giúp điều trị nhiễm trùng da như:
- Dầu quế
- Dầu chanh
- Dầu đinh hương
- Dầu tràm trà
- Dầu hoa cúc
- Dầu bạch đàn
Tránh dùng tinh dầu nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú. Chúng có thể không an toàn cho trẻ sơ sinh.
Bên cạnh đó, hãy đảm bảo chọn mua tinh dầu từ thương hiệu uy tín và luôn thử kiểm tra trên da trước khi sử dụng loại dầu mới.
Ngoài ra, bạn có thể tẩy lông vĩnh viễn bằng laser để giảm thiểu việc cạo/tẩy lông, tránh kích ứng da và cũng là cách chữa viêm nang lông lâu dài. Một số dạng viêm nang lông nặng hơn có thể dẫn đến rụng tóc hoặc để lại sẹo. Hãy gặp bác sĩ nếu bạn dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng như chảy mủ, loét… Còn lại, thông thường viêm nang lông sẽ tự khỏi mà không cần điều trị.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!